Đáp án tập huấn Giáo dục công dân lớp 6 sách Chân trời sáng tạo

Đáp án tập huấn Giáo dục công dân lớp 6 sách Chân trời sáng tạo là đáp án để các thầy cô tham khảo nhằm hoàn thành bài tập trong tập huấn sử dụng SGK mới lớp 6 sử dụng từ năm học 2021-2022 của Nhà xuất bản Giáo dục.

Đáp án trắc nghiệm chương trình tập huấn SGK mới lớp 6

Câu 1: Ở cấp THCS, chương trình môn Giáo dục công dân quy định mấy nội dung giáo dục?

a. 3 nội dung giáo dục bao gồm: Giáo dục đạo đức, Giáo dục kỹ năng sống, Giáo dục kinh tế - pháp luật.

b. 3 nội dung giáo dục bao gồm: Giáo dục phẩm chất, Giáo dục kỹ năng sống, Giáo dục kinh tế - pháp luật.

c. 4 nội dung giáo dục bao gồm: Giáo dục phẩm chất, Giáo dục kỹ năng sống, Giáo dục kinh tế, Giáo dục pháp luật.

d. 4 nội dung giáo dục bao gồm: Giáo dục đạo đức, Giáo dục kỹ năng sống, Giáo dục kinh tế, Giáo dục pháp luật.

Câu 2: Chương trình môn Giáo dục công dân không tập trung phát triển những phẩm chất chủ yếu gì ở học sinh?

a. Yêu nước

b. Nhân ái

c. Vị tha

d. Trách nhiệm

Câu 3: Chương trình môn Giáo dục công dân không tập trung phát triển những năng lực chủ yếu gì ở học sinh?

a. Năng lực điều chỉnh hành vi

b. Năng lực phát triển bản thân

c. Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội

d. Năng lực làm việc độc lập

Câu 4: Chương trình môn Giáo dục công dân 6 được quy định mấy chủ đề?

a. 8 chủ đề

b. 9 chủ đề

c. 10 chủ đề

d. 12 chủ đề

Câu 5: Chương trình môn Giáo dục công dân 6 có thời lượng bao nhiêu tiết trong năm?

a. 35 tiết

b. 36 tiết

c. 37 tiết

d. 38 tiết

Câu 6: Thời lượng dành cho nội dung giáo dục kỹ năng sống trong. Chương trình môn Giáo dục công dân 6 được quy định như thế nào?

a. Giáo dục kỹ năng sống chiếm 10%

b. Giáo dục kỹ năng sống chiếm 15%

c. Giáo dục kỹ năng sống chiếm 20%

d. Giáo dục kỹ năng sống chiếm 25%

Câu 7: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đánh giá định kỳ đối với môn Giáo dục công dân được thực hiện vào mấy thời điểm? Vui lòng kể tên ra.

a. Bốn thời điểm: giữa học kỳ 1, cuối học kỳ 1, giữa học kỳ 2 và cuối năm học.

b. Ba thời điểm: giữa học kỳ 1, giữa học kỳ 2 và cuối năm học.

c. Hai thời điểm: Cuối học kỳ 1 và cuối học kỳ 2.

d. Một thời điểm: Cuối năm học.

âu hỏi 8: Khám phá là hoạt động giúp HS tự nhận thức, tự chiếm lĩnh kiến thức mới hoặc hình thành nhận thức mới đúng hơn, tốt hơn, chính xác hơn về một vấn đề thông qua hệ thống các Câu/ giải pháp/ tình huống phù hợp với nội dung và mức độ yêu cầu cần đạt đã được quy định trong chương trình.

a. Đúng

b. Sai

Câu 9: Đâu không phải là nguyên tắc giáo dục phù hợp được giới thiệu trong Chương trình môn Giáo dục công dân.

a. Chú trọng tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để HS khám phá, phân tích, khai thác thông tin, xử lý tình huống thực tiễn, trường hợp điển hình; tăng cường sử dụng các thông tin, tình huống, trường hợp của thực tế cuộc sống xung quanh, gần gũi với đời sống HS trong việc phân tích, đối chiếu, minh họa để các bài học vừa có sức hấp dẫn, vừa nhẹ nhàng, hiệu quả; coi trọng tổ chức các hoạt động trải nghiệm để HS tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới, phát triển kỹ năng và thái độ tích cực trong môn Giáo dục công dân, trên cơ sở đó hình thành phát triển phẩm chất và năng lực của người công dân tương lai.

b. Kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học hiện đại theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học; tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù của môn Giáo dục công dân như: giải quyết vấn đề, phân tích trường hợp điển hình kết hợp nêu gương; trải nghiệm; xử lý tình huống; thảo luận nhóm; đóng vai; dự án; thực hành…

c. Kết hợp các hình thức dạy học theo hướng linh hoạt, phù hợp, hiệu quả: dạy học theo lớp, theo nhóm và cá nhân; dạy học ở trong lớp và ở ngoài lớp, ngoài khuôn viên nhà trường; tăng cường thực hành, rèn luyện kỹ năng trong các tình huống cụ thể của đời sống; tích cực sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại nhằm đa dạng, cập nhật thông tin, tạo hứng thú cho HS khi triển khai môn Giáo dục công dân.

d. Hạn chế phối hợp giáo dục trong nhà trường với giáo dục ở gia đình và xã hội khi tổ chức dạy học môn Giáo dục công dân.

Câu 10: Có bao nhiêu hoạt động chủ yếu cần tổ chức cho HS tham gia tích cực, chủ động? Vui lòng kể tên ra.

a. Có 3 hoạt động: hoạt động khám phá vấn đề; hoạt động luyện tập; hoạt động thực hành (vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết vấn đề, xử lý tình huống trong đời sống thực tiễn).

b. Có 3 hoạt động: hoạt động khám phá vấn đề; hoạt động luyện tập; hoạt động vận dụng

c. Có 4 hoạt động: hoạt động khởi động, hoạt động khám phá vấn đề; hoạt động luyện tập; hoạt động thực hành (vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết vấn đề, xử lý tình huống trong đời sống thực tiễn).

d. Có 4 hoạt động: hoạt động khởi động, hoạt động khám phá vấn đề; hoạt động luyện tập; hoạt động vận dụng

Mời các thầy cô và các bạn tham khảo thêm các giáo án và tài liệu khác của bộ sách CTST lớp 6 trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu của Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 332
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi