Giáo án STEM Khoa học tự nhiên 6 năm học 2024-2025

HoaTieu.vn xin giới thiệu Giáo án STEM Khoa học tự nhiên (KHTN) 6 hay còn gọi là Kế hoạch bài dạy STEM KHTN 6 lồng ghép, tích hợp các môn học Vật lý, Hóa, Sinh, Toán, Công nghệ, Mĩ thuật dùng chung cho các bộ sách mới Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh Diều.

Giáo án chủ đề STEM Khoa học tự nhiên 6 với nội dung đa dạng, gợi ý các Sản phẩm STEM KHTN 6 có tính ứng dụng cao, giúp giáo viên biên soạn giáo án, KHBD STEM Khoa học tự nhiên 6 hay, thiết thực, mang đến những bài giảng lý thú cho học sinh của mình. Mời các bạn tham khảo và tải về Giáo án STEM KHTN 6 chương trình mới file word tại bài viết này.

Nội dung Giáo án chủ đề STEM KHTN 6
Nội dung Giáo án chủ đề STEM KHTN 6

1. Giáo án STEM Vật lý 6

Giáo án STEM KHTN 6: Mô hình cửa đóng tự động

BÀI GIẢNG CHỦ ĐỀ GIÁO DỤC STEM

Tên chủ đề: MÔ HÌNH CỬA ĐÓNG TỰ ĐỘNG

Lĩnh vực: Vật lý và kỹ thuật lắp ráp, kỹ thuật điện

I. PHẦN TỔNG QUAN:

1. Thông tin về giáo viên:

Giáo viên biên soạn: Thầy.............– GV Toán Lý trường TH&THCS xã ................

Định hướng: Cô .............. – Tổ trưởng CM tổ KHTN trường TH&THCS xã ................

2. Phân tích chủ đề STEM: MÔ HÌNH CỬA ĐÓNG TỰ ĐỘNG

Học sinh tìm hiểu và vận dụng kiến thức Vật lý về Lực đàn hồi (Bài 9 – Vật lí 6); Những tính toán cơ bản về đo chiều dài, kĩ năng vẽ hình trong môn Toán 6; Lắp ráp mô hình kĩ thuật (Kĩ thuật lớp 5), để thiết kế và chế tạo mô hình cửa đóng tự động với những tiêu chí cụ thể. Sau khi hoàn thành, học sinh sẽ được thử nghiệm lắp đặt vào mô hình cửa để vận hành thử và tiến hành đánh giá chất lượng sản phẩm.

3. Mức độ của chủ đề:

- Một phần bài 9 Lực đàn hồi - Vật lý 6

- Chủ đề ở mức độ hẹp: Học sinh vận dụng được kiến thức Vật lý về Lực đàn hồi (Bài 9– Vật lí 6); Những tính toán cơ bản về đo chiều dài, kĩ năng vẽ hình trong môn Toán 6; Lắp ráp mô hình kĩ thuật (Kĩ thuật lớp 5).

4. Thời lượng:

- Số buổi: 2 buổi

- Số tiết cần thực hiện: 3 tiết

- Thời lượng hoạt động trên lớp: 135 phút ( 1 tiết ở buổi 1 và 2 tiết ở 2 buổi học)

- Thời lượng hoạt động ngoài lớp: 1 tuần HS tự nghiên cứu ở nhà lý thuyết môn Vật lý về lực đàn hồi, vẽ bản thiết kế mô hình.

5. Địa điểm: Phòng học lớp 6B, trường TH&THCS xã ................

6. Mục tiêu cần đạt được:
a. Kiến thức, Kĩ năng:
– Vận dụng được các kiến thức về lực đàn hồi để chế tạo được mô hình cửa đóng tự động theo yêu cầu, tiêu chí cụ thể; Xem video, tóm lượt được nội dung.

– Vận dụng kiến về lực đàn hồi, ứng dụng của nó trong đời sống hàng ngày một cách sáng tạo để giải quyết các vấn đề tương tự.

– Tính toán, vẽ được bản thiết kế mô hình cửa đóng tự động đảm bảo các tiêu chí đề ra;

– Lập kế hoạch cá nhân/nhóm để chế tạo và thử nghiệm dựa trên bản thiết kế;

– Trình bày, bảo vệ được bản thiết kế và sản phẩm của mình, phản biện được các ý kiến thảo luận;

– Tự nhận xét, đánh giá được quá trình làm việc cá nhân và nhóm.

b. Phát triển phẩm chất:
– Nghiêm túc, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học;

– Yêu thích sự khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức học được vào giải quyết nhiệm vụ được giao;

– Có tinh thần trách nhiệm, hòa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp;

– Có ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật và giữ gìn vệ sinh chung khi
thực nghiệm.

c. Định hướng phát triển năng lực:
– Tìm hiểu khoa học, cụ thể về các ứng dụng của lực đàn hồi;

– Giải quyết được nhiệm vụ thiết kế và chế tạo mô hình một cách sáng tạo;

– Hợp tác với các thành viên trong nhóm để thống nhất bản thiết kế và phân công thực hiện;

– Tự nghiên cứu kiến thức, lên kế hoạch thiết kế, chế tạo, thử nghiệm và đánh giá.

Năng lực khoa học (S): Vận dụng kiến thức lực đàn hồi để chế tạo mô hình đóng cửa tự động

Năng lực công nghệ (T): Sử dụng được các thiết bị như tua vít, kìm, kéo,…. để lắp ráp mô hình. Nêu được công dụng của các vật liệu như: Lò xo, bản lề cửa.

Năng lực kỹ thuật (E): Thiết kế được bản vẽ kĩ thuật. Lắp và vận hành được mô hình đóng của tự động.

Năng lực toán học (M): Tính toán số vòng cuốn lò xo, chiều dài thích hợp của lò xo để có lực đàn hồi tốt. Tính toán vị trí lắp bản lề so với cửa để có độ biến dạng của lò xo

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên

a. Phương tiện dạy học

- 02 bộ dụng cụ, và 2 mô hình cửa gỗ;

- Tài liệu hướng dẫn;

- Phiếu học tập.

b. Phương pháp dạy học: Làm việc nhóm
c. Thiết bị
– Các thiết bị dạy học: giấy A3, bút mầu, mẫu bản kế hoạch, …

– Nguyên vật liệu và dụng cụ để chế tạo và thử nghiệm “Mô hình cửa đóng tự động”:

+ Bản lề cửa; ốc vít, thanh thép

+ Kìm, kéo cắt sắt thép;

+ Lò xo tự làm bằng đoạn dây thép;

+ Thước kẻ, bút vẽ;

+ Mô hình cửa thu nhỏ làm bằng gỗ

2. Chuẩn bị của học sinh
Tìm hiểu về lực đàn hồi, ứng dụng của lò xo trong đời số thực tế

III. GIÁO ÁN

BUỔI HỌC SỐ 1: 1 tiết

Hoạt động 1. XÁC ĐỊNH YÊU CẦU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO

MÔ HÌNH CỬA ĐÓNG TỰ ĐỘNG (20 phút)

..................

Giáo án STEM KHTN 6: Cầu bập bênh

BẬP BÊNH VÀ MÔ HÌNH BẬP BÊNH

Thời lượng: 90 phút Lĩnh vực: Hình học - Vật lí và kỹ thuật lắp ráp

I/ Mục tiêu

1.1. Kiến thức

- Trình bày được điều kiện cân bằng của vật có mặt chân đế.

- Trình bày được cấu tạo và mô tả được hoạt động, giải thích hoạt động của bập bênh.

1.2. Kỹ năng

- Đọc và tìm được thông tin về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của bập bênh.

- Lắp ráp và vận hành được mô hình bập bênh theo kế hoạch.

- Thuyết trình được về mô hình bập bênh.

- Thiết kế được poster giới thiệu về bập bênh và bộ kit bập bênh.

- Phối hợp làm việc nhóm, hoàn thành được nhiệm vụ đúng thời gian quy định.

1.3. Thái độ

- Tích cực tham gia hoạt động nhóm, các hoạt động lắp ráp mô hình bập bênh.

- Nghiêm túc, tuân thủ các quy tắc an toàn trong thực hành lắp ráp sản phẩm.

- Tuân thủ nội quy của phương thức STEM.

2/ Chuẩn bị

2.1. Chuẩn bị của giáo viên

2.1.1. Phương tiện dạy học

- Hình ảnh nguồn các mô hình cầu bập bênh từ nhiều kiểu dáng, vật liệu khác nhau

- Phiếu giao việc các nhóm.

- Tài liệu chủ đề, có tích hợp phiếu học tập.

2.1.2. Phương pháp dạy học Làm việc nhóm

2.2. Chuẩn bị của học sinh

- Tìm hiểu an toàn trong sử dụng các thiết bị.

- 1 bộ màu, bút chì, tẩy và giấy A3, một số vật nặng.

2.2. Địa điểm học

- Phòng học lớp 6A5.

- Học sinh thực hiện môt số công tác chuẩn bị tại nhà.

II/ Tổ chức hoạt động dạy học

...................

2. Giáo án STEM môn Sinh học 6

STEM KHTN 6: Sốt Mayonnaise (Word, Powerpoint)

Giáo án STEM KHTN 6 Sốt Mayonnaise file Word:

CHỦ ĐỀ STEM: XỐT MAYONNAISE

Môn KHTN 6 ( 2 tiết)

I. Tên chủ đề: XỐT MAYONNAISE

II. Mục tiêu

1. Kiến thức: HS vận dụng kiến thức đã học của các môn khoa học tự nhiên, công nghệ, tin học, toán, mỹ thuật để làm ra sản phẩm xốt Mayonnaise cụ thể:

+ Môn Hóa: Kiến thức về hỗn hợp, nhũ tương.

+ Môn Toán: Tính toán tỷ lệ các nguyên liệu, kinh phí.

+ Môn Sinh: Vai trò các chất dinh dưỡng.

+ Môn Công nghệ: Lựa chọn nguyên liệu, thiết kế quy trình chế biến.

+ Môn Tin: Sử dụng internet khai thác thông tin, trình bày báo cáo.

+ Môn Mỹ thuật: Trang trí, trình bày sản phẩm, trang trí báo cáo

2. Kỹ năng

+ Thu thập thông tín.

+ Tính toán

+ Làm việc nhóm, báo cáo, chia sẻ

+ Thiết kế quy trình làm sản phẩm

3. Phát triển phẩm chất (thái độ):

+ Chăm học, tự học tìm hiểu kiến thức liên quan đến chất tinh khiết, hỗn hợp, nhũ tương.

+ Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và hoàn thành nhiệm vụ tiến hành làm xốt Mayonnaise.

+ Cẩn thận trong thực hành

+ Trung thực trong báo cáo.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

- Năng lực tính toán.

- Năng lực thực hành

- Năng lực quan sát, sử dụng thí nghiệm an toàn.

- Năng lực xử lý thông tin liên quan đến thí nghiệm

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

III. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Phiếu đánh giá, máy chiếu.

2. Học sinh

- Dụng cụ: Dụng cụ đánh trứng bằng tay, cốc, thìa, muôi thủng, đũa, đĩa

- Nguyên liệu: Trứng gà, giấm gạo, chanh (có thể có quả không dùng được), đường, cà chua, khoai tây đã luộc chín, dầu ăn (Hoặc dầu oliu), sữa, muối... một đĩa rau và quả, bánh mì.

IV. Tiến trình dạy học

Hoạt động 1: Xác định vấn đề (yêu cầu thiết kế, chế tạo)

* Mục đích: Định hướng và đặt vấn đề.

* Tổ chức thực hiện.

- GV cho HS dùng thử Salad

Câu hỏi: Dùng Salad ngon hơn nếu được dùng thêm với sản phẩm gì?

HS: Xốt Mayonnaise

=> GV dẫn dắt để định hướng HS vào sản phẩm.

- Vậy với nguyên liệu ở gia đình em làm xốt Mayonnaise đảm bảo tiêu trí nào nguyên liệu, tiến trình, chất lượng?

- GV yêu cầu HS đưa ra các tiêu chí đánh giá sản phẩm.

-HS đưa ra ý kiến kiến

-GV chiếu:

Tiêu chí đánh giá sản phẩm

XỐT MAYONNAISE
Điểm
1. Cách làm đơn giản, đúng quy trình xây dựng
2
2. Chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm.
4
3. Trình bày hấp dẫn, vệ sinh sạch sau khi làm sản phẩm.
2
4. Thuyết trình rõ ràng, khoa học.
2

Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp thiết kế.

*Mục đích: Biết sử dụng các kiến thức về hỗn hợp, nhũ tương để định hướng lựa chọn và thiết kế sản phẩm.

* Nội dung: GV gợi mở để HS nêu được kiến thức nền HS vận dụng trong chủ đề

* Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi về kiến thức hóa học, sinh học,..

Câu hỏi:

1. Để làm xốt Mayonnaise em sử dụng kiến thức hóa học ?

2. Ngoài ra để làm ra sản phẩm còn phải sử dụng kiến thức môn học nào khác nữa? Sử dụng kiến thức đó như thế nào?

*Dự kiến sản phẩm:

1. Môn hóa: Khái niệm của nhũ tương:.....

2. Các môn toán, công nghệ, mỹ thuật, tin, sinh học.

+ Môn toán: Tính toán tỷ lệ các nguyên liệu, kinh phí.

+ Môn sinh: Vai trò các chất dinh dưỡng.

+ Môn công nghệ: Lựa chọn nguyên liệu, thiết kế quy trình chế biến.

+ Môn tin: Sử dụng internet khai thác thông tin, trình bày báo cáo.

+ Môn Mỹ thuật: Trang trí, trình bày sản phẩm, trang trí báo cáo

-GV có thể cung cấp thêm các kiến thức mở rộng, nâng cao về lực ma sát môn vật lý trong kỹ thật đánh trứng.

ð GV dẫn dắt chuyển HĐ.

Hoạt động 3: Trình bày và thảo luận phương án thiết kế.

* Mục đích: HS thiết kế được phương án cách thức tạo ra sản phẩm.

* Nội dung:

GV tổ chức cho HS thực hiện đề xuất, lựa chọn nguyên liệu và xây dựng phương án thực hiện làm xốt, những lưu ý khi thực hiện.

* Tổ chức thực hiện.

...................

Giáo án STEM KHTN 6: Sốt Mayonnaise file Powerpoint:

Giáo án STEM KHTN 6

Xem tiếp giáo án word và ppt tại file tải về.

STEM KHTN 6: Sự kì diệu của thực vật

I. TÊN CHỦ ĐỀ: SỰ KÌ DIỆU CỦA THỰC VẬT

II. MÔ TẢ CHỦ ĐỀ

1. Sản phẩm

- Biết được các bước chuẩn bị, thiết kế, thực hành làm một số đồ chơi, đồ dùng từ các cơ quan của thực vật.

2. Thời gian trên lớp 02 tiết

- Tiết 1: Tuần 30, Sáng ngày 09/04/20.... Hoạt động 1, 2: Nhận nhóm và phân công nhiệm vụ, tìm hiểu kiến thức nền, Thống nhất Tiêu chí đánh giá sản phẩm làm đồ chơi, đồ dùng từ cơ quan của thực vật.

- Tiết 2: Tuần 31, Sáng ngày 16 /04/20... (Hoạt động 4,5: Tiến hành làm một số đồ chơi từ các cơ quan của thực vật do nhóm lựa chọn từ nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn. Thuyết trình sản phẩm, chia sẻ, đánh giá, bình chọn sản đẹp có giá trị sử dụng

Địa điểm: Tại phòng bộ môn Hóa Sinh.

Môn chủ đạo: Khoa học tự nhiên 6

Các môn và GV hỗ trợ: Môn Toán (Cô ...), Môn Hóa (Cô ...), môn Lý (Cô ...), Tin học (Cô ...).

3. Thời gian ở nhà

- Thời gian: 01 tuần, từ sau tiết 1 tuần 30 đến tiết 2 tuần 31 .

- Thực hiện Hoạt động 3 (thảo luận lựa chọn nguyên liệu, đồ chơi, cách bước tiến hành làm và chuẩn bị thử nghiệm tại phòng học bộ môn);

- HS hoàn thành các nhiệm vụ cá nhân, nhóm.

- Trao đổi, thảo luận, nhận sự trợ giúp của GV và các bạn trong nhóm.

III. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Vận dụng được kiến thức trong các môn học:

- Môn khoa học tự nhiên:

Chọn nguyên liệu, tìm hiểu ứng dụng thực tiễn của các cơ quan của thực vật, ứng dụng về cân bằng lực trong tạo đồ chơi.

- Môn Toán:

Tính toán ước lượng nguyên liệu cần chuẩn bị, kích thước nguyên liệu, đồ chơi chế tạo

- Môn Công nghệ:

Nghiên cứu cách bảo quản nguyên liệu sơ chế sản phẩm tạo ra.

Tìm hiểu công dụng, vật liệu của các thiết bị có ở gia đình để chuẩn bị làm

Tìm hiểu các mẫu đồ chơi đẹp, có ích và thực hiện chế tạo được

- Môn Tin học:

Làm video, tra cứu thông tin, tài liệu liên quan trên mạng Internet. Sử dụng các phần mềm tích hợp với điện thoại.

Để hoàn thành việc chế tạo đồ chơi từ các cơ quan của thực vật.

2. Kĩ năng

- Kỹ năng xác định yêu cầu sản phẩm với các tiêu chí cụ thể, tham gia thảo luận và hiểu rõ về bảng tiêu chí của sản phẩm Chế tạo đồ chơi, đồ dùng từ các cơ quan của thực vật.

- Kỹ năng nghiên cứu, tập hợp các kiến thức nền để giải quyết vấn đề về Chế tạo đồ chơi, đồ dùng từ các cơ quan của thực vật và đề xuất các giải pháp thiết kế đáp ứng với tiêu chí.

- Kỹ năng trình bày, thảo luận, hợp tác nhóm để thiết kế hoàn thành sản phẩm,

- Kỹ năng trình bày, thuyết trình được các bước chế tạo đồ chơi, đồ dùng từ các cơ quan của thực vật của nhóm mình, phản biện được các ý kiến thảo luận.

- Kỹ năng tự đánh giá, tham gia đánh giá sản phẩm nhóm bạn và điều chỉnh sản phẩm Chế tạo đồ chơi, đồ dùng từ các cơ quan của thực vật của nhóm được hoàn thiện hơn

.....................

Giáo án STEM làm sữa chua KHTN 6

CHỦ ĐỀ STEM: CÁC SẢN PHẨM LÊN MEN TỪ VI KHUẨN

( LÀM SỮA CHUA)

BÀI 26 THỰC HÀNH CẦN CHỈNH SỮA STEM CHO PHÙ HỢP

Thời gian thực hiện: 3 tiết

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Khi kết thúc bài học, HS

- Thực hành quan sát và vẽ được hình vi khuẩn quan sát được dưới kính hiển vi quang học.

- Vận dụng được hiểu biết về vi khuẩn vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn (biết cách làm sữa chua).

- Đề xuất được các nguyên liệu và cách thức làm sữa chua đạt yêu cầu.

- Nêu được vai trò của vi khuẩn có trong sữa chua đối với quá trình tiêu hóa của con người.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin trên internet, đọc sách giáo khoa.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để đề xuất nguyên liệu và phương án làm sữa chua; hợp tác thực hiện làm sữa chua tại nhà; sử dụng ngôn ngữ kết hợp với sản phẩm nhóm để trình bày ý tưởng thực hiện nhiệm vụ và những sai lầm gặp phải trong quá trình thực hiện;

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thiết kế và tổ chức hoạt động làm sữa chua theo nhóm; giải quyết vấn đề trong quá trình thực hiện làm sữa chua đạt yêu cầu về chất lượng, thẩm mĩ; sáng tạo các hương vị sữa chua khác nhau thu hút người sử dụng.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nêu được các nguyên liệu cần dùng để làm tiêu bản quan sát vi khuẩn; nguyên liệu và dụng cụ cần dùng để làm sữa chua.

- Trình bày được vai trò của vi khuẩn lactic có trong sữa chua đối với quá trình tiêu hóa thức ăn trong đường ruột.

- Xác định được những thiếu sót hoặc sai lầm trong quá trình làm tiêu bản và làm sữa chua. Từ đó tìm cách điều chỉnh và khắc phục những sai lầm trong quá trình làm sữa chua.

- Làm được tiêu bản và quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi, cách khắc phục một số sai lầm trong quá trình làm sữa chua.

- Vẽ hình ảnh vi khuẩn quan sát được dưới kính hiển vi.

3. Phẩm chất:

Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

..................

STEM KHTN 6: Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào

TIẾT 3 - BAI 19 : CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG

CÁC THÀNH PHẦN CỦA TẾ BÀO

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau khi học xong bài học này học sinh cần nắm được:

- Học sinh sẽ trình bày được cấu tạo tế bào và chức năng các thành phần chính của tế bào.

- Phân biệt được tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

- Phân biệt được tế bào thực vật và tế bào động vật.

2. Năng lực:

- Tìm kiếm thông tin, đọc SGK, quan sát tranh ảnh để phân biệt được tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực, tế bào động vật và tế bào thực vật.

- Thảo luận nhóm để trả lời được các câu hỏi khó: “Cấu trúc nào của tế bào thực vật giúp cây cứng cáp dù không có hệ xương nâng đỡ như ở động vật?

- Tạo mô hình mô phỏng tế bào động vật và tế bào thực vật

3. Phẩm chất:

- Chăm học: thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Có trách nhiệm trong công việc được phân công, phối hợp với các thành viên khác trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập nhằm tìm hiểu cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào

- Trung thực, cẩn thận trong: làm bài tập trong vở bài tập và phiếu học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- Hình ảnh tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực

- Mô hình tế bào thực vật, mô hình tế bào động vật.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Học sinh:

- SGK, đồ dùng học tập.

- Nghiên cứu trước nội dung bài học

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ/ Xác định vấn đề học tập khởi động/ Mở đầu (5 phút)

a) Mục tiêu: Tạo được hứng thú cho học sinh với bài học, đặt ra tình huống có vấn đề. để dẫn dắt vào bài mới.

b) Tổ chức thực hiện:

...................

3. Giáo án STEM môn Hóa học 6

STEM KHTN 6: Các thể cơ bản của chất

KHBD STEM KHOA HỌC: BÀI 8: CÁC THỂ CƠ BẢN CỦA CHẤT

Môn học: Khoa học tự nhiên; Lớp: 6

Thời gian thực hiện: 4 tiết

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức:

- Nêu được sự đa dạng của chất (chất có ở xung quanh chúng ta, trong các vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật vô sinh, vật hữu sinh...).

- Trình bày được một số đặc điểm cơ bản ba thể (rắn; lỏng; khí) thông qua quan sát.

- Đưa ra được một số ví dụ về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất.

- Nêu được một số tính chất của chất (tính chất vật lí, tính chất hoá học).

- Nêu được khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự ngưng tụ, đông đặc.

- Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể (trạng thái) của chất.

- Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể (trạng thái): nóng chảy, đông đặc; bay hơi, ngưng tụ; sôi.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận thức khoa học tự nhiên:

+ Nêu được sự đa dạng của chất (chất có ở xung quanh chúng ta, trong các vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật vô sinh, vật hữu sinh...).

+ Trình bày được một số đặc điểm cơ bản ba thể (rắn; lỏng; khí) thông qua quan sát.

+ Đưa ra được một số ví dụ về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất.

+ Nêu được một số tính chất của chất (tính chất vật lí, tính chất hoá học).

+ Nêu được khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự ngưng tụ, đông đặc.

+ Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể (trạng thái): nóng chảy, đông đặc; bay hơi, ngưng tụ; sôi.

- Tìm hiểu tự nhiên:

+ Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể (trạng thái) của chất.

- Vận dụng:

2.2. Năng lực chung

- Năng lực tự học và tự chủ: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; không đồng tình với những hành vi sống dựa dẫm, ỷ lại.

3. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Thiết bị

1.1. Thiết bị công nghệ, phần mềm: Laptop, màn hình tivi, internet, điện thoại thông minh, Zalo.

1.2. Thiết bị dạy học khác:

.....................

STEM KHTN 6: Nước trái cây lên men từ vi khuẩn có lợi

CHỦ ĐỀ STEM

NƯỚC TRÁI CÂY LÊN MEN TỪ VI KHUẨN CÓ LỢI

Môn học: KHTN lớp 6

Thời lượng 3 tiết

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Nêu được một số vai trò và ứng dụng vi khuẩn trong thực tiễn.

- Vận dụng được hiểu biết về vi khuẩn vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn (ví dụ: vì sao thức ăn để lâu bị ôi thiu và không nên ăn thức ăn ôi thiu,…)

- Vận dụng kiến thức đã học để làm nước trái cây lên men từ vi khuẩn có lợi (trà Kombucha).

2. Năng lực:

2.1. Năng lực Khoa học tự nhiên: Nêu được một số vai trò và ứng dụng vi khuẩn trong thực tiễn.Vận dụng được hiểu biết về vi khuẩn vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn (ví dụ: vì sao thức ăn để lâu bị ôi thiu và không nên ăn thức ăn ôi thiu,…). Biết làm nước trái cây lên men từ vi khuẩn có lợi (vi khuẩn mồi SCOBY hoặc trà Kombucha).

2.2. Năng lực chung:

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS trình bày ý tưởng, làm nước trái cây lên men từ vi khuẩn có lợi (trà Kombucha) và tạo ra sản phẩm nước trái cây lên men.

3. Phẩm chất:

- Trung thực: tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật và đảm bảo các qui tắc an toàn thực phẩm trong thực nghiệm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Tranh ảnh một số vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên.

- Bìa giấy A4, mỗi nhóm HS 1 tờ

- Trái cây, vi khuẩn mồi SCOBY hoặc trà Kombucha đã lên men.

- Dụng cụ đựng sản phẩm (Chai, bình, lọ thủy tinh…), cốc thủy tinh, ống đong.

- SGK KHTN 6.

- video https://www.youtube.com/watch?v=cpdEfwe1hho (Gởi vào zalo lớp, HS xem trước quy trình làm nước trái cây lên men từ vi khuẩn có lợi)

III. Tiến trình dạy học

Hoạt động 1. Xác định vấn đề vận dụng vai trò có lợi của vi khuẩn trong đời sống, làm nước trái cây lên men. (15 phút)

.....................

Tải Giáo án STEM KHTN 6 Chân trời sáng tạo Cả năm về máy để xem đầy đủ nội dung

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
8 248
0 Bình luận
Sắp xếp theo