(Chủ đề 1-10) Giáo án Giáo dục địa phương lớp 8 tỉnh Phú Thọ

Giáo án Giáo dục địa phương lớp 8 tỉnh Phú Thọ được Hoatieu chia sẻ trong bài viết này là trọn bộ mẫu kế hoạch bài dạy môn Giáo dục địa phương lớp 8 của tỉnh Phú Thọ file word đầy đủ từ chủ đề 1 đến 10 bao gồm cả tiết ôn tập và ma trận, đề mẫu đề thi cuối học kì 1, học 2 môn GDDP 8 Phú Thọ. 

Lưu ý: Mẫu giáo án Giáo dục địa phương lớp 8 tỉnh Phú Thọ được chia sẻ hoàn toàn miễn phí và chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ các thầy cô khi biên soạn giáo án cho riêng mình.

Sau đây là một số nội dung trong bộ giáo án GDĐP 8 Phú Thọ file word. Mời các bạn sử dụng file tải về để xem toàn bộ nội dung giáo án.

Mẫu giáo án GDĐP 8 Phú Thọ

Giáo án chủ đề 1 môn GDĐP 8 Phú Thọ

TIẾT 1, 2, 3, 4. CHỦ ĐỀ 1: PHÚ THO TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Giới thiệu được nét nổi bật về tình hình Phú Thọ từ đầu thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX.

- Nêu được một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Phú Thọ cuối thế kỉ XIX.

2. Năng lực:

- Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống. Biết thực hiện kiên trì kế hoạch học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ. Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân

- Năng lực đặc thù

+ Năng lực tìm hiểu lịch sử: Nhận biết được một số nét nổi bật về tình hình Phú Thọ từ đầu thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX.

+ Nhận thức và tư duy lịch sử: hiểu được một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Phú Thọ cuối thế kỉ XIX.

+ Vận dụng: biết vận dụng để thuyết trình những một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Phú Thọ cuối thế kỉ XIX.

3. Phẩm chất:

- Bồi dưỡng các phẩm chất yêu nước, trung thực, nhân ái,...

- Có ý thức vận dụng kiến thức kỹ năng đã học vào đời sống hằng ngày.

- Tự hào về truyền thống lịch sử quê hương Phú Thọ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

- Máy chiếu, máy tính

- Giấy A4 để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

- Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Phú Thọ lớp 8

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Tổ chức

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh hứng thú cho HS đi vào tìm hiểu bài mới.

- Xác định được vấn đề cần giải quyết liên quan đến bài học.

b. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Gv chiếu hình ảnh nhân vật lịch sử sau lên bảng:

Nguyễn Quang Bích (1832 – 1890)

Hãy chia sẻ hiểu biết của em về sự kiện gắn liền với nhân vật lịch sử này, cũng như một số sự kiện lịch sử khác mà em biết về các cuộc khởi nghĩa chống Pháp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cuối thế kỉ XIX?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thực hiện yêu cầu

GV: Hướng dẫn HS quan sát, phân tích hình ảnh và trả lời câu hỏi.

HS: Quan sát, phân tích hình ảnh và ghi kết quả thảo luận ra phiếu học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm trình bày, phản biện.

Bước 4: Kết luận, nhận định

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.

- GV nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

Dự kiến sản phẩm: Đại diện nhóm hs thuyết trình theo ý hiểu với câu hỏi trên.

Gv: Hình ảnh bên là chân dung Nguyễn Quang Bích, một nhân vật lịch sử đã để lại dấu ấn sâu sắc trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược ở vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng cuối thế kỉ XIX.

Nguyễn Quang Bích được bổ dụng làm quan trong bối cảnh toàn cõi Việt Nam từng bước rơi vào tay giặc. Năm 1884, ông đang giữ chức Tuần phủ Hưng Hóa thì Pháp cho hơn 7.000 quân có pháo binh và tàu chiến yểm trợ tiến đánh Hưng Hóa - thủ phủ cuối cùng của triều Nguyễn. Khi đó triều đình đã ký hàng ước Pa-tơ-nốt và triệu hồi ông về kinh. Ông sai người nộp trả ấn tín, quyết tử thủ. Thành Hưng Hóa thất thủ, ông phá vây đưa quân lên Tiên Động, nay thuộc xã Tiên Lương, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ dựng cờ khởi nghĩa…Cuộc khởi nghĩa được rất nhiều sĩ phu Bắc Kỳ hưởng ứng. Đồng bào các dân tộc khắp các vùng Tây Bắc, Việt Bắc và châu thổ Bắc Bộ theo ông chống Pháp…Cuộc khởi nghĩa Tiên Động được lịch sử khẳng định là sự kiện khởi đầu của phong trào Cần Vương…Chúng ta cùng tìm hiểu về Phú thọ qua tiết học ngày hôm nay.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÚ THỌ TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XX

a. Mục tiêu: HS thấy được : Tình hình Phú Thọ từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX và trong thời kì thực dân Pháp mở rộng xâm lược

b. Tổ chức thực hiện:

HĐ của GV HS

Dự kiến sản phẩm

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Lập bảng thống kê một số cuộc khởi nghĩa nông dân chống áp bức bóc lột thời phong kiến trên địa bàn Phú Thọ theo bảng sau :

STT

Thời gian

Tên cuộc

khởi nghĩa người lãnh đạo

Địa bàn và hoạt động chính

Kết quả

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thực hiện yêu cầu

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm trình bày, phản biện.

Bước 4: Kết luận, nhận định

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Tình hình Phú Thọ từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX

- Một số cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu chống chế độ phong kiến trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX

- ( Bảng 1)

......................

Giáo án chủ đề 3 môn GDĐP 8 Phú Thọ

Chủ đề 3: DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH TIÊU BIỂU CỦA TỈNH PHÚ THỌ (Thời lượng 04 Tiết)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức.

- Kể được tên một số di tích lịch sử, di tích khảo cổ học, di tích kiến trúc – nghệ thuật,danh lam thắng cảnh tiêu biểu của tỉnh Phú Thọ.

- Nêu được những giá trị vàvai trò của các di tích lịch sử– văn hoá của tỉnh Phú Thọ.

- Biết sưu tầm tư liệu và viết bài giới thiệu về một di tích, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của tỉnh hoặc địa phương em.

2. Năng lực.

- Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực tự quản lý, Năng lực hợp tác, Năng lực sử dụng ngôn ngữ. NLCB: tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, SD đồ dùng trực quan, phân tích, khái quát,…

3. Phẩm chất.

- Yêu quê hương, đất nước, có trách nhiệm trong việc gìn giữ, phát huy giá trị các di tích, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Có những hành động cụ thể trong việc chung tay góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị của các di tích, danh lam thắng cảnh tỉnh Phú Thọ.

II. Thiết bị dạy học và học liệu.

1. Giáo viên.

- Máy chiếu, máy tính.

- Một sô tranh ảnh, video có nội dung về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của tỉnh Phú Thọ.

- Tài liệu GD ĐP Tỉnh Phú Thọ lớp 8

- Bảng phụ, phiếu bài tập

2. Học sinh

- Tài liệu GD ĐP Tỉnh Phú Thọ lớp 8.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.

III. Tiến trình dạy học.

1. Ổn định tổ chức:

Ngày dạy

Tiết

Lớp

Sĩ số

Học sinh vắng

Ghi chú

8A

8B

8C

8D

8A

8B

8C

8D

8A

8B

8C

8D

8A

8B

8C

8D

2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

3. Bài mới.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế vui tươi cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động cả lớp

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.

GV trình chiếu đoạn vi deo nội dung nói về một số DTLS, DLTC, yêu cầu HS cả lớp quan sát, thảo luận trả lời câu hỏi:

- Em hãy nêu nội dung của đoạn video trên và kể tên một số di tích lịch sử, di tích khảo cổ học, di tích kiến trúc – nghệ thuật, danh lam thắng cảnh có trong đoạn video ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

- HS quan sát đoạn video, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, gợi ý câu trả lời nếu cần.

Bước 3: Báo cáo thảo luận.

- Đại diện 1-2 em HS trả lời:

- HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định.

- GV nhận xét và liên hệ vào bài:

Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay có hàng trăm di tích lịch sử – văn hoá và danh lam thắng cảnh độc đáo đang được bảo tồn và phát huy giá trị. Hãy kể tên một số di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh của tỉnh Phú Thọ mà em biết. Theo em, các di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh có vai trò như thế nào trong đời sống kinh tế, xã hội của nhân dân trong tỉnh?. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu: Chủ đề 3: di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của Tỉnh Phú Thọ (Thời lượng 04 Tiết)

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.

Hoạt động của thầy và trò

Dự kiến sản phẩm

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số di tích lịch sử tiêu biểu.

a. Mục tiêu:

- Biết được tên một số DTLS - VH, DLTC tiêu biểu của Tỉnh Phú Thọ.

- Nêu được ý nghĩa và vai trò của các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.b. Tổ chức thực hiện:

- NV1: Tìm hiểu Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.

* Hoạt động nhóm.

* Chuyển giao nhiệm vụ

- GV trình chiếu video nói về quần thể khu di tích LS Đền Hùng yêu cầu HS quan sát kết hợp kênh chữ, kênh hình tài liệu thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi sau:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu nhiệm vụ 1: Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.

? Quan sát video, tranh ảnh, sơ đồ (hình 2) và khai thác thông tin trong mụ C, em hãy giới thiệu kháiquát về Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.

? Hãy chia sẻ cảm xúc của em khi được đến thăm Khu Di tích lịch sử Đền Hùng hoặc lập kế hoạch đến thăm Khu Di tích lịch sử Đền Hùng cùng bạn bè, người thân.

Đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng (nhìn từ trên cao)

Sơ đồ các di tích chính trên núi Nghĩa Lĩnh

+ Nhóm 2: Tìm hiểu nhiệm vụ 2: Đền Mẫu Âu Cơ

? Em hãy giới thiệu khái quát về Đền Mẫu Âu Cơ,huyện Hạ Hoà.

? Em hãy cho biết giá trị và ý nghĩa của Di tích Đền Mẫu Âu Cơ trong đời sống của nhân dân.

Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ

+ Nhóm 3: Tìm hiểu nhiệm vụ 3: Một số di tích lịch sử tiêu biểu khác.

? Em hãy kể tên một số di tích lịch sử tiêu biểu ở Phú Thọ.

? Ngoài những di tích kể trên, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và địa phương em còn có di tích lịch sử tiêu biểu nào khác.

? Em hãy cho biết giá trị, vai trò của các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Đền Lăng Sương (xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thuỷ)

Tượng đài chiến thắng Sông Lô (1947) tại núi Đồn, xã Chí Đám, huyện Đoan Hùng

Tượng đài chiến thắng Chân Mộng – Trạm Thản của Trung đoàn 36 và lực lượng vũ trang địa phương (17 – 11 – 1952) ở hai xã Chân Mộng (huyện Đoan Hùng) và Trạm Thản (huyện Phù Ninh)

Xe tăng Chaffee 24 – nằm trước nghĩa trang Trạm Thản (Phù Ninh) được Mỹ sản xuất năm 1943 và sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai

* Thực hiện nhiệm vụ.

- HS các nhóm quan sát video và kết hợp kênh hình, kênh chữ bộ tài liệu, thảo luận trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV

- GV quan sát các nhóm, gợi ý câu trả lời nếu cần.

* Báo cáo, thảo luận.

- Đại diện 1-2 cặp trình bày

- HS các cặp khác nhận xét.

* Kết luận, nhận định.

- GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức

1. Một số di tích lịch sử tiêu biểu.

a. Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.

- Khu Di tích lịch sử Đền Hùng thuộc các xã Hy Cương và xã Chu Hoá, Thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ.

- Quần thể Khu Di tích lịch sử Đền Hùng bao gồm các công trình sau:

+ Khu vực núi Nghĩa Lĩnh (thuộc xã Hy Cương) gồm có Đền Hạ, chùa Thiên Quang, Đền Trung, Đền Thượng, Cột đá thề, Lăng Hùng Vương và Đền Giếng, là nơi thờ tự các Vua Hùng; ngoài ra, còn có Bảo tàng Hùng Vương – nơi trưng bày các hiện vật tiêu biểu của thời kì dựng nước đầu tiên.

+ Khu vực núi Vặn (tên chữ là Ốc Sơn) (thuộc xã Hy Cương) có Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ.

+ Khu vực đồi Sim (thuộc xã Chu Hoá) có Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân.

b. Đền Mẫu Âu Cơ.

- Đền Mẫu Âu Cơ xây dựng vào TK XV do vua Lê Thánh Tông đã phong thần và cho xây dựng tại

xã Hiền Lương, huyện Hạ Hoà. - -- Đền Mẫu Âu Cơ đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hoá quốc gia năm 1991.

- Lễ hội chính tại Đền Mẫu Âu Cơ được tổ chức ngày 7/1 Âm lịch hằng năm, để tri ân công đức Tổ Mẫu Âu Cơ và giáo dục truyền thống dân tộc.

- Đền Mẫu Âu Cơ là một công trình lịch sử – văn hoá đặc biệt, là biểu tượng của tinh thần yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc.

c. Một số di tích lịch sử tiêu biểu khác.

* Đền Lăng Sương:

- Đền Lăng Sương thuộc khu 6, xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thuỷ. Đây là ngôi đền duy nhất ở Việt Nam thờ cả gia đình Thánh Tản Viên Sơn. Đức Thánh được nhân dân phong là vị thánh đứng đầu Tứ bất tử (bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian của người Việt), đã có công giúp dân trị thuỷ, khai hoá đất hoang, dạy dân trồng lúa

nước, đuổi thú dữ, dẹp giặc ngoại xâm,...

- Di tích lịch sử Đền Lăng Sương đã được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia năm 2005.

* Cụm Di tích Đền Tam Giang – Chùa Đại Bi

- Khu Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia Đền Tam Giang - Chùa Đại Bi thuộc phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì.

- Khu Di tích gồm có: Đền Tam Giang, Đền Mẫu, Chùa Đại Bi, Vết chân Thổ lệnh Cao quan Bạch Hạc Đại Vương, Bến bơi chải, Tượng đài Chiêu Văn Vương Tả Thánh Thái Sư Trần Nhật Duật và Bức phù điêu 18 ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Việt Nam. Chùa Đại Bi có niên đại gần 700 năm do Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật và cháu gái là công chúa Thiên Thụy xây dựng từ thời Trần (năm 1328).

* Một số Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

- Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Vạn Xuân (Tam Nông. khu Nhà lưu niệm được xây dựngtừ năm 1994.

- Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Chu Hoá (thành phố Việt Trì). Được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia

năm 1999.

* Một số Di tích lịch sử cách mạng.

- Tượng đài chiến thắng Sông Lô (1947) tại núi Đồn, xã Chí Đám, huyện Đoan Hùng.

- Tượng đài chiến thắng Chân Mộng –Trạm Thản của Trung đoàn 36 và lực lượng vũ trang địa phương (17 – 11 – 1952)ở hai xã Chân Mộng (Đoan Hùng) và Trạm Thản (Phù Ninh).

- Xe tăng Chaffee 24 – nằm trước nghĩa trang Trạm Thản (Phù Ninh) được Mỹ sản xuất năm 1943 và sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số di tích kiến trúc – nghệ thuật

a. Mục tiêu :

- HS biết được một số di tích kiến trúc – nghệ thuật Tỉnh Phú Thọ.

- Biết được biết giá trị, vai trò của các di tích kiến trúc – nghệ thuật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

b. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động cặp đôi :

* Chuyển giao nhiệm vụ

- GV trình chiếu video một số công trình kiến trúc – nghệ thuật của Tỉnh Phú Thọ yêu cầu HS quan sát kết hợp kênh hình, kênh chữ tài liệu GD ĐP Tỉnh Phú Thọ thảo luận và trả lời cầu hỏi:

? Hãy kể tên một số di tích kiến trúc – nghệ thuật tiêu biểu ở Phú Thọ.

? Ngoài những di tích kể trên, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và địa phương em còn có di tích kiến trúc – nghệ thuật tiêu biểu nào khác.

? Thảo luận và cho biết giá trị, vai trò của các di tích kiến trúc – nghệ thuật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Đình Hùng Lô (Đình Xốm)

Đình Hữu Bổ Thượng (còn gọi là đình Thượng) ở thôn Hữu Bổ Thượng, xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao.

Đình Đào Xá, huyện Thanh Thuỷ

*Thực hiện nhiệm vụ.

- HS các cặp quan sát video kết hợp kênh hình, kênh chữ SGK thảo luận trả lời câu hỏi

- GV quan sát gợi ý câu trả lời nếu cần thiết.

*Báo cáo, thảo luận.

- Đại diện 1-3 cặp HS trả lời miệng:

- HS khác nhận xét

*Kết luận, nhận định.

- GV nhận xét, bổ sung kiến thức :

2. Một số di tích kiến trúc – nghệ thuật

* Đình Hùng Lô (còn gọi là đình Xốm) thuộc xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì.

- Đình được xây dựng vào thế kỉ XVII, thờ Hùng Vương thứ mười tám.

- Kiến trúc thể hiện được những nét đặc trưng của nghệ thuật điêu khắc thời hậu Lê, kĩ thuật chạm khắc tỉ mỉ, khéo léo, đường nét mềm mại.

* Đình Hữu Bổ Thượng (còn gọi là đình Thượng) ở thôn Hữu Bổ Thượng, xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao.

- Đình thờ Đinh Công Tuấn – nhân vật lịch sử thời kì Thục Phán

An Dương Vương (thế kỉ III TCN), người đã có công giúp vua dẹp giặc Triệu.

- Đình cũng thờ công chúa Xuân Dung (mẹ nuôi Đinh Công Tuấn), ngoài ra còn thờ 4 vị tướng

của ông là Đinh Công Dụng, Đinh Công Phương, Đinh Công Tuế, Đinh Công Thạch. Đây là một trong những công trình kiến trúc tín ngưỡng dân gian có giá trị của tỉnh Phú Thọ.

* Đình Đào Xá thuộc xã Đào Xá, huyện Thanh Thuỷ.

- Đình được xây dựng cách đây trên 300 năm nhưng đến nay vẫn còn giữ được gần nguyên vẹn dáng vẻ về kiến trúc và điêu khắc ban đầu.

- Đình Đào Xá thờ Hùng Hải Công (tương truyền là con thứ 19 của Lạc Long Quân).

Hoạt động 3: Tìm hiểu một số di tích khảo cổ học tiêu biểu

a. Mục tiêu :

- HS biết được một số di tích khảo cổ tiêu biểu ở Phú Thọ.

- Biết được biết giá trị, vai trò các di tích khảo cổ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

b. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động cá nhân :

* Chuyển giao nhiệm vụ

- GV trình chiếu video một số di tích khảo cổ học tiêu biểu của Tỉnh Phú Thọ yêu cầu HS quan sát kết hợp kênh hình, kênh chữ tài liệu GD ĐP Tỉnh Phú Thọ thảo luận và trả lời cầu hỏi:

? Hãy kể tên một số di tích khảo cổ tiêu biểu ở Phú Thọ

? Ngoài những di tích kể trên, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và địa phương em còn có di tích khảo cổ tiêu biểu nào khác.

? Hãy cho biết giá trị, vai trò của các di tích khảo cổ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ..

*Thực hiện nhiệm vụ.

- HS quan sát video kết hợp kênh hình, kênh chữ SGK thảo luận trả lời câu hỏi

- GV quan sát gợi ý câu trả lời nếu cần thiết.

*Báo cáo, thảo luận.

- Đại diện 1-3 HS trả lời miệng:

- HS khác nhận xét

*Kết luận, nhận định.

- GV nhận xét, bổ sung kiến thức :

3. Một số di tích khảo cổ học tiêu biểu

- Di tích khảo cổ học Sơn Vi (Lâm Thao): được các nhà khảo cổ học Việt Nam phát hiện năm 1968; có niên đại cách ngày nay khoảng từ 23 000 đến 11 000 năm được xếp hạng Di tích lịch sử – văn hoá quốc gia năm 2008.

- Di tích khảo cổ học Phùng Nguyên (Lâm Thao): được các nhà khảo cổ học Việt Nam phát hiện 1959. Tên di tích này được chọn để đặt tên cho nền văn hoá Phùng Nguyên có niên đại cách ngày nay khoảng 4 000 – 3 500 năm. Đây là nền văn hoá quan trọng tương ứngthời đại tiền Hùng Vương ở Việt Nam.

- Di tích khảo cổ học Gò Mun: Di chỉ khảo cổ nổi tiếng thuộc xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, được phát hiện năm 1961. Văn hoá Gò Mun được xếp vào giai đoạn hậu kì thời đồng thau, cách ngày nay 3 000 đến 2 500 năm. Văn hoá Gò Mun tương ứng với thời kì Hùng Vương dựng nước.

- Di tích khảo cổ học Làng Cả: Di tích này ở phường Thọ Sơn, thành phố Việt Trì. Được giới khảo cổ học biết tới từ năm 1959. Làng Cả là khu di tích thuộc văn hoá Ðông Sơn được biết đến, có giá trị khoa học đặc biệt trong nghiên cứu về thời đại Hùng Vương và Nhà nước Văn Lang.

Di tích khảo cổ học Làng Cả đã được xếp hạng di tích quốc gia năm 2006.

Hoạt động 3: Tìm hiểu một số danh lam thắng cảnh tiêu biểu

a. Mục tiêu :

- HS biết được một số số danh lam thắng cảnh tiêu biểu ở Phú Thọ..

- Biết được biết giá trị, vai trò các danh lam thắng cảnh trong đời sống kinh tế – văn hoá của địa phương .

b. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động cá nhân

* Chuyển giao nhiệm vụ

- GV trình chiếu video một số danh lam thắng cảnh tiêu biểu của Tỉnh Phú Thọ yêu cầu HS quan sát kết hợp kênh hình, kênh chữ tài liệu GD ĐP Tỉnh Phú Thọ thảo luận và trả lời cầu hỏi:

? Hãy kể tên một số số danh lam thắng cảnh tiêu biểu ở Phú Thọ

? Theo em, danh lam thắng cảnh ở tỉnh Phú Thọ có giá trị, vai trò như thế nào

trong đời sống kinh tế – văn hoá của địa phương.

*Thực hiện nhiệm vụ.

- HS quan sát video kết hợp kênh hình, kênh chữ SGK thảo luận trả lời câu hỏi

- GV quan sát gợi ý câu trả lời nếu cần thiết.

*Báo cáo, thảo luận.

- Đại diện 1-3 HS trả lời miệng:

- HS khác nhận xét

*Kết luận, nhận định.

- GV nhận xét, bổ sung kiến thức :

4. Một số danh lam thắng cảnh tiêu biểu

Danh thắng Vườn quốc gia Xuân Sơn, xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn

Đầm Ao Châu thuộc thị trấn Hạ Hoà và các xã Y Sơn, Ẩm Hạ, Phụ Khánh (huyện Hạ Hoà)

Đầm Vân Hội, xã Hiền Lương, huyện Hạ Hoà, giống như một Hạ Long thu nhỏ, với non nước hữu tình và vẻ đẹp hoang sơ

Đồi chè Long Cốc, xã Long Cốc, huyện Tân Sơn

- Hiện nay, cùng với sự đầu tư phát triển về cơ sở hạ tầng, du lịch, các danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh ngày càng trở th ành những điểm đến hấp dẫn, thu hút đối với du khách trong và ngoài nước; góp phần đáng kể trong sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

......................

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
3 4.198
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi