Góp ý dự thảo thông tư quy định về dạy thêm, học thêm

Tải về

Tải mẫu góp ý dự thảo Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm

Dự thảo Thông tư Quy định về dạy thêm, học thêm hiện đang được Bộ giáo dục triển khai lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của các thầy cô giáo trên cả nước nhằm hoàn thiện các quy định phù hợp với thực tiễn nhất trước khi đi vào thực thi. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu góp ý dự thảo thông tư quy định về dạy thêm, học thêm sẽ giúp thầy cô có thêm góc nhìn về cách thực hiện góp ý dự thảo thông tư quy định về dạy thêm, học thêm.

Nội dung góp ý dự thảo Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm

GÓP Ý DỰ THẢO THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ DẠY THÊM, HỌC THÊM

1. GÓP Ý DỰ THẢO THÔNG TƯ

Điều

Nội dung Dự thảo Thông tư

Ý kiến góp ý, điều chỉnh(*)

Lý do điều chỉnh

CHƯƠNG I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về dạy thêm, học thêm bao gồm: nguyên tắc dạy thêm, học thêm; tổ chức dạy thêm, học thêm; trách nhiệm quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm.

Nhất trí

2. Thông tư này áp dụng đối với người dạy thêm, người học thêm; tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm và tổ chức, cá nhân có liên quan.

Nhất trí

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Dạy thêm, học thêm là hoạt động dạy học nội dung chương trình môn học, hoạt động giáo dục (sau đây gọi chung là môn học) trong chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (sau đây gọi chung là chương trình) nhưng ngoài thời lượng quy định của chương trình, có thu thêm tiền ngoài học phí của học sinh, học viên (sau đây gọi chung là học sinh).

Nhất trí

2. Dạy thêm, học thêm trong nhà trường là hoạt động dạy thêm, học thêm do cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên thực hiện chương trình (sau đây gọi chung là nhà trường) tổ chức thực hiện.

Nhất trí

3. Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường là hoạt động dạy thêm, học thêm không do nhà trường tổ chức thực hiện.

Nhất trí

Điều 3. Nguyên tắc dạy thêm, học thêm

1. Dạy thêm, học thêm chỉ được tổ chức khi học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được cha mẹ hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) đồng ý. Tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh học thêm.

Nhất trí

2. Nội dung dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; không trái với quy định của pháp luật Việt Nam, không mang định kiến về sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, địa vị xã hội, thuần phong mỹ tục và truyền thống của Việt Nam.

Nhất trí

3. Thời lượng, thời gian và địa điểm dạy thêm, học thêm phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, bảo đảm sức khoẻ của học sinh, tuân thủ quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường tại khu vực có lớp dạy thêm, học thêm.

Nhất trí

4. Không cắt giảm nội dung chương trình môn học trong kế hoạch giáo dục của nhà trường để đưa vào dạy thêm, học thêm; không dạy thêm trước các nội dung so với phân phối chương trình môn học trong kế hoạch giáo dục của nhà trường; không sử dụng những ví dụ, câu hỏi, bài tập đã dạy thêm, học thêm để kiểm tra, đánh giá học sinh.

Nhất trí

5. Không tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường đối với các nhà trường đã tổ chức dạy học 02 (hai) buổi/ngày.

Nhất trí

CHƯƠNG II. TỔ CHỨC DẠY THÊM, HỌC THÊM

Điều 4. Tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường

1. Tổ chuyên môn tổ chức họp để thống nhất đề xuất với người đứng đầu nhà trường (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng) việc dạy thêm, học thêm đối với các môn học do tổ chuyên môn đảm nhận. Đối với các môn học có đề xuất việc dạy thêm, học thêm thì phải trình bày rõ lý do, mục tiêu, nội dung, thời lượng đề xuất dạy thêm, học thêm và danh sách giáo viên đăng ký dạy thêm theo môn học ở mỗi khối lớp. Việc đề xuất dạy thêm, học thêm của tổ chuyên môn được lập thành biên bản, có chữ ký của tổ trưởng và thư ký là một giáo viên được bầu trong cuộc họp.

Nhất trí

2. Hiệu trưởng căn cứ đề xuất của các tổ chuyên môn tổ chức cuộc họp với thành phần gồm lãnh đạo nhà trường, tổ trưởng tổ chuyên môn, đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường để thống nhất việc tổ chức dạy thêm, học thêm môn học nào, ở khối lớp nào, bảo đảm thiết thực, công bằng, minh bạch, vì quyền lợi học sinh. Tổng thời lượng dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục theo kế hoạch giáo dục của nhà trường và dạy thêm, học thêm không quá 35 tiết/tuần đối với cấp tiểu học, không quá 42 tiết/tuần đối với cấp trung học cơ sở, không quá 48 tiết/tuần đối với cấp trung học phổ thông.

Tổng thời lượng dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục theo kế hoạch giáo dục của nhà trường và dạy thêm, học thêm đối với cấp trung học cơ sở không quá 48 tiết/tuần.

Định mức của giáo viên dạy bậc THCS hiện tại là 19 tiết/ tuần. Của GV THPT là 17 tiết. Nhu cầu học thêm của 2 cấp học là gần như nhau. Do vậy cần điều chỉnh cho bằng nhau nhau là 48 tiết/tuần.

3. Nhà trường công khai việc tổ chức dạy thêm, học thêm về mục tiêu, nội dung, thời lượng, mức thu tiền học thêm và danh sách giáo viên dạy thêm theo môn học, ở mỗi khối lớp để học sinh có nguyện vọng học thêm tự nguyện đăng ký học thêm.

Nhất trí

4. Hiệu trưởng căn cứ nguyện vọng của học sinh xây dựng kế hoạch tổ chức dạy thêm, học thêm (xếp lớp, phân công giáo viên, xếp thời khóa biểu theo từng môn học ở mỗi khối lớp); báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp trước khi tổ chức dạy thêm, học thêm. Kế hoạch tổ chức dạy thêm, học thêm của nhà trường được công khai trên trang thông tin điện tử của nhà trường và thông báo cho cha mẹ học sinh.

Nhất trí

Điều 5. Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường

1. Tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường (sau đây gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện các yêu cầu sau:

a) Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

b) Công khai các môn học được tổ chức dạy thêm, học thêm; thời lượng dạy thêm của từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách giáo viên dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm.

Nhất trí

2. Giáo viên (bao gồm Phó Hiệu trưởng hoặc cấp phó của người đứng đầu) đang làm việc và hưởng lương từ quỹ lương của cơ sở giáo dục phổ thông hoặc cơ sở giáo dục thường xuyên công lập tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải thực hiện các yêu cầu sau:

a) Báo cáo Hiệu trưởng về môn học, địa điểm, thời gian tham gia dạy thêm và cam kết với Hiệu trưởng hoàn thành nhiệm vụ được giao, không vi phạm quy định tại Điều 3 Thông tư này.

b) Trường hợp trong lớp dạy thêm ngoài nhà trường của giáo viên có học sinh của lớp mà giáo viên đang trực tiếp dạy học trong nhà trường thì phải báo cáo, lập danh sách các học sinh đó (họ và tên học sinh; lớp đang học trong nhà trường) gửi Hiệu trưởng và cam kết không dùng bất kỳ hình thức nào ép buộc học sinh học thêm.

Nhất trí

3. Hiệu trưởng tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo và được sự đồng ý của Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp tiểu học và trung học cơ sở), Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông).

Nhất trí

Điều 6. Thu và quản lý tiền học thêm

1. Mức thu tiền học thêm trong nhà trường được thực hiện theo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở đề xuất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định.

Nhất trí

2. Mức thu tiền học thêm ngoài nhà trường do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh, học sinh với cơ sở dạy thêm và phải được công khai trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm.

Nhất trí

3. Việc quản lý, sử dụng tiền học thêm thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính, kế toán, thuế và các quy định khác có liên quan.

Nhất trí

Chương III. TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY THÊM, HỌC THÊM

Điều 7. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành nghị quyết quy định về mức thu tiền học thêm trong nhà trường.

Nhất trí

2. Chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan tổ chức, quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn.

Nhất trí

3. Hướng dẫn, phê duyệt theo thẩm quyền đăng ký kinh doanh hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường của các tổ chức hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật.

Nhất trí

4. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo quy định.

Nhất trí

Điều 8. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo

1. Chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quy định tại Điều 7 Thông tư này.

Nhất trí

2. Tổ chức thực hiện và chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý tổ chức và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo quy định.

Nhất trí

3. Thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường thuộc phạm vi quản lý. Chủ trì tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra về hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường. Xử lý vi phạm, hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định.

Nhất trí

Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan tổ chức, quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn.

Nhất trí

2. Hướng dẫn, phê duyệt theo thẩm quyền đăng ký kinh doanh hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường của các tổ chức hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật.

Nhất trí

3. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo quy định.

Nhất trí

Điều 10. Trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo

1. Chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quy định tại Điều 9 Thông tư này.

Nhất trí

2. Tổ chức thực hiện và chỉ đạo các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý tổ chức và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo quy định.

Nhất trí

3. Kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường thuộc phạm vi quản lý. Chủ trì tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra về hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường. Xử lý vi phạm, hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định.

Nhất trí

Điều 11. Trách nhiệm của Hiệu trưởng

1. Tổ chức việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.

Nhất trí

2. Quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường của giáo viên theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này; thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này (nếu có); phối hợp theo dõi, thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường.

Nhất trí

3. Chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý về chất lượng dạy thêm, học thêm; việc quản lý, sử dụng tiền học thêm trong nhà trường theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 6 Thông tư này.

Nhất trí

4. Kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm.

Nhất trí

5. Hiệu trưởng tham gia dạy thêm (nếu có) là người được đánh giá, xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ và đạt kết quả đánh giá chuẩn hiệu trưởng ở mức tốt của năm học kề trước.

Nhất trí

Điều 12. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tổ chức kinh doanh hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường

1. Thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm tại Thông tư này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

Nhất trí

2. Quản lý và bảo đảm chất lượng dạy thêm, học thêm và quyền lợi của học sinh học thêm, người dạy thêm; quản lý, sử dụng tiền học thêm theo quy định.

Nhất trí

3. Quản lý, lưu giữ và xuất trình khi được thanh tra, kiểm tra hồ sơ dạy thêm, học thêm bao gồm: danh mục các môn học được tổ chức dạy thêm, học thêm; thời lượng dạy thêm của từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm; hồ sơ tài chính theo quy định.

Nhất trí

4. Báo cáo, giải trình về việc thực hiện quy định tại Thông tư này và các quy đinh của pháp luật có liên quan với các cơ quan chức năng khi được yêu cầu.

Nhất trí

Điều 13. Thanh tra, kiểm tra

Hoạt động dạy thêm, học thêm chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý giáo dục các cấp, của các cơ quan thanh tra nhà nước, thanh tra chuyên ngành có liên quan của chính quyền các cấp.

Nhất trí

Điều 14. Xử lý vi phạm

1. Nhà trường, cơ sở dạy thêm, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành của pháp luật.

Nhất trí

2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm, tùy vào tính chất, mức độ hành vi vi phạm thì bị xử lý theo quy định.

Nhất trí

CHƯƠNG IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 15. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2024.

Nhất trí

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm.

Nhất trí

Điều 16. Trách nhiệm thi hành

Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nhất trí

(*): Trường hợp nhất trí với nội dung Dự thảo, không có ý kiến điều chỉnh, đề nghị điền nội dung “Nhất trí”.

2. Ý KIẾN KHÁC

………………………………………………………………………………………………

...., ngày tháng 8 năm 2024

HIỆU TRƯỞNG

Điểm mới đáng chú ý của dự thảo Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm

Hướng tới quy định việc tổ chức dạy thêm, học thêm một cách công khai, minh bạch

PGS.TS Nguyễn Xuân Thành cho biết, với dạy thêm, học thêm trong nhà trường, quy định trước đây nêu cụ thể những trường hợp không được dạy thêm, học thêm. Với dự thảo lần này, Bộ GD&ĐT nhận thấy không cần thiết đưa vào nữa, hoặc phải điều chỉnh để đảm bảo sự công bằng, phù hợp.

Ví dụ, ở cấp tiểu học, dự thảo đã nêu nguyên tắc: “Đối với những trường đã tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thì không tổ chức dạy thêm, học thêm”. Hiện nay, Chương trình GDPT 2018 đang thiết kế bắt buộc tiểu học dạy học 2 buổi/ngày đương nhiên không dạy thêm, học thêm trong trường. Như vậy, đảm bảo sự công bằng giữa tiểu học và THCS, THPT.

Điều thứ hai, qua thời gian dài theo dõi việc tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường, tôi thấy có một vấn đề nữa cần giải quyết, đó là: bản thân việc tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường cũng có tình trạng không mạch lạc, thậm chí gây ra sự phân biệt giữa “môn chính, môn phụ”, giữa giáo viên này với giáo viên kia…

Vì vậy, việc quản lý dạy thêm, học thêm trong nhà trường mà dự thảo đang xin ý kiến đã hướng tới quy định việc tổ chức dạy thêm, học thêm một cách công khai, minh bạch để khi có ý kiến thắc mắc, khi có thanh kiểm tra thì mọi thứ đều phải có giấy tờ xác minh.

Cụ thể, với dạy thêm, học thêm trong nhà trường, dự thảo quy định rõ phải bắt đầu từ đề xuất của tổ chuyên môn: Muốn dạy thêm môn nào, lý do vì sao phải dạy thêm? Mục tiêu dạy thêm là gì? Để đạt mục tiêu đó thì nội dung dạy thêm là gì, thời lượng là bao nhiêu? Danh sách cụ thể giáo viên đăng ký dạy thêm?

Hiệu trưởng căn cứ đề xuất của các tổ chuyên môn tổ chức cuộc họp với thành phần gồm lãnh đạo nhà trường, tổ trưởng tổ chuyên môn, đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường để thống nhất việc tổ chức dạy thêm, học thêm môn học nào, ở khối lớp nào, bảo đảm thiết thực, công bằng, minh bạch, vì quyền lợi học sinh. Tổng thời lượng dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục theo kế hoạch giáo dục của nhà trường và dạy thêm, học thêm không quá 35 tiết/tuần đối với cấp tiểu học, không quá 42 tiết/tuần đối với cấp THCS, không quá 48 tiết/tuần đối với cấp THPT.

Quy định về số tiết/tuần như trên đã được thực hiện từ năm 2010 theo Công văn số 7291/BGDĐT-GDTrH ngày 1/11/2010 hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày đối với các trường trung học. Cụ thể, những trường dạy học 2 buổi/ngày, đối với cấp THCS, buổi sáng dạy không quá 4 tiết, buổi chiều không quá 3 tiết, mỗi tuần học không quá 6 ngày; đối với cấp THPT, buổi sáng dạy không quá 5 tiết, buổi chiều không quá 3 tiết, mỗi tuần học không quá 6 ngày. Tổng thời lượng dạy học trong nhà trường, tính cả dạy thêm, học thêm trong dự thảo cũng không được vượt quá số tiết tại quy định này.

Tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường (cơ sở dạy thêm) phải làm hai việc

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, đối với dạy học thêm ngoài nhà trường, tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường (cơ sở dạy thêm) phải làm hai việc. Trước hết là phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật (đây không phải quy định của Bộ GD&ĐT mà là quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh).

Thứ hai, cơ sở dạy thêm phải công khai các môn học được tổ chức dạy thêm, học thêm; thời lượng dạy thêm của từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách giáo viên dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm. Việc công khai là để toàn dân cùng giám sát.

Quy định giáo viên trường công lập không được “tổ chức” dạy thêm, học thêm vẫn giữ nguyên, đúng với quy định chung về việc viên chức thì không được tổ chức kinh doanh; nhưng thầy cô vẫn được “tham gia” dạy thêm.

Tuy nhiên, nếu giáo viên tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải làm hai việc:

Thứ nhất, phải báo cáo Hiệu trưởng về môn học, địa điểm, thời gian tham gia dạy thêm và cam kết với Hiệu trưởng hoàn thành nhiệm vụ được giao, không vi phạm quy định về các nguyên tắc dạy thêm, học thêm.

Thứ hai, trường hợp trong lớp dạy thêm ngoài nhà trường của giáo viên có học sinh của lớp mà giáo viên đang trực tiếp dạy học trong nhà trường thì giáo viên phải báo cáo, lập danh sách các học sinh đó (họ và tên học sinh; lớp đang học trong nhà trường) gửi Hiệu trưởng và cam kết không dùng bất kỳ hình thức nào ép buộc học sinh học thêm.

Những báo cáo này để Hiệu trưởng nhà trường có thông tin và lưu hồ sơ, trường hợp giáo viên vi phạm sẽ có minh chứng xử lý.

"Quy định này cũng giống như quy định không được vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông. Nhưng để kiểm soát việc này không thể là Bộ trưởng Bộ Giao thông mà phải là cảnh sát giao thông.

Với ngành Giáo dục, các cơ quan quản lý giáo dục ở các địa phương thực chất phải đóng vai trò người giám sát, quản lý, bắt đầu từ trường, đến phòng GD&ĐT, sở GD&ĐT. Nếu có vi phạm do nhà trường phát hiện, hoặc phản ánh từ nhân dân thì sẽ có minh chứng phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; bảo đảm giảm thiểu các tiêu cực trong dạy thêm, học thêm". PGS.TS Nguyễn Xuân Thành chia sẻ.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 357
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm