Top 50 Giáo án STEAM mầm non năm 2024
Dạy học theo giáo án STEAM nhằm đưa trẻ tham gia vào các hoạt động thực hành tương tác cụ thể, trẻ được tự tay thực hành dựa trên lý thuyết đã được học và hướng dẫn của giáo viên. Trong bài viết sau đây, Hoatieu.vn xin giới thiệu đến bạn đọc Top 50 mẫu giáo án STEAM theo chủ đề hay nhất 2024, làm tư liệu dạy học hữu ích cho các giáo viên tổ chức thành công buổi học cho trẻ.
Mẫu Giáo án STEAM mầm non theo chủ đề năm 2024
Thời gian qua, việc sử dụng giáo án steam theo chủ đề vào chương trình dạy học mầm non đã mang đến cho trẻ nhiều trải nghiệm lý thú, vừa học vừa chơi mà vẫn có thể nắm được cơ bản nội dung chính của phần kiến thức giáo viên muốn truyền tài. Mỗi chủ đề trong giáo án steam mầm non lại mang đến cho trẻ những thử thách khác biệt, giúp trẻ dần tìm hiểu về khoa học, tự nhiên, cuộc sống xung quanh đến việc sáng tạo nghề thuật, giải quyết các phép tính toán trên tình huồng cụ thể. Không chỉ vậy, giáo dục Steam còn giúp các bé trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, từ vui vẻ thành công đến thất bại trong quá trình thực nghiệm. Điều này có tác dụng rất tốt hình thành phẩm chất đạo đức, năng lực tư duy, sáng tạo, phát triển trí thông minh, tạo động lực cho sự trưởng thành của trẻ.
Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu chi tiết hơn về giáo án Steam mầm non theo chủ đề qua bài dưới đây bạn nhé!
HOẠT ĐỘNG STEAM: LÀM CHIẾC GHẾ ĐỨNG ĐƯỢC
I. CÁC YẾU TỐ STEAM
+ S (science- khoa học): Trẻ biết cấu tạo của một chiếc ghế.
+ T (technology- công nghệ): Trẻ xem hình ảnh một số chiếc ghế trên ti vi, Ipad…
+ E (enginering- chế tạo): Trẻ biết sắp xếp, sử dụng băng dính, dây chun, dây buộc để nối các thanh gỗ lại với nhau.
+ A (arts- nghệ thuật): Sử dụng các nguyên liệu để trang trí cho chiếc ghế.
+ M (mathematic- toán học): Sử dụng thước đo để đo những thanh gỗ với kích thước khác nhau cho những mục đích khác nhau.
II. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, chất liệu, cấu tạo của các loại ghế (ghế gỗ, ghế nhựa, ghế sofa…)
-Biết trao đổi, thoả thuận với bạn để cùng thực hiện hoạt động chung.
- Trẻ biết cách tạo ra được chiếc ghế có thể đứng được.
2. Kỹ năng
- Rèn khả năng quan sát, thảo luận.
- Rèn kỹ năng vẽ các nét để vẽ bảng thiết kế.
- Trẻ vận dụng các kỹ năng gắn dính, buộc, thắt, chắp ghép để tạo thành chiếc ghế.
3. Thái độ
- Trẻ chú ý quan sát lắng nghe và trả lời câu hỏi của cô.
- Cố gắng hoàn thành công việc được giao.
III. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô
- Máy tính, ipad
- Hình ảnh các loại ghế với các chất liệu khác nhau.
2. Đồ dùng của trẻ
- Que kem, que đè lưỡi, bìa cattong, cành cây khô trẻ đã thu lượm được, các nguyên vật liệu tự nhiên.
- Băng dính, hồ dán, băng keo, kéo, dây chun, dây len...
III. CÁCH TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Ổn định tổ chức - Cho trẻ xem video về câu chuyện của 1 chiếc ghế cũ. - Trò chuyện với trẻ về video và hướng vào bài. - Làm gì để giúp đỡ bạn ghế cũ kia? 2. Phương pháp, hình thức tổ chức a. Khám phá cấu tạo của chiếc ghế: S (Khoa học) - Cô cho trẻ xem hình ảnh qua Ipad, qua TV, các loại ghế để trẻ cùng thảo luận và trả lời các câu hỏi: - Chiếc ghế có đặc điểm gì? Có tác dụng gì? - Làm thế nào để tạo ra ghế có thể đứng được? T: Technology – Công nghệ: GV cho trẻ xem hình ảnh qua Ipad, qua TV, các loại ghế để trẻ cùng thảo luận tìm cách làm ra một chiếc ghế có thể đứng được. Chốt đầu bài: Hôm nay lớp mình sẽ làm những chiếc ghế có thể đứng được. b.Tưởng tượng lên kế hoạch, xây dựng ý tưởng và thiết kế E- Chế tạo: Đưa ra ý tưởng thiết kế một chiếc ghế: Trẻ sử dụng bút, giấy vẽ các mẫu thiết kế mà trẻ nghĩ đến. - Cô cung cấp một số nguyên vật liệu cho trẻ: Que kem, que đè lưỡi, bìa cattong, cành cây, lá cây... Băng dính, hồ dán, băng, dây chun, dây buộc... M-Toán: Sử dụng thước đo để đo những thanh gỗ với kích thước khác nhau cho những mục đích khác nhau. c. Thiết kế: A – Tạo hình: Các nhóm tự thảo luận và đưa ra ý tưởng thiết kế của nhóm mình. GV gợi ý cho trẻ thêm về các họa tiết, chi tiết trang trí cho chiếc ghế. - Cho trẻ lên chọn nguyên vật liệu về nhóm của mình và thực hiện. d. Trẻ thực hiện E-Chế tạo: Cô gợi ý cách làm thông qua các câu hỏi: + Làm thế nào để kết nối các nguyên liệu vào nhau? + Trẻ lựa chọn nguyên liệu và thực hiện thao tác làm chiếc ghế theo nhóm. - Có giống với bản vẽ không? Chiếc ghế có đứng vững không? Cần cải tiến như thế nào? M: Toán: Gv lưu ý hướng dẫn trẻ chắp ghép các nguyên liệu, cách đo các thanh gỗ để tạo thành chiếc ghế. đ. Đánh giá - Cô đánh giá xem các kỹ thuật buộc, ghép, đo đã tốt chưa? Nếu chưa thì nên làm thế nào? Để chiếc ghế đẹp hơn các con có thể trang trí cho chiếc ghế của mình đẹp hơn với các họa tiết. Sau khi hoàn thành các tác phẩm các con sẽ thuyết trình với tác phẩm các con vừa làm được. 3. Kết thúc - Cho trẻ tạo một bữa tiệc, sử dụng ghế để chuẩn bị bàn tiệc. Cô chuyển hoạt động. | - Trẻ xem - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời |
HOẠT ĐỘNG STEAM: LÀM BÀN TAY ROBOT CỬ ĐỘNG ĐƯỢC
A. Ngày 1: Khám phá về đôi bàn tay
I. CÁC YẾU TỐ STEAM
S - Khám phá: Khám phá đặc điểm, cấu tạo, cơ chế hoạt động của bàn tay. Chức năng của bàn tay.
Nguyên nhân – kết quả: Vì một số người tay không hoạt động được nên chế tạo bàn tay robot để giúp con người làm việc đơn giản.
Nguyên lý làm bàn tay robot chuyển động được.
T - Công nghệ: Sử dụng Ipad, Máy tính xem video cấu tạo và cử động của bàn tay.
II. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ có kiến thức về bàn tay. Nắm được đặc điểm, cấu tạo, cử động của bàn tay.
- Trẻ biết 1 số chất liệu, vật liệu rời như: bìa, thùng carton, ống hút nước nhựa, băng dính 2 mặt, keo sữa, xốp dính….
- Hiểu ý nghĩa của việc tại sao phải làm bàn tay robot.
- Biết trao đổi, thoả thuận với bạn để cùng thực hiện hoạt động chung.
2. Kỹ năng
- Quan sát, thảo luận, đối thoại với người đối diện.
- Lắng nghe và trao đổi với người đối thoại.
3. Thái độ
- Trẻ tích cực hứng thú tham gia hoạt động.
- Chú ý quan sát lắng nghe và trả lời câu hỏi của cô
III. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG
1. Đồ dùng của cô
+ Sách truyện tay phải, tay trái.
+ Video về khớp tay cử động.
+ Nhạc bài hát: Little finger, nhạc không lời...
+ Mô hình bàn tay từ bìa carton, chất liệu, vật liệu rời như: ống hút, sợi dây, bìa , bút dạ, băng dính...
2. Đồ dùng của trẻ
+ Dây vải mềm, cốc thủy tinh, vật liệu rời như: ống hút, sợi dây, bìa , bút dạ, băng dính...
IV. CÁCH TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Ổn định tổ chức - Cô và trẻ cùng hát và vận động theo nhạc bài: Little finger. Hỏi trẻ: Bài hát nói về những bộ phận nào? - Cho trẻ trải nghiệm sự cử động của các khớp ngón tay thông qua hoạt động mỗi trẻ tự dùng dây vải cuốn chặt các ngón tay của một bàn tay và sử dụng tay bị cuốn lại để lấy đồ dùng. Đưa ra câu hỏi để trẻ giải quyết vấn đề: + Khi cuốn dây vào tay điều gì xảy ra? 2. Phương pháp, hình thức tổ chức Khám phá bàn tay: S - Khoa học - Cho trẻ giơ hai bàn tay ra và quan sát bàn tay của trẻ. Hỏi trẻ: + Bàn tay có đặc điểm gì? + Mỗi bàn tay có mấy ngón tay? + Mỗi ngón tay có mấy đốt? => GV cho trẻ lấy một tay nắm chặt cổ tay bàn tay còn lại, sau đó yêu cầu trẻ cử động từng ngón tay khi cổ tay bị nắm chặt để cảm nhận sự chuyển động của các dây cơ, các đốt ngón tay. Hỏi trẻ: Khi cử động từng ngón tay con thấy có điều gì xảy ra khi nắm chặt cổ tay đó? Vì sao bàn tay cử động được? => GV cho trẻ xem video về hoạt động của khớp bàn tay. (Trong quá trình xem GV dừng lại ở hình ảnh xương bàn tay, giới thiệu cho trẻ cấu tạo xương bàn tay, đếm số đốt xương ở bàn tay) T - Technology – Công nghệ - Câu hỏi để trẻ giải quyết vấn đề: Cô đưa ra tình huống: Có một bạn bị khuyết tật 1 ngón tay, để giúp bạn con sẽ làm gì? - GV hướng dẫn trẻ cách làm một ngón tay cử động được. (Trong quá trình hướng dẫn GV phân tích cách làm: trên bàn tay giả có 5 ngón tay. Bây giờ cô sẽ hướng dẫn các con cách tạo một ngón tay cử động được. Đây là ngón trỏ, trên ngón trỏ có 3 đốt ngón tay. Gập ngón trở thành 3 đoạn, sau đó gắn băng dính xốp lần lượt vào các đốt ngón tay. Tiếp đó, lấy 3 ống hút màu trắng gắn từng ống hút lên băng dính. Để ngón tay cử động được, lấy một sợi dây dù luồn qua các ống hút từ trên xuống dưới. Cuối cùng kéo thử cho trẻ thấy sự cử động của ngón tay). + Các con ạ! Nếu có một bạn khác chẳng may mất cả bàn tay, các con làm thế nào để giúp bạn? => Cô giao nhiệm vụ: Ở buổi học hôm sau các con sẽ thiết kế một bàn tay robot cử động được nhé. 3. Kết thúc - Thu dọn đồ dùng và chuyển tiếp hoạt động. | - Trẻ vận động - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện |
B. Ngày 2: Làm bàn tay robot cử động được
I. CÁC YẾU TỐ STEAM
E - Chế tạo: Quá trình trẻ sử dụng các nguyên vật liệu để chế tạo ra
bàn tay robot cử động được.
A - Nghệ thuật: Vẽ thiết kế bàn tay robot. Vẽ trang trí bàn tay từ các nguyên vật liệu.
M - Toán: Đếm, nhận biết số lượng ngón tay, đốt ngón tay.
II. MỤC ĐỊCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ biết số lượng trong phạm vi 20.
- Trẻ biết 1 số chất liệu, vật liệu rời như: bìa, thùng carton, ống hút nước nhựa, băng dính 2 mặt, keo sữa, xốp dính….
- Trẻ biết cách làm bàn tay robot.
- Biết trao đổi, thoả thuận với bạn để cùng thực hiện hoạt động chung.
2. Kỹ năng
- Quan sát, thảo luận, đối thoại với người đối diện.
- Lắng nghe và trao đổi với người đối thoại.
- Vẽ phối hợp các nét cong, nét xiên, nét ngang....
- Phối hợp, gắn đính các vật liệu khác nhau để tạo ra bàn tay robot.
- Kĩ năng làm việc nhóm.
- Đếm thành thạo trong phạm vi 20.
3. Thái độ
- Trẻ tích cực hứng thú tham gia hoạt động.
- Chú ý quan sát lắng nghe và trả lời câu hỏi của cô
- Cố gắng hoàn thành công việc được giao.
III. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô
- Nhạc một số bài hát: Family finger, nhạc không lời...
2. Đồ dùng của trẻ
- Mô hình bàn tay từ bìa carton, chất liệu, vật liệu rời như: ống hút, sợi dây, bìa, bút dạ, băng dính, màu nước, dây kẽm xù, kim sa...
IV. CÁCH THỰC HIỆN
...........................................................................................
Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung các mẫu giáo án STEM mầm non theo chủ đề hay nhất 2024.
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác tại mục Dành cho giáo viên thuộc chuyên mục Tài liệu nhé.
- Chia sẻ:Thanh Vân
- Ngày:
Top 50 Giáo án STEAM mầm non năm 2024
25/10/2023 12:01:00 CHTham khảo thêm
SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Mĩ thuật ở trường Tiểu học
Bài tuyên truyền về phòng chống bệnh sốt xuất huyết
Phiếu góp ý Sách giáo khoa lớp 5 môn Toán Kết nối tri thức (2 mẫu)
Top 2 Sáng kiến Rèn kỹ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 5 môn Mĩ thuật Kết nối tri thức
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 5 môn Tin học Chân trời sáng tạo
SKKN Biện pháp phát triển trí thông minh cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn Toán
Top 8 Kế hoạch phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Tiểu Học
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo án - Bài giảng
Giáo án Âm nhạc 4 Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm 2024-2025
Trọn bộ Giáo án Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức Cả năm 2024
Giáo án Tiếng Anh lớp 6 Global Success (Đầy đủ cả năm 2024)
PowerPoint Toán 8 bài 1: Đơn thức
Giáo án Công nghệ 4 Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm 2024-2025
Giáo án Giáo dục thể chất lớp 2 sách Chân trời sáng tạo (Trọn bộ cả năm)