Giáo án Công nghệ 10 Kết nối tri thức cả năm

Tải về

Giáo án Công nghệ 10 Kết nối tri thức - Trọn bộ kế hoạch bài dạy môn Công nghệ lớp 10 được biên soạn theo chương trình giáo dục phổ thông mới được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô giáo khi soạn giáo án cho năm học mới 2023-2024. Sau đây là nội dung chi tiết giáo án Công nghệ 10 Kết nối tri thức với cuộc sống file word, mời các thầy cô cùng tham khảo.

Lưu ý: Do file Giáo án môn Công nghệ 10 KNTT có dung lượng lớn nên các bạn sử dụng file tải về để xem toàn bộ nội dung chi tiết.

Giáo án Công nghệ 10 Kết nối tri thức trồng trọt

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRỒNG TRỌT

BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ TRỒNG TRỌT

Môn học: Công nghệ trồng trọt - Lớp: 10

Thời gian thực hiện: 03 tiết

I. MỤC TIÊU

Năng lực, phấm chất

Mục tiêu

Mã hóa

1. Năng lực

a. Năng lực đặc thù

Nhận thức công nghệ

- Trình bày được vai trò và triển vọng của trồng trọt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

(1)

- Nêu được một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt.

(2)

- Trình bày được những yêu cầu cơ bản với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong trồng trọt.

(3)

Sử dụng công nghệ

Vận dụng kiến thức vào thực tiễn để đề xuất giải pháp góp phần giải quyết một số hạn chế trong trồng trọt ở gia đình, địa phương.

(5)

b. Năng lực chung

Giao tiếp và hợp tác

Thông qua các hoạt động trao đổi, thảo luận, trình bày kết quả làm việc nhóm.

(6)

Tự chủ và tự học

Thông qua việc tự tìm hiểu nội dung, hình ảnh trong SGK, học tập khi thảo luận trong nhóm.

(7)

Giải quyết vấn đề và sáng tạo

Đề xuất được các giải pháp góp phần giải quyết một số hạn chế trong trồng trọt ở gia đình, địa phương.

(8)

2. Phẩm chất

Chăm chỉ

Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

(9)

Trách nhiệm

Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công

(10)

Trung thực

Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết quả đã làm.

(11)

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Dạy học trực quan.

- Dạy học hợp tác.

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- Tranh, ảnh, video liên quan đến vai trò, triển vọng của trồng trọt, các thành tự nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt ở Việt Nam và trên thế giới.

2. Học sinh:

- Đọc trước bài học trong SGK; tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến vai trò, triển vọng của trồng trọt, các thành tựu của ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt ở Việt Nam và trên thế giới.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động học (thời gian)

Mục tiêu

(mã hóa)

Nội dung dạy học trọng tâm

PP/KTDH chủ đạo

Phương án đánh giá

Hoạt động 1. Khởi động

(1), (2), (3)

Câu hỏi

Kĩ thuật động não

Câu hỏi, vấn đáp

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về vai trò và triển vọng trồng trọt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

(1), (5), (6), (8), (9), (10)

Câu hỏi

Dạy học theo nhóm

Câu hỏi

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về một số thành tựu ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt ở Việt Nam

(2), (5), (6), (8), (9), (10)

Câu hỏi

Dạy học theo nhóm

Câu hỏi

Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về một số thành tựu ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt trên thế giới

(2), (5), (6), (8), (9), (10)

Câu hỏi

-Dạy học theo nhóm

Câu hỏi

Hoạt động 2.4. Tìm hiểu về các yêu cầu cơ bản với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong trồng trọt

(3), (5), (6), (8), (9), (10)

Câu hỏi

-Dạy học theo nhóm

Câu hỏi

Hoạt động 3.

Luyện tập

(1), (2), (3), (5), (6), (8), (9), (10)

Câu hỏi

Kĩ thuật động não

-Vấn đáp

Hoạt động 4.

Vận dụng

(4), (7)

Câu hỏi

Giao bài tập

Vở bài tập

B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi đầu:

a) Mục tiêu: (1), (2), (3)

Xác định được nhiệm vụ học tập của bài thông qua các hình ảnh về vai trò của trồng trọt, mô hình trồng trọt công nghệ cao ở Việt Nam qua đó nêu được vai trò, triển vọng của trồng trọt của việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt ở Việt Nam và trên thế giới, những yêu cầu cơ bản với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong trồng trọt.

b) Nội dung:

HS quan sát một số hình ảnh nói về vai trò của trồng trọt, mô hình trồng trọt công nghệ cao ở Việt Nam; và nêu những hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề liên quan đến trồng trọt.

c) Sản phẩm:

HS nêu được nội dung được đề cập trong hình ảnh, xác định được nhiệm vụ học tập.

d) Tổ chức thực hiện:

..................

BÀI 2: CÂY TRỒNG VÀ CÁC YẾU TỐ CHÍNH TRONG TRỒNG TRỌT

Môn: Công nghệ - Lớp 10

Thời gian thực hiện: 2 tiết

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này, học sinh cần đạt được:

1. Kiến thức:

- Phân loại được các nhóm cây trồng phổ biến theo nguồn gốc, đặc tính sinh vật học và mục đích sử dụng

- Phân tích được mối quan hệ giữa cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: thông qua việc tự tìm hiểu nội dung, hình ảnh trong SGK, học tập khi thảo luận trong nhóm.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua các hoạt động trao đổi, thảo luận, trình bày kết quả làm việc nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đề xuất được các cách phân loại cây trồng ở gia đình, địa phương, đưa ra được yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến trồng trọt

2.2. Năng lực nhận thức công nghệ:

- Trình bày được ý nghĩa của các cách phân loại cây trồng

- Mối quan hệ của cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt

3. Phẩm chất:

Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

- Có ý thức tìm hiểu và vận dụng kiến thức vào thực tiễn gia đình, địa phương

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1.Giáo viên:

- Giáo án, hình ảnh các loại cây trồng

2. Học sinh:

- Vở ghi, giấy A0 hoặc bảng phụ

III. Các hoạt động dạy học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

Hoạt động 1: Khởi động

a. Mục đích:

- Tạo sự hứng thú cho học sinh trước khi học bài mới

- Giúp Học sinh tìm hiểu các cách để phân loại cây trồng, nắm vững mục tiêu bài học để hướng đến các hoạt động

b. Nội dung:

- Tìm hiểu về cây trồng

- Các cách phân loại cây trồng

c. Sản phẩm:

- Câu trả lời của học sinh về khái niệm cây trồng và đưa ra một số cách phân loại cây trồng theo ý kiến riêng của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Chiếu hình ảnh để học sinh nhận biết cây trồng

- GV phát phiếu học tập và yêu cầu học sinh thực hiện yêu cầu trên màn hình trong 2 phút.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV. Hoàn thành bài tập trên bảng.

- Giáo viên: Theo dõi và quan sát học sinh

*Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án cho bài tập GV liệt kê đáp án của HS trên bảng

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:

- Giáo viên nhận xét, đánh giá:

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay.

BÀI 2: CÂY TRỒNG VÀ CÁC YẾU TỐ CHÍNH TRONG TRỒNG TRỌT

*Khái niệm:

- Cây trồng: là cây được thuần hóa, chọn lọc để trồng trọt đưa vào sản xuất nông nghiệp

..................

BÀI 3: GIỚI THIỆU VỀ ĐẤT TRỒNG

I. MỤC TIÊU

1. Phát triển năng lực

- Năng lực công nghệ:

● Trình bày được khái niệm, thành phần cơ bản của đất trồng.

● Trình bày được tính chất của đất trồng (tính chua, tính kiềm và trung tính của đất).

- Năng lực chung:

● Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

● Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

● Lựa chọn nguồn tài liệu thích hợp để tìm hiểu về đất trồng, vai trò, thành phần của đất trồng trong sản xuất nông nghiệp.

3. Phẩm chất: Có ý thức bảo vệ đất trồng trong quá trình sử dụng đất.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

● SGK, SGV, Giáo án.

● Hình ảnh về đất trồng và hình minh họa về keo âm, keo dương.

● Máy tính, máy chiếu (nếu có) để giới thiệu một số loại đất ở các vùng miền.

2. Đối với học sinh

● SGK.

● Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, từng bước bước vào bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi, lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu một số hình ảnh về một số loại đất trồng và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, đất trồng là gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, chưa vội kết luận đúng sai, sẽ để HS xác nhận lại sau khi học xong bài học.

- GV dẫn dắt vào bài học: Để hiểu rõ về khái niệm, thành phần cơ bản của đất trồng và nắm được tính chất của đất trồng (tính chua, tính kiềm và trung tính của đất), chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 3: Giới thiệu về đất trồng.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm về đất trồng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được khái niệm về đất trồng và vai trò của con người trong quá trình hình thành đất trồng.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp đôi và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

...................

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 1.709
Giáo án Công nghệ 10 Kết nối tri thức cả năm
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm