Kế hoạch bài dạy minh họa mô đun 4 môn Toán Tiểu Học
Kế hoạch bài dạy minh họa mô đun 4 môn Toán Tiểu Học do Hoatieu.vn sưu tầm là mẫu giáo án bài giảng các thầy cô phải xây dựng và nộp theo chương trình mới để các thầy cô tham khảo phục vụ cho công tác tập huấn module 4. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo và tải về.
Nội dung module 4 đó là: “Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học/THCS/THPT”
Kế hoạch bài dạy minh họa mô đun 4 môn Toán Tiểu Học được Hoatieu.vn sưu tầm được và chia sẻ miễn phí tới các thầy cô nhằm hoàn thiện chương trình tập huấn đạt hiệu quả cao nhất, tiết kiệm nhiều thời gian và công sức.
Xây dựng kế hoạch bài dạy module 4 môn Toán
1. Kế hoạch bài dạy minh họa mô đun 4 môn Toán lớp 5
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Toán – Lớp 5
DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN
HÌNH LẬP PHƯƠNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Nhận biết được hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt.
- Tính được diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương, biết vận dụng được vào thực tiễn.
- Góp phần hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất:
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán.
+ Phẩm chất chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
2. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: Bảng phụ, khối hình lập phương bằng giấy, một số khối hình lập phương có kích thước khác nhau.
- Học sinh: Khối hình lập phương bằng giấy, các vật dụng có dạng khối hình lập phương: khối rubik, hộp quà, viên xúc xắc,...
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV | Hoạt động HS |
1. Hoạt động Mở đầu (5phút) * Trò chơi: Giáo viên cho các đồ vật có các dạng khối hình hộp chữ nhật và khối lập phương vào trong một hộp kín lớn, chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn lên tham gia trò chơi “Chọn đúng”, Nhóm A sẽ chọn nhanh những vật có dạng khối hình hộp chữ nhật, nhóm B chọn những vật có dạng khối hình lập phương, trong thời gian 1 phút đội nào tìm đúng và nhiều đồ vật nhất sẽ thắng. + Yêu cầu học sinh chia sẻ cách phân biệt khối hình lập phương và khối hình hộp chữ nhật? - GV nhận xét kết quả trả lời của HS - Giới thiệu bài - Ghi bảng | - Học sinh chia nhóm và tham gia trò chơi. - Hình lập phương có 6 mặt, đều là hình vuông bằng nhau, có 8 đỉnh, có 12 cạnh - HS nghe - HS ghi vở |
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới(15 phút) * Hình thành công thức thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương * Ví dụ : - GV cho HS quan sát mô hình trực quan về 1 khối hình lập phương và nêu vấn đề: Bạn Nam có một hộp quà hình lập phương có cạnh 5cm, bạn muốn dùng giấy màu xanh để dán vào các mặt xung quanh của hộp quà. Em hãy giúp bạn tính diện tích giấy màu cần dùng để dán kín các mặt xung quanh của hộp quà đó? - GV hướng dẫn để HS nhận biết được hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt có 3 kích thước bằng nhau, để từ đó tự rút ra được quy tắc tính. + Em hãy chỉ ra các mặt của hình lập phương. + Các mặt của hình lập phương có dạng hình gì? + Em hãy chỉ ra các mặt xung quanh của hộp quà hình lập phương? - GV yêu cầu học sinh nêu giải pháp để tính diện tích giấy màu.
- GV đặt vấn đề: Cần phải tìm cách để tính diện tích xung quanh của hình lập phương để giải quyết vấn đề của bài toán. - Học sinh nhận mô hình và tiến hành thảo luận nhóm 4 để tìm ra qui tắt tính diện tích xung quanh hình lập phương. - GV chốt cách tính đúng và yêu cầu nêu qui tắt tính diện tích xung quanh của hình lập phương. + Muốn tính diện tích toàn phần của hình lập phương ta làm thế nào? * Ví dụ: Một hình lập phương có cạnh là 6cm. Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương - GV nêu VD hướng dẫn HS áp dụng quy tắc để tính. + GV nhận xét ,đánh giá.
| - HS quan sát tình huống có vấn đề. - Học sinh xác định. - Các mặt của hộp quà hình lập phương đều là hình vuông bằng nhau. - Học sinh xác định các mặt xung quanh của hộp quà. - Học sinh nêu: Muốn tính diện tích giấy màu cần phải tính diện tích xung quanh của hộp quà, muốn tính diện tích xung quanh của hộp quà ta phải tính diện tích xung quanh của hình lập phương. -Học sinh lắng nghe. - HS quan sát mô hình theo nhóm, báo cáo chia sẻ trước lớp. Dự kiến tình huống: + Nhóm 1: Tính diện tích của từng mặt rồi cộng lại: 5x5 + 5x5 + 5x5 + 5x5 = 100 cm2 + Nhóm 2: vì hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt nên có thể áp dụng công thức tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật để tính cho hình lập phương như sau: Chu vi mặt đáy nhân với chiều cao hay Sxq = 5x4x5= 100 cm2 + Nhóm 3: Diện tích xung quanh của hình lập phương là diện tích của 4 mặt xung quanh, vì hình lập phương có các mặt đều là hình vuông bằng nhau, nên có thể tính diện tích 1mặt rồi nhân với 4 như sau: 5 x 5 x 4 = 100cm2 - Học sinh nêu qui tắt: Muốn tính diện tích xung quanh của hình lập phương ta lấy diện tích một mặt nhân với 4. - Học sinh nêu qui tắt: Muốn tính diện tích xung quanh của hình lập phương ta lấy diện tích một mặt nhân với 6. - Cả lớp làm vào vở, chia sẻ kết quả Bài giải Diện tích xung quanh của hình lập phương đã cho là : (6 x 6) x 4 = 144(cm2) Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là: (6 x 6) x 6 = 216(cm2) Đáp số : 144cm2 216cm2 |
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành(15 phút) Bài 1: HĐ cá nhân - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét, chữa bài. - Yêu cầu HS nêu lại cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương.
Bài 2: HĐ cá nhân - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét
| - HS đọc yêu cầu - Cả lớp làm vở Bài giải Diện tích xung quanh của hình lập phương đó là: (1,5 x 1,5) x 4 = 9 (m2) Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là: (1,5 x 1,5) x 6 = 13,5 (m2) Đáp số: 9(m2) 13,5 m2
- HS đọc yêu cầu - Cả lớp làm vở Bài giải: Diện tích xung quanh của hộp đó là: (2,5 x 2,5) x 4 = 25 (dm2) Hộp đó không có nắp nên diện tích bìa dùng để làm hộp là: (2,5 x 2,5) x 5 = 31,25(dm2) Đáp số: 31,25 dm2 |
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm: (3 phút) - Chia sẻ với mọi người về cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương. - Về nhà tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần một đồ vật có hình lập phương của gia đình em: hộp quà, bể cá, rubik,... - Chuẩn bị bài tiếp theo. | - HS nghe và thực hiện - HS nghe và thực hiện |
II. Các điều chỉnh, bổ sung
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Qua bài học này góp phần phát triển năng lực đặc thù của môn Toán cho học sinh như sau:
- Năng lực tư duy và lập luận toán học: Thông qua các hoạt động trò chơi “chọn đúng vật” học sinh phân tích được sự giống và khác nhau giữa hình hộp chữ nhật và hình lập phương từ đó biết được hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt, hoạt động này góp phần phát triển NL tư duy và lập luận toán học.
- Năng lực mô hình hoá toán học: Qua tình huống có vấn đề, học sinh vận dụng kiến thức đã học (Sxq hình hộp chữ nhật) thiết lập được công thức, qui tắt diện tích xung quanh hình LP, qua đó góp phần PT NL mô hình hóa Toán học.
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Thông qua tình huống có vấn đề trong hoạt động Hình thành kiến thức mới, học sinh nêu được vấn đề của bài toán: Muốn tính diện tích giấy màu xanh của hộp quà thì phải tính được diện tích xung quanh của hình lập phương có cạnh 5cm, qua đó góp phần phát triển NL giải quyết vấn đề toán học.
- Năng lực giao tiếp toán học: Trong quá trình nêu vấn đề, trình bày qui tắt, thảo luận nhóm,..góp phần phát triển NL giao tiếp toán học cho học sinh.
- Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán: Thông qua hoạt động khám phá mô hình để tìm ra cách tính diện tích xung quanh hình lập phương góp phần phát triển NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán.
2. Kế hoạch bài dạy minh họa mô đun 4 môn Toán lớp 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TOÁN
GIẢM ĐI MỘT SỐ LẦN
I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, học sinh:
1. Kiến thức:
- Biết thực hiện giảm một số đi một số lần.
- Biết phân biệt giảm đi một số đơn vị với giảm đi một số lần qua các ví dụ cụ thể.
2. Kĩ năng:
- Biết vận dụng kiến thức vào giải các bài toán về giảm đi 1 số lần.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
4. Phát triển các năng lực toán học:
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm
- Năng lực:
+ Năng lực giải quyết vấn đề toán học: vận dụng kiến thức vào giải các bài toán về giảm đi 1 số lần.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học : phân biệt giảm đi một số đơn vị với giảm đi một số lần qua các ví dụ cụ thể.
+ Năng lực giao tiếp toán học: Nói cho bạn biết về các ví dụ các bài toán về giảm đi 1 số lần.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bông hoa , phiếu HT, bảng phụ
- HS: Bảng con, bộ đồ dùng toán 3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC | PHƯƠNG PHÁP, CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ |
1. Hoạt động khởi động: - GV kết hợp BHT tổ chức trò chơi “Truyền điện”(về các bảng chia đã học) - GV nhận xét – Kết nối bài học | - HS tham gia chơi - HS lắng nghe | -Trực quan - Nêu và giải quyết vấn đề | - PP: Trò chơi. - CC: Câu hỏi. |
2. Hoạt động khám phá: 2.1 Hướng dẫn học sinh cách giảm một số đi nhiều lần. - GV giới thiệu 2 hàng các bông hoa, hướng dẫn HS sắp xếp các bông hoa như hình vẽ rồi hỏi: + Số bông hoa ở hàng trên? + Số bông hoa ở hàng dưới so với hàng trên ? - GV ghi bảng: + Hàng trên: 6 bông hoa + Hàng dưới: 6: 3= 2 (bông hoa) *GVKL: Số bông hoa ở hàng trên giảm 3 lần thì được số bông hoa ở hàng dưới. 2.2 Thực hành trên đoạn thẳng: + Độ dài đoạn thẳng AB? + Đoạn thẳng CD so với đoạn thẳng AB? - GV ghi bảng như SGK: + Độ dài đoạn thẳng AB: 8cm + Độ dài đoạn thẳng CD: 8: 4 = 2 (cm) + Muốn giảm 8 cm đi 4 lần ta làm thế nào? + Muốn giảm một số đi 4 lần ta làm thế nào? + Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào? *GVKL: Muốn giảm một số đi nhiều lần ta chia số đó cho số lần | - HS sắp xếp các và bông hoa trả lời: - 6 bông hoa - Số bông hoa ở hàng trên giảm 3 lần thì có số bông hoa ở hàng dưới - HS lắng nghe - HS nhắc lại - 8 cm - Đoạn thẳng AB giảm 4 lần thì được đoạn thẳng CD. +Ta chia 8 cm cho 4 +Ta chia lấy số đó chia cho 4 + Muốn giảm một số đi nhiều lần ta chia số đó cho số lần - HS nhắc lại | - Hợp tác -Nêu và giải quyết vấn đề | PP: Quan sát CC: Bảng kiểm |
3. Hoạt động luyện tập, thực hành: Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu. - Cho HS nêu cách làm - HS thảo luận nhóm 4 và chia sẻ kết quả trước lớp. - GV nhận xét. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. + Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Cho HS làm bài vào vở nháp, chia sẻ kết quả trước lớp. - Hỏi cách làm ý a) + Trước khi vẽ đoạn thẳng CD, em đã làm gì? + Để tính độ dài đoạn thẳng CD, em làm thế nào? - Hỏi tương tự với ý b) + Vì sao lại lấy 8 – 4? *GV lưu ý HS phân biệt giữa giảm đi số lần và giảm đi 1 số đơn vị: Giảm đi 1 số lần là lấy số đó chia cho số lần, còn giảm đi 1 số đơn vị là lấy số đó trừ đi 1 số đơn vị đó. | - HS nêu yêu cầu bài tập - HS nêu cách làm - HS thảo luận nhóm 4 để thống nhất kết quả, sau đó chia kết kết quả trước lớp - HS nhận xét - HS nêu yêu cầu bài tập - HS phân tích bài toán. - HS làm bài vào vở, đổi kiểm tra chéo. - Chia sẻ kết quả trước lớp. Bài giải Thời gian làm công việc đó bằng máy là: 30: 5 = 6 (giờ) Đáp số: 6 giờ. - HS nhận xét - HS nêu yêu cầu bài tập - HS thực hành làm bài - Chia sẻ kết quả trước lớp (giải thích cách làm) + Tính độ dài của đoạn thẳng CD + Lấy 8: 4 = 2 (cm) + Lấy 8 – 4 = 4 (cm) + Vì giảm đi 4 cm chứ không phải 4 lần. - Lắng nghe | - Thực hành -Hợp tác nhóm - Nêu và giải quyết vấn đề | PP: Vấn đáp, gợi mở CC: câu hỏi, sản phẩm học tập |
4. Hoạt động vận dụng, kiến thức, kỹ năng và thực tiễn: - Yêu cầu HS đếm số bàn trong lớp và giảm đi 3 bàn, 7 bàn. - Nhận xét giờ học. | - HS thực hiện vào bảng con. | - Nêu và giải quyết vấn đề | PP: Quan sát CC:Rubrics |
IV. CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ:
1. Bảng kiểm
Hoạt động rút ra bài học
PC/NL | Chỉ báo / Biểu hiện | Có | Không |
Chăm chỉ | Thao tác trên bảng con đúng theo phép tính từ SGK | ||
Trách nhiệm | Biết tự làm bài của mình, nhắc nhở các bạn kĩ năng tính toán. | ||
Tư duy, lập luận toán học | phân biệt giảm đi một số đơn vị với giảm đi một số lần qua các ví dụ cụ thể. | ||
GQVĐ toán học | vận dụng kiến thức vào giải các bài toán về giảm đi 1 số lần. | ||
NL giao tiếp toán học | Nói cho bạn biết về các ví dụ các bài toán thực tiễn có vận dụng về giảm đi 1 số lần |
2. Thang đo:
(Hoạt động thực hành, luyện tập)
Tiêu chí | Thang đo |
Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào ? Gợi ý muốn giảm một số đi nhiều lần ta chia số đó cho số lần | M1 |
Nêu được tình huống bài toán thực tiễn đơn giản : Mẹ có 40 quả bưởi, sau khi đem bán thì số bưởi giảm đi 5 lần. hỏi mẹ còn lại bao nhiêu quả bưởi? Giải quyết bài toán: 40: 5 = 8 (quả bưởi) | M2 |
Chuyển thành câu chuyện kể. Ví dụ: Nhà Nga vừa thu hoạch bưởi. Sau khi thu hoạch xong được 40 quả bưởi. Mẹ Nga đem bàn thì số quả bưởi giảm đi 5 lần. Hỏi mẹ Nga còn lại bao nhiêu quả bưởi? Giải quyết bài toán: 40: 5 = 8 (quả bưởi) | M3 |
Trên đây là nội dung chi tiết của Kế hoạch bài dạy minh họa mô đun 4 môn Toán Tiểu Học để các thầy cô tham khảo nhằm hoàn thành chương trình tập huấn thường xuyên một cách tốt nhất. Tất cả các tài liệu về giáo viên và học tập được Hoatieu.vn và đăng tải và cập nhập thường xuyên trên trang của chúng tôi. Mời các bạn cùng theo dõi và tải về sử dụng.
Ngoài ra các thầy cô tham khảo thêm các tài liệu về module 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học/THCS/THPT” sau đây:
- Hướng dẫn học tập Mô đun 4 đầy đủ
- Bài thu hoạch Mô đun 4: Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh
- Mẫu kế hoạch bài dạy Mô đun 4
Mời các bạn tham khảo các tài liêu, giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Vịt Cute
- Ngày:
Kế hoạch bài dạy minh họa mô đun 4 môn Toán Tiểu Học
59,5 KB 20/10/2021 11:50:56 SATải Kế hoạch bài dạy minh họa mô đun 4 môn Toán Tiểu Học PDF
145,5 KB 09/06/2021 9:51:07 SA
Gợi ý cho bạn
-
Quy trình dạy học môn Tiếng Việt lớp 3 sách Kết nối
-
Hồ sơ lựa chọn SGK mới lớp 9 môn Hoạt động trải nghiệm
-
Phẩm chất đạo đức cần hình thành cho học sinh THPT được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 là những phẩm chất nào?
-
Ưu nhược điểm của bộ sách Chân trời sáng tạo lớp 9
-
Tài liệu hướng dẫn tổ chức Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ các cấp năm 2024
-
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 8 môn KHTN
-
Mẫu powerpoint họp phụ huynh cuối học kì, cuối năm học 2024
-
Ưu nhược điểm của bộ sách Cánh Diều lớp 9
-
Danh mục SGK mới lớp 8 năm 2024 đủ 3 bộ sách
-
Sách giáo khoa lớp 11 Kết nối tri thức 2023-2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Dành cho giáo viên
Đáp án tập huấn sách giáo khoa mới lớp 8 (3 bộ sách) 2024
Ma trận đặc tả đề thi Khoa học tự nhiên 8 cả năm
Phụ lục 1, 3 Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo file word
Kế hoạch dạy tích hợp lớp 1 bộ sách Cánh Diều (7 môn)
(Chính xác) Đáp án tập huấn môn Giáo dục quốc phòng 12 Kết nối tri thức
Đáp án tự luận module 5 Tiểu học