Giáo án STEM Toán lớp 7: Thước chữ T

Kế hoạch bài dạy STEM Toán lớp 7

Giáo án STEM Toán lớp 7: Thước chữ T được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là sản phẩm STEM môn Toán THCS giúp các em tư duy sáng tạo, ứng dụng những kiến thức đã học ở các môn Toán, khoa học, công nghệ vào thực hành. Sau đây là nội dung chi tiết mẫu kế hoạch bài dạy STEM môn Toán lớp 7 sẽ giúp các thầy cô giáo có thêm tài liệu tham khảo khi thiết kế sản phẩm STEM Toán 7.

Giáo án STEM môn Toán lớp7

CHỦ ĐỀ DẠY HỌC STEM. MÔN TOÁN

1. TÊN CHỦ ĐỀ: THƯỚC CHỮ T

(Số tiết: 03 – Lớp 7)

2. MÔ TẢ CHỦ ĐỀ

Học sinh tìm hiểu và vận dụng kiến thức về Tổng 3 góc của một tam giác (Bài 1, Hình học 7, chương 2, tập 1) để thiết kế và chế tạo chiếc thước chữ T. Sau khi hoàn thành, học sinh sẽ được thử nghiệm đo độ dốc của sườn núi, bờ đê, độ xiên của mái nhà … và tiến hành đánh giá chất lượng sản phẩm.

3. MỤC TIÊU

a. Kiến thức:

Vận dụng được các kiến thức về Tổng ba góc của 1 tam giác tạo ra thước chữ T để đo góc nghiêng với tiêu chí cụ thể;

b. Kĩ năng:

- Tính toán, vẽ được bản thiết kế thước chữ T đảm bảo các tiêu chí đề ra;

- Lập kế hoạch cá nhân/nhóm để chế tạo và thử nghiệm dựa trên bản thiết kế;

- Trình bày, bảo vệ được bản thiết kế và sản phẩm của mình, phản biện được các ý kiến thảo luận;

- Tự nhận xét, đánh giá được quá trình làm việc cá nhân và nhóm.

c. Phẩm chất:

- Nghiêm túc, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học;

- Yêu thích sự khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức học được vào giải quyết nhiệm vụ được giao;

- Có tinh thần trách nhiệm, hòa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp;

- Có ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật và giữ gìn vệ sinh chung khi thực nghiệm.

d. Năng lực:

- Tìm hiểu các kiến thức Toán học, cụ thể về các ứng dụng của Toán học trong đời sống;

- Giải quyết được nhiệm vụ thiết kế và chế tạo sản phẩm một cách sáng tạo;

- Hợp tác với các thành viên trong nhóm để thống nhất bản thiết kế và phân công thực hiện;

- Tự nghiên cứu kiến thức, lên kế hoạch thiết kế, chế tạo, thử nghiệm và đánh giá.

4. THIẾT BỊ

- Các thiết bị dạy học: giấy A0, mẫu bản kế hoạch, …

- Nguyên vật liệu và dụng cụ để chế tạo và thử nghiệm “Thước chữ T”:

● Các thanh gỗ, thanh tre, thước đo góc, miếng xốp;

● Vít, dao, tuốc vít;

● Keo dính, keo nến, dây, vật ặng;

● Thước kẻ, bút;

5. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 1: Triển khai các hoạt động 1, 2, 3 (45 phút)

Hoạt động chính

Thời lượng

Hoạt động 1: Xác định vấn đề

Tiết 1- 45 phút

Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp.

Hoạt động 3: Lựa chọn giải pháp.

Hoạt động 4: Chế tạo mẩu, thử nghiệm và đánh giá.

T iết 2 1 tuần (HS tự làm ở nhà theo nhóm).

Hoạt động 5: Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh.

Tiết 3- 45 phút

Hoạt động 1. XÁC ĐỊNH YÊU CẦU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO THƯỚC CHỮ T

a. Mục đích của hoạt động

- Học sinh nắm vững yêu cầu "Thiết kế và chế tạo thước chữ T” bằng vật liệu thông thường như thanh gỗ, thanh tre, xốp (do giáo viên cung cấp) theo các tiêu chí: Đo được bất kỳ độ nghiêng, độ dốc nào, bất kỳ địa hình nào, dễ sử dụng, có được kết quả đo nhanh chóng.

- Học sinh hiểu rõ yêu cầu vận dụng kiến thức về tổng 3 góc của 1 tam giác để thiết kế và thuyết minh thiết kế trước khi sử dụng nguyên vật liệu, dụng cụ cho trước để chế tạo và thử nghiệm.

b. Nội dung hoạt động

- Tìm hiểu về độ dốc của núi, của bờ đê, độ xiên của mái nhà để xác định cách sử dụng kiến thức về Tổng 3 góc của một tam giác được ứng dụng trong chế dụng cụ đo.

- Xác định nhiệm vụ chế tạo dụng cụ đo Thước chữ T bằng vật liệu đơn giản với các tiêu chí:

● Đo được bất kỳ độ nghiêng, độ dốc, độ xiên của bất kỳ vật thể nào đó

● Có tính ổn định cao khi sử dụng, dễ lắp rắp, dễ sử dụng, tiện lợi

● Dễ dàng lấy được kết quả đo.

c. Sản phẩm học tập của học sinh

- Mô tả và giải thích được cách đo;
- Xác định được kiến thức cần sử dụng để thiết kế, chế tạo thước theo các tiêu chí đã cho.

d. Cách thức tổ chức

- Giáo viên giao cho học sinh tìm hiểu về độ dốc của sườn núi, sườn đê,… Với dụng cụ đo góc thông thường thì không đo được độ dốc sườn núi bờ đê nhưng khi vận dụng kiến thức tổng ba góc của một tam giác thì thì có thể thiết kế một thiết bị đo và thực hiện đo một cách dễ dàng.

......................

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 2.099
0 Bình luận
Sắp xếp theo