Giáo án Giáo dục địa phương lớp 10 tỉnh Nam Định (cả năm)

Tải về

Tải giáo án Giáo dục địa phương 10 Nam Định

Giáo án Giáo dục địa phương 10 Nam Định file word được Hoatieu chia sẻ trong bài viết này là mẫu kế hoạch bài dạy môn Giáo dục địa phương lớp 10 của tỉnh Nam Định giúp các em học sinh nâng cao hiểu biết về các kiến thức văn hóa lịch sử của địa phương mình. Sau đây là nội dung chi tiết mẫu giáo án môn Giáo dục địa phương lớp 10 Nam Định file doc 35 tuần, mời các bạn cùng tham khảo và tải về sử dụng.

Mẫu giáo án GDĐP 10 Nam Định

CHÈO NAM ĐỊNH TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI

Tiết 1

BÀI 1: CHÈO TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ NGƯỜI DÂN NAM ĐỊNH

(Thời lượng: 1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Học sinh nắm được lịch sử ra đời, sự phát triển và ảnh hưởng của nghệ thuật chèo trong đời sống của người dân Nam Định xưa và nay.

- HS nhận ra những đặc trưng của nghệ thuật chèo, phân biệt với các loại hình nghệ thuật sân khấu khác.

2. Về năng lực

Năng lực chung: Năng lực tự học, Năng lực sáng tạo, Năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, ...

Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ, Năng lực nghiên cứu khoa học nghệ thuật.

3. Về phẩm chất:

Giáo dục cho Học sinh lòng tự hào dân tộc, yêu quê hương, trân trọng các di sản văn hóa của quê hương.

I. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU

1. Học liệu: sơ đồ tư duy, tranh ảnh, vi deo về các vở chèo do đoàn chèo Nam Định biểu diễn, phiếu học tập

2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cẩn

II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Ổn định tổ chức

Kiểm tra

Bài mới

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học

b. Nội dung

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi giải ô chữ

- Hs theo dõi

c. Sản phẩm

- Hs thực hiện các yêu cầu của GV

- HS tìm được ô chữ từ khoá là “Chèo”

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV- HS

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu một số hình ảnh: đình làng, chú hề chèo, trống cơm, ...

Và hỏi HS: Những hình ảnh trên gợi em nhớ đến bộ môn nghệ thuật sân khấu nào? Em hãy chia sẻ một số hiểu biết của mình về bộ môn nghệ thuật đó?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS theo dõi và trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo và thảo luận

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV chốt ý và dẫn dắt vào bài

- Những hình ảnh trên gợi nhớ đến nghệ thuật hát chèo.

- Hát Chèo là nghệ thuật sân khấu cổ truyền của Việt Nam phát triển mạnh mẽ tại miền Bắc, Bắc Trung Bộ mang đậm bản sắc dân tộc. Từ thời xưa Chèo được coi là loại hình sân khấu hội hè, thường được biểu diễn trong những lễ hội hoặc những dịp đặc biệt. Phần ngôn từ đa thanh, đa nghĩa giàu sự ví von, tự sự trữ tình.

- Đối với người dân Nam Định, từ xưa, hát chèo đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu, nhất là trong các dịp lễ hội. Ngày nay, hát chèo có còn giữ được vị trí của nó trong lòng công chúng?

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1

a. Mục tiêu:

- Học sinh nắm được lịch sử ra đời, sự phát triển của nghệ thuật hát chèo ở Nam Định.

b. Nội dung :

- Học sinh thu thập các tài liệu về nghệ thuật chèo ở Nam Định.

- Học sinh thuyết trình và thực hiện phiếu học tập để tìm hiểu về nghệ thuật chèo ở Nam Định.

c. Sản phẩm

- Những kiến thức chung nhất về nghệ thuật chèo trong đời sống của người dân Nam Định.

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập (Trước khi dạy, GV giao cho HS tìm hiểu trên mạng Internet về nghệ thuật chèo Nam Định. GV khuyến khích HS sưu tầm hình ảnh, vi deo về hoạt động hát chèo ở Nam Định)

GV nêu câu hỏi:

? Hiểu biết của em về lịch sử hình thành nghệ thuật hát Chèo ở Nam Định?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- HS tìm thông tin trong tài liệu đã thu thập được

- Học sinh thuyết trình

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

Học sinh chia sẻ bài làm và báo cáo phần tìm hiểu (Khuyến khích những HS chuẩn bị Powerpoint). HS khác có thể phản biện (nếu có)

Bước 4. Kết luận, nhận định

Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản

I. Lịch sử hình thành nghệ thuật hát chèo Nam Định

Nam Định là một vùng quê văn hiến, cái nôi của nghệ thuật chèo Nam Định là vùng đất nằm ở châu thổ sông Hồng, một trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước của người Việt. Sau mỗi vụ thu hoạch, người lao động lại tổ chức các lễ hội để vui chơi, múa hát và cảm tạ thần thánh đã phù hộ cho vụ mùa no ấm. Nam Định cũng nổi tiếng là vùng địa linh nhân kiệt, nơi phát tích vương triều Trần. Vào thế kỷ XIII, sau ba lần đại thắng quân Nguyên Mông với hào khí Đông A vang dội, tại hành cung Thiên Trường – kinh đô thứ hai của nhà Trần, các quan biên soạn nhạc của cung đình đã truyền dạy cho dân làng Phương Bông, xã Mỹ Trung, huyện Mỹ Lộc điệu múa bài bông để ca ngợi công đức của quân, dân nhà Trần. Không chỉ ở địa danh Thiên Trường, vùng đất địa linh nhân kiệt Nam Định còn là nơi thờ tự những danh nhân với những kiến trúc cổ kính như chùa Cổ Lễ, chùa Keo, phủ Nấp, Phủ Dầy, chùa Bi... Ở những nơi này, văn nghệ dân gian khá phong phú, Nam Định là một trong những vùng mà nghệ thuật chèo xuất hiện sớm và tồn tại lâu dài của vùng châu thổ sông Hồng. Cùng với thời gian, chèo đã trở thành bộ môn nghệ thuật chuyên nghiệp có một vị trí vững chắc ở Nam Định.

Trong hội làng ở Nam Định không thể thiếu vắng chiếu Chèo sân đình. Ngày xưa, vào những ngày xuân hay nông nhàn, những phường Chèo (gồm từ 10 đến 15 người) như những khách chơi xuân gánh hòm đồ trên vai đi xin đám ở các làng. Nơi diễn là một tấm chiếu hoa trải ở sân đình, một tấm màn nhỏ ngăn nơi diễn với hậu trường. Trang trí khu vực diễn là khung cảnh ngày hội: cây nêu, những lá cờ ngũ sắc, những bức cửa vòm sơn son thiếp vàng… Mở đầu buổi diễn bao giờ cũng là “thi nhịp” - một hình thức đồng tấu của các loại nhạc cụ gõ từ trống cái, trống đế, trống cơm, trống bộc, sanh tiền, mõ, thanh la… Nghe những âm thanh rộn rã, sôi động ấy, nghệ sĩ cất bài ca “vỡ nước”, nội dung chúc dân làng một năm làm ăn thịnh vượng, đồng thời cũng là hình thức khai giọng của diễn viên trước khi vào trò. Dân làng thi nhau xúm quanh ba mặt chiếu Chèo, lúc này một chú hề ra múa “dẹp đám” để đám đông khỏi lấn vào nơi diễn, hoặc một lớp “giáo đầu” giới thiệu nội dung trò diễn và sân khấu dần thu hút sự chú ý của khán giả.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 2

a. Mục tiêu:

- Học sinh nhận thức đầy đủ về đời sống văn hoá của người dân Nam Định xưa và nay gắn với sinh hoạt nghệ thuật dân gian (hát chèo)

- HS biết trân trọng, phát huy và bảo tồn nghệ thuật truyền thống của quê hương.

b. Nội dung :

- Học sinh thu thập các tài liệu về nghệ thuật chèo trong đời sống của người dân Nam Định xưa và nay.

- Học sinh thảo luận nhóm và thực hiện phiếu học tập để tìm hiểu về nghệ thuật chèo trong đời sống của người dân Nam Định

c. Sản phẩm

- Những kiến thức về nghệ thuật chèo trong đời sống của người dân Nam Định.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập (GV chia nhóm trước, yêu cầu HS tìm hiểu về Hoạt động sân khấu chèo ở một số địa phương. GV khuyến khích HS sưu tầm hình ảnh, vi deo về hoạt động hát chèo ở Nam Định)

- Nhóm 1. Hoạt động sân khấu chèo ở huyện Ý Yên, Vụ Bản.

- Nhóm 2. Hoạt động sân khấu chèo ở huyện Mĩ Lộc, Nam Trực

- Nhóm 3. Hoạt động sân khấu chèo ở huyện Trực Ninh, Nghĩa Hưng, Hải Hậu

- Nhóm 4. Hoạt động sân khấu chèo ở huyện Giao Thuỷ, Xuân Trường.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- HS tìm thông tin trong tài liệu đã thu thập được, trao đổi với các HS trong nhóm, hoàn thành phiếu học tập

- Học sinh thuyết trình

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

Học sinh chia sẻ bài làm. HS khác có thể phản biện (nếu có)

Bước 4. Kết luận, nhận định

Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập (GV yêu cầu HS tìm hiểu về Hoạt động của đoàn chèo Nam Định. GV khuyến khích HS sưu tầm hình ảnh, vi deo về hoạt động của đoàn chèo Nam Định)

- Gv cho HS xem 1 đoạn trích trong vở chèo “Trần Quốc Toản ra quân

? Hãy chia sẻ hiểu biết của em về đoàn chèo Nam Định

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- HS tìm thông tin trong tài liệu đã thu thập được

- Học sinh thuyết trình

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

Học sinh chia sẻ thông tin. Khuyến khích HS sử dụng video, powerpoint. HS khác có thể phản biện (nếu có)

Bước 4. Kết luận, nhận định

Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản

* TIẾT 2

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập (cuối tiết 1, GV yêu cầu HS tìm hiểu về Hoạt động hát chèo ở Xuân Trường: Các gánh hát nổi tiếng, các tích chèo phổ biến, dàn dựng 1 đoạn trong 1 tích chèo mà HS yêu thích. GV khuyến khích HS sưu tầm hình ảnh, vi deo về hoạt động ở Xuân Trường)

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- HS tìm thông tin

- Học sinh tập diễn xuất

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

Học sinh chia sẻ thông tin, HS diễn 1 đoạn hát chèo trước cả lớp. Có thể tự diễn ở nhà, quay video lại.

Bước 4. Kết luận, nhận định

- Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản

- GV có thể cho điểm đối với những HS có khả năng diễn xuất tốt.

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập

GV nêu câu hỏi:

- Theo em, trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn và phát triển nghệ thuật chèo Nam Định là trách nhiệm của những ai?

- Tuổi trẻ cần làm gì để giữ gìn, bảo tồn và phát triển nghệ thuật chèo quê hương

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ, nêu quan điểm của cá nhân

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

Học sinh chia sẻ suy nghĩ, nêu quan điểm của cá nhân

Bước 4. Kết luận, nhận định

- Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản

II. Nghệ thuật hát chèo trong đời sống của người dân Nam Định xưa và nay.

1. Hoạt động sân khấu chèo trên địa bàn tỉnh Nam Định

- Huyện Ý Yên được đánh giá là “thủ phủ” của đất chèo Nam Định với các làng chèo Yên Phong, Yên Trị, Yên Chính, Yên Thọ, Yên Cường, An Lộc Hạ... cùng hàng chục đội chèo và hàng trăm nghệ sĩ nổi tiếng.

- Huyện Vụ Bản có làng chèo Hào Kiệt với hầu hết thành viên là dân quân, du kích tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp. - Huyện Mỹ Lộc được nhắc đến với chèo làng Đặng với gánh chèo làng Quang Sán ở xã Mỹ Hà. Sau hòa bình lập lại, Mỹ Hà có tới 10 đội chèo, riêng làng Quang Sán có năm đội. Chèo làng Đặng đã xuất hiện trong thơ Nguyễn Bính:

“Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay

Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy

Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ

Mẹ bảo: thôn Đoài hát tối nay…”.

(Mưa xuân)

- Huyện Nam Trực ngoài phường chèo Điền Xá, Nam Mỹ, còn có các phường chèo gốc gắn kết với phường múa rối nước như làng Rạch ở xã Hồng Quang, làng Nhất ở xã Nam Giang.

- Huyện Ngĩa Hưng, Trực Ninh cũng có nhiều đội chèo, nòng cốt là lực lượng văn hoá, văn nghệ ở nông thôn.

- Huyện Hải Hậu có làng chèo Phú Văn Nam ở xã Hải Châu đã tồn tại cách đây hàng trăm năm...

- Huyện Giao Thuỷ: Nổi tiếng có làng chèo Hoành Nhị, xã Giao hà do cụ Phùng Hữu Ích khởi xướng; làng chèo Giao Thanh gắn liền với tên tuổi của NSND Bùi Trọng Đang.

- Huyện Xuân Trường: Gánh hát của cụ Nguyễn Văn Can,, Đặng Văn Tuệ dần dần phát triển thành các làng chèo và lan toả khắp trong huyện.

* Đến năm 2015, Nam Định đã có 170 nhà văn hóa xã và hơn 1000 nhà văn hóa làng, đó chính là nơi hoạt động của trên 600 đội văn nghệ, trong đó có gần 200 đội chèo, câu lạc bộ chèo đã góp phần đẩy nhanh tốc độ xã hội hóa các hoạt động văn hóa để Nam Định cùng cả nước vững bước xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

2. Những đóng góp, thành tựu cơ bản của đoàn chèo Nam Định.

- Năm 1959, đoàn chèo Nam Định 1 được thành lập, xây dựng nhiều vở diễn nổi tiếng: vở “Viên ngọc lưu ly” (1962) - được tặng Huy chương Bạc tại Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc mùa xuân năm 1962, vở “Chị Tâm bến Cốc” - vinh dự được phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh và các diễn viên được chụp ảnh lưu niệm với Bác Hồ tại Đại hội, tối 21-5-1963., vở “Cô Son”, “Trần Quốc Toản ra quân” (1962)

- Từ năm 1966-1981 (đoàn chèo Nam Hà) là thời kỳ “hoàng kim” của đoàn với nhiều thành quả lao động nghệ thuật; tiêu biểu như các vở chèo: “Trần Quốc Toản ra quân”, “Lấn biển”, “Tấm Cám”, “Quan âm Thị Kính”, “Ni cô Đàm Vân”, “Ánh sao đầu núi”, “Chiếc nón bài thơ”, “Soi bóng người xưa”… Năm 1976, vở “Ni cô Đàm Vân” của tác giả Học Phi, đạo diễn Lê Huệ đã được lựa chọn phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV tại Hội trường Ba Đình (Hà Nội).

- Giai đoạn 1982-1992 (đoàn chèo Hà Nam Ninh) trong 10 năm, đoàn đã dàn dựng 12 vở dài, trong đó có những vở diễn xuất sắc như: “Những người nói thật” đạt Huy chương Vàng Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc tại Thanh Hóa năm 1985; “Anh lái đò sông Vị” đạt Huy chương Vàng Hội diễn SKCN toàn quốc tại Thái Bình năm 1990.

- Năm 2000, Vở “Trần Anh Tông” được tặng Huy chương Vàng Hội diễn SKCN toàn quốc năm 2000, vinh dự được chọn phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX tại Thủ đô Hà Nội (năm 2001)

- Hơn 50 vở chèo dài đủ các đề tài khác nhau, hơn 15 lần được đăng quang tại các kỳ hội diễn, hội thi toàn quốc và khu vực đã làm cho Nhà hát Chèo được đồng nghiệp và giới hâm mộ nghệ thuật sân khấu cả nước tôn vinh, tạo thành tâm thức: chèo đồng nghĩa với Nam Định. Nhà hát Chèo đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhì, Huân chương Chiến công cho đội văn công xung kích tiền phương năm 1968, Huân chương Lao động hạng Ba, hạng Nhì, hạng Nhất, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 13 Huy chương Chiến thắng, 35 Huy chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều năm liên tục nhận “Cờ tiên tiến xuất sắc” của UBND tỉnh; hàng trăm Huy chương Vàng, Bạc cho các vở diễn, diễn viên; hàng trăm Bằng khen, giấy khen, cờ thưởng của các binh chủng trong QĐND Việt Nam, các bộ, ngành Trung ương và tỉnh; 12 nghệ sĩ đã được phong tặng danh hiệu NSƯT. Đúng như nhận định của tiến sĩ Trần Đình Ngôn, nguyên Viện trưởng Viện Sân khấu: “Nhà hát Chèo Nam Định xứng đáng là niềm tự hào của nhân dân Nam Định, là người bạn đáng trọng, đáng yêu của nghệ sĩ trong cả nước, là một thương hiệu nghệ thuật đã in đậm dấu ấn trong lòng khán giả trong cả nước và bầu bạn năm châu khi đến với Chiếu chèo Nam”.

3. Hoạt động sinh hoạt văn hoá hát chèo tại huyện Xuân Trường.

- Gánh hát của cụ Nguyễn Văn Can

- Gánh hát của cụ ĐặngVăn Tuệ

- Hoạt động hát chèo trong lễ hội chàu Keo Hành Thiện

- Hoạt động hát chèo trong lễ hội đầu xuân, lễ hội dân gian

III. Trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn và phát triển nghệ thuật chèo Nam Định.

- Là trách nhiệm chung của mỗi người dân Nam Định, của các cấp, các ngành và toàn xã hội.

- Tự hào, ngợi ca nghệ thuật hát chèo, quảng bá rộng rãi nghệ thuật hát chèo đến với bạn bè quốc tế,

- Đối với tuổi trẻ:

+ Cần có tình yêu với bộ môn nghệ thuật truyền thống này; Cần tìm hiểu về chèo và các loại hình nghệ thuật sân khấu dân tộc, là những khán giả biết thưởng thức chèo.

+ Nếu có tài năng và tình yêu với nghệ thuật hát chèo thì tham gia các lớp đào tạo tác giả, đạo diễn, diễn viên chèo.

- ............................

.......................

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
3 2.662
Giáo án Giáo dục địa phương lớp 10 tỉnh Nam Định (cả năm)
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng