Giáo án dạy thêm Ngữ văn 10 Kết nối tri thức (Bài 1,2,3,4,5,6,7,8)

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 10 Kết nối tri thức - Nhằm giúp các thầy cô có thêm tài liệu tham khảo trong công tác giảng dạy môn Ngữ văn lớp 10 theo chương trình mới. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu giáo án dạy thêm Ngữ văn 10 Kết nối tri thức được biên soạn với các nội dung bám sát chương trình Ngữ văn 10 sách Kết nối tri thức. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Các bạn sử dụng file tải về để xem toàn bộ nội dung chi tiết Giáo án dạy thêm Ngữ văn 10 KNTT.

Giáo án dạy buổi 2 Ngữ văn 10 KNTT file word

Bài 2. Vẻ đẹp của thơ ca

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Ôn tập các đơn vị kiến thức của bài học 2: Vẻ đẹp của thơ ca

- Ôn tập cách đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình: biết phân tích và đánh giá được giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản thơ; nhận biết và phân tích được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố như: hình ảnh, vần, đối, chủ thể trữ tình...

- Ôn tập về sửa các lỗi về trật tự từ trong bài viết, bài nói.

- Ôn tập cách viết và thực hành viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ.

2. Năng lực:

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực ngôn ngữ (đọc – viết – nói và nghe); năng lực văn học.

3. Phẩm chất:

-Trân trọng tình yêu thiên nhiên, yêu con người, lắng nghe tâm sự và trân trọng sự sáng tạo nghệ thuật của các nhà thơ

- Có ý thức ôn tập nghiêm túc.

B. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU

1. Học liệu:

- Tham khảo SGV, SGK Ngữ văn 10 KNTTVCS, tập 1.

- Tài liệu ôn tập bài học.

2. Thiết bị và phương tiện:

- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến bài học.

- Sử dụng ngôn ngữ trong sáng, lành mạnh.

- Sử dụng máy chiếu/tivi kết nối wifi

C. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp: Thảo luận nhóm, động não, dạy học giải quyết vấn đề, thuyết trình, đàm thoại gợi mở, dạy học hợp tác... .

- Kĩ thuật: Sơ đồ tư duy, phòng tranh, chia nhóm, đặt câu hỏi, khăn trải bàn,...

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

BUỔI 1

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút sự chú ý của HS vào việc thực hiện nhiệm vụ học tập.

2. Nội dung hoạt động: HS chia sẻ suy nghĩ

3. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.

4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Báo cáo sản phẩm dạy học dự án mà GV đã giao sau khi học xong bài 2 buổi sáng:

- Nhóm 1: Nhóm Hoạ sĩ (PP phòng tranh)

Yêu cầu: Triển lãm phòng tranh các bức tranh vẽ minh hoạ vẻ đẹp của Thơ mới (qua thơ Hàn Mặc Tử, thơ Nguyễn Bính,...) (vẽ tối thiểu 2 bức tranh).

- Nhóm 2, 3: Nhóm Phóng viên:

Yêu cầu:

+ Nhóm 2: Làm video giới thiệu về các nhà thơ hai-cư nổi tiếng của Nhật Bản.

+ Nhóm 3: Làm video giới thiệu về các nhà thơ thời Đường nổi tiếng của Trung Quốc.

Video cần cung cấp các thông tin khái quát về cuộc đời, sự nghiệp, một số sáng tác tiêu biểu của tác giả. Mỗi video nghiên cứu về tối thiểu 03 tác giả theo yêu cầu.

- Nhóm 4: Nhóm sưu tầm, biên soạn: Những bài phân tích, đánh giá các tác phẩm thơ (thơ hai –cư Nhật Bản, thơ Đường Trung Quốc hoặc Việt Nam và Thơ mới Việt Nam)

(Nhiệm vụ các nhóm đã được giao trước một tuần sau tiết học buổi sáng)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

Các nhóm lần lượt báo cáo sản phẩm dự án của nhóm.

GV khích lệ, động viên.

Bước 3: Báo cáo sản phẩm học tập:

Các nhóm nhận xét sản phẩm của nhóm bạn sau khi nhóm bạn báo cáo.

Bước 4: Đánh giá, nhận xét

- GV nhận xét, khen và biểu dương các nhóm có sản phẩm tốt.

- GV giới thiệu nội dung ôn tập bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca

KĨ NĂNG

NỘI DUNG CỤ THỂ

Đọc hiểu văn bản

Đọc hiểu văn bản:

+ Văn bản 1,2,3: Thơ hai-cư (Chùm thơ hai-cư Nhật Bản)

+ Văn bản 4: Cảm xúc mùa thu (Thu hứng, bài 1- Đỗ Phủ);

+ Văn bản 5: Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử)

+ Văn bản 6: Bản hòa âm trong Tiếng thu (Lưu Trọng Lư)

Thực hành đọc hiểu:

Văn bản: Cánh đồng (Ngân Hoa)

Thực hành Tiếng Việt: Sửa lỗi về dùng từ, trật tự từ

Viết

Viết: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ

Nói và nghe

Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ

HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP: NHẮC LẠI KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức của bài học Bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca

2. Nội dung hoạt động: Vận dụng các phương pháp đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm để ôn tập.

3. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân hoặc sản phẩm nhóm.

4. Tổ chức thực hiện hoạt động.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV hướng dẫn HS ôn lại các đơn vị kiến thức cơ bản bằng phương pháp hỏi đáp, đàm thoại gợi mở; hoạt động nhóm,

- HS lần lượt trả lời nhanh các câu hỏi của GV, các đơn vị kiến thức cơ bản của bài học 2.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tích cực trả lời.

- GV khích lệ, động viên

Bước 3: Báo cáo sản phẩm

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá, nhận xét

GV nhận xét, chốt kiến thức

........................

Giáo án dạy thêm Văn 10 Kết nối tri thức kì 2

Bài 6. NGUYỄN TRÃI “DÀNH CÒN ĐỂ TRỢ DÂN NÀY”

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Ôn tập các đơn vị kiến thức của bài học 6: Nguyễn Trãi “Dành còn để trợ dân này” để giải quyết được các bài tập GV giao.

- HS biết cách đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại:

+ Vận dụng được những hiểu biết về Nguyễn Trãi để làm bài tập đọc hiểu một số đoạn (văn bản) của tác gia này.

+ Biết cách sắp xếp, trình bày luận điểm, lí lẽ, bằng chứng và vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận khi lập dàn ý của các bài tập.

+ Làm được bài tập đọc hiểu văn bản về: Thể thơ, ngôn từ, hình ảnh , cách ngắt nhịp; các phép tu từ so sánh, nhân hóa…

+ Làm được bài tập phân tích và đánh giá giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong bài thơ: từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, các phép tu từ, chủ thể trữ tình (nhân vật trữ tình).

- HS biết cách vận dụng các kiến thức về từ Hán Việt để giải quyết các bài tập thực hành về tiếng Việt.

- HS viết được văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội: trình bày rõ quan điểm và hệ thống luận điểm, bài viết có cấu trúc chặt chẽ; sử dụng các bằng chứng thuyết phục.

- HS biết thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau; đưa ra được những căn cứ thuyết phục; tôn trọng người đối thoại

2. Năng lực:

+ Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo

+ Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ (đọc – viết); năng lực văn học.

3. Phẩm chất:

- Kính trọng, biết ơn và học tập những nhân vật kiệt xuất đã có đóng góp lớn lao cho lịch sử và văn hoá dân tộc.

- Có ý thức ôn tập chăm chỉ, trách nhiệm với nhiệm vụ học tập.

B. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU

1. Học liệu:

- Tham khảo SGV, SGK Ngữ văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 2.

- Tài liệu ôn tập bài học, sách bài tập, tài liệu trên mạng Internet,...

2. Thiết bị và phương tiện:

- Sưu tầm tư liệu có liên quan đến bài học.

- Sử dụng máy chiếu/tivi kết nối wifi

C. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp: dạy học giải quyết vấn đề, thuyết trình, đàm thoại gợi mở...

- Kĩ thuật: Động não, chia nhóm, đặt câu hỏi, viết tích cực,...

D.TIẾN TRÌNH ÔN TẬP THEO CHỦ ĐỀ

BUỔI 1

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút sự chú ý của HS vào việc thực hiện nhiệm việc học tập.

2. Nội dung hoạt động: HS chia sẻ suy nghĩ

3. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.

4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

HS báo cáo sản phẩm dạy học dự án mà GV đã giao sau khi học xong bài 6 buổi sáng: Nguyễn Trãi – danh nhân văn hóa

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Các nhóm lần lượt thể hiện sản phẩm

GV khích lệ, động viên.

Bước 3: Báo cáo sản phẩm học tập

Các nhóm nhận xét phần thể hiện của nhóm bạn sau khi nhóm bạn thực hiện xong.

Bước 4: Đánh giá, nhận xét

- GV nhận xét, khen và biểu dương các nhóm có sản phẩm tốt.

- GV giới thiệu nội dung ôn tập bài 6: Nguyễn Trãi “Dành còn để trợ dân này”

KĨ NĂNG

NỘI DUNG CỤ THỂ

Đọc hiểu văn bản

Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại:

- Văn bản nghị luận trung đại

- Thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Trãi

- Thơ chữ Hán Đường luật của Nguyễn Trãi

Tiếng Việt

Thực hành sử dụng từ Hán Việt

Viết

Viết: Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

........................

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác tại mục Dành cho giáo viên thuộc chuyên mục Tài liệu nhé.

Đánh giá bài viết
1 471
0 Bình luận
Sắp xếp theo