Câu hỏi Rung chuông vàng 20 11 năm 2024 mới cập nhật

Hoatieu xin chia sẻ tổng hợp các câu hỏi Rung chuông vàng chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, mời các bạn tham khảo chi tiết dưới đây

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là một trong những ngày lễ trọng đại nhất trong năm của ngành giáo dục Việt Nam. Để chuẩn bị cho ngày này, ngoài các cuộc thi báo tường, vẽ tranh, biểu diễn văn nghệ, các trường cũng có thể tổ chức cuộc thi Rung chuông vàng để các em học sinh cùng tham gia cho không khí thêm phần rộn ràng, sôi động.

1. Cuộc thi Rung chuông vàng là gì?

Rung chuông vàng là một cuộc thi kiến thức dành cho sinh viên các trường đại học tại Việt Nam. Bắt nguồn từ một chương trình của đài truyền hình (VTV) thực hiện, Rung chuông vàng ngày càng được sử dụng nhiều tại các nhà trường, tổ chức, tạo sân chơi lành mạnh cho người tham gia.

2. Câu hỏi Rung chuông vàng về Ngày nhà giáo Việt Nam

Tổ chức cuộc thi Rung chuông vàng với chủ đề câu hỏi về Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 là một trong những hoạt động thường niên tổ chức tại các trường ở các cấp học, không chỉ tạo sân chơi lành mạnh, giúp các em học sinh tìm hiểu rõ hơn về ngày kỷ niệm đặc biệt của ngành giáo dục, có cơ hội giao lưu, học hỏi thêm về các vấn đề xã hội thông qua các câu hỏi kiến thức, mà còn là dịp ghi nhận công lao và bày tỏ tình cảm, sự biết ơn của các thế hệ học sinh đối với thầy cô giáo, những "người lái đò" tận tụy.

Dưới đây là những câu hỏi hay về chủ đề 20/11 Ngày nhà giáo Việt Nam có đáp án. Mời các bạn tham khảo.

1. Hằng năm sắp đến ngày 20/11 nhà trường đều tổ chức đợt thi đua chào mừng 20/11 như: Thi đua học tốt, viết báo tường, thi văn nghệ. Các việc làm đó thể hiện điều gì?

  1. Tri ân các thầy cô giáo.
  2. Giúp đỡ các thầy cô giáo.
  3. Tri ân học sinh.
  4. Giúp đỡ học sinh.

=> Đáp án đúng: A

2. Câu thành ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nói về điều gì?

  1. Lòng biết ơn đối với thầy cô.
  2. Lòng trung thành đối với thầy cô.
  3. Căm ghét thầy cô.
  4. Giúp đỡ thầy cô.

=> Đáp án đúng: A

3. Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ra Quyết định số 167-HĐBT lấy ngày 20 tháng 11 hàng năm làm ngày nhà giáo Việt Nam vào ngày tháng năm nào?

  1. 20/11/1980
  2. 20/11/1981
  3. 20/11/1982
  4. 20/11/1983

=> Đáp án đúng: C

4. Mái gì dạy dỗ chúng em nên người?

  1. Mái hiên
  2. Mái nhà
  3. Mái ngói
  4. Mái trường

=> Đáp án đúng: D

5. Tên đầy đủ của ngày 20-11?

  1. Ngày Nhà giáo Việt Nam
  2. Hiến chương Nhà giáo Việt Nam
  3. Ngày tri ân các nhà giáo Việt Nam
  4. Tất cả đều đúng

=> Đáp án đúng: B

6. Khi nhắc đến nhà giáo Lê Quý Đôn, người đương thời thường nói: "Thiên hạ vô tri vấn ... Đôn". Từ còn thiếu là gì?

  1. Trạng
  2. Giáo
  3. Thần
  4. Bảng

=> Đáp án đúng: D

7. Giải thưởng Kim Đồng dành cho ai?

A. Chỉ huy Đội giỏi

B. Học sinh giỏi

C. Đội viên giỏi

D. Cả 3 đều đúng

=> Đáp án: A

8. Nhà giáo nào là nhân vật có ảnh hưởng lớn ở thế kỷ XVI và nổi danh về tài tiên tri?

A. Phan Bội Châu

B. Thân Nhân Trung

C. Lê Quý Đôn

D. Nguyễn Bỉnh Khiêm

=> Đáp án: D

9. Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng là giáo viên dạy môn gì?

A. Toán

B. Lịch sử

C. Ngữ văn

D. Hóa học

=> Đáp án: B

10. "Nơi nào Bác sống một thời

Làm thầy giáo dạy trẻ vui học hành?"

A. Trường Tiểu học Pháp - bản xứ

B. Trường tiểu học Pháp - Việt

C. Trường Dục Thanh

D. Trường Quốc học Huế

=> Đáp án: C

11. Bác Hồ gửi bức thư cuối cùng cho ngành giáo dục vào ngày, tháng, năm nào?

A. 15/9/1968

B. 15/10/1966

C. 15/8/1969

D. 15/8/1968

=> Đáp án: B

12. Nhà giáo Phan Bội Châu gắn với phong trào cách mạng nào?

A. Đông Kinh nghĩa thục

B. Đông Du

C. Cần Vương

D. Duy Tân

=> Đáp án: B

13. Câu thơ "Thà đui mà giữ đạo nhà/ Còn hơn có mắt ông cha không thờ" là của nhà giáo nào?

A. Cao Bá Quát

B. Nguyễn Văn Siêu

C. Nguyễn Đình Chiểu

D. Phan Bội Châu

=> Đáp án: C

14. Nhà giáo Nguyễn Thiếp thường gắn với danh xưng nào?

A. Tuyết Giang phu tử

B. La Sơn phu tử

C. Hạnh Am phu tử

D. Lạp Phong phu tử

=> Đáp án: B

15. Câu "Lúc sống, dạy dỗ được người, không con mà như có/ Khi mất, tiếng tăm còn để, thân tan danh vẫn còn" nói về nhà giáo nào?

A. Võ Trường Toản

B. Nguyễn Hy Quang

C. Nguyễn Huy Oánh

D. Nguyễn Trù

=> Đáp án: A

16. Thầy giáo Võ Trường Toản có biệt hiệu là gì?

A. Thiên Đức

B. Đại Đức

C. Sùng Đức

D. Trạch Đức

=> Đáp án: C

17. ". . .Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà. . ."

Hai câu thơ này của ai?

A. Nguyễn Tất Thành

B. Võ Trường Toản

C. Nguyễn Đình Chiểu

D. Chu Văn An

=> Đáp án: C

18. Hàng năm cứ đến ngày 13/12 chúng ta lại nhớ đến thầy giáo nào?

A. Phan Ngọc Hiển

B. Lê Quý Đôn

C. Mai Khắc Đôn

D. Võ Trường Toản

=> Đáp án: A

19. Thầy giáo nào được tôn “Vạn thế sư biểu”

A. Chu Văn An

B. Nguyễn Bỉnh Khiêm

C. Cao Bá Quát

D. Lê Quý Đôn

=> Đáp án: A

20. Điền từ còn thiếu vào câu thơ:

"Mẹ cha công sức sinh thành

Ra trường.................. học hành cho hay"

=> Đáp án: thầy dạy

3. Câu hỏi Rung chuông vàng chủ đề 20/11

Câu hỏi Rung chuông vàng chủ đề 20/11
Câu hỏi Rung chuông vàng chủ đề 20/11

Câu 1. Tên đầy đủ của ngày 20-11?

Đáp án: Hiến chương Nhà giáo Việt Nam

Câu 2. Đất nước Việt Nam có bao nhiêu dân tộc ? Dân tộc nào chiếm số lượng nhiều nhất hiện nay?

Đáp án: 54 dân tộc , dân tộc Kinh đông dân nhất

Câu 3. Đây là một ấn phẩm mà các lớp thường làm nhân ngày 20/11.

Đáp án: Báo tường.

Câu 4: Mùng một tết cha – Mùng hai tết mẹ – vậy mùng ba tết ai?

Đáp án: Tết thầy. Câu ca dao thể hiện đức tính tôn sư trọng đạo của nhân dân ta từ xưa.

Câu 5: Bài hát của nhạc sĩ Vũ Hoàng về thầy cô (gợi ý bắt đầu bài: Khi thầy...)

Đáp án: Bài hát Bụi Phấn

Câu 6: Trong bài thơ ngày đầu tiên đi học của nhà thơ Viễn Phương – cô giáo được so sánh với ai ?

Đáp án: Cô giáo như mẹ hiền

Câu 7: Người dạy học ngày xưa được gọi là gì ?

Đáp án: Thầy đồ.

Câu 8: Quả gì đã rơi trúng đầu Niu-tơn? Từ đó khiến ông phát minh ra định luật gì?

Đáp án: Quả táo - Vạn vật hấp dẫn

Câu 9: Người lớn tuổi còn đi học thì gọi là gì?

Đáp án: Bác học

Câu 10: Con số nào được tượng trưng cho ngày 20-11, theo phong trào dạy tốt, học tốt?

Đáp án: Con số 10

Câu 11: Biển nào mặn nhất thế giới?

Đáp án: Biển chết (có hàm lượng muối gấp 7.5 lần hàm lượng muối trung bình)

Câu 12: Vị vua cuối cùng của lịch sử phong kiến của Việt Nam?

Đáp án: vua Bảo Đại.

Câu 13: Danh hiệu cao quý nhà nước trao tặng cho các thầy cô giáo có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp giáo dục, đó là những danh hiệu nào?

Đáp án: Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân

Câu 14. Đây là một nhà thơ mù cũng là một thầy giáo, thầy thuốc.

Đáp án: Nguyễn Đình Chiểu.

Câu 15: Nhà giáo nào là viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam?

A. GS Đặng Thai Mai

B. GS Trần Văn Giàu

C. GS Hoàng Trinh

D. GS Phong Lê

Đáp án: A. GS Đặng Thai Mai

4. Câu hỏi Rung chuông vàng khó

Trong trường hợp các em học sinh xuất sắc trả lời được hết các câu trên mà vẫn chưa tìm ra được người chiến thắng, ban tổ chức cuộc thi Rung chuông vàng có thể tiếp tục hỏi các câu hỏi khó dưới đây:

Câu 1: Ai được coi là người sáng lập ra nhà Trần?

Đáp án: Trần Thủ Độ

Câu 2: Con trai của vua Hùng được gọi là gì?

Đáp án: Quan Lang

Câu 3: Bức tượng khổng lồ Rhodes (The Colossus) là một trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại được xây dựng mô phỏng theo vị thần nào của Hy Lạp cổ đại?

Đáp án: Helios

Câu 4: Cái tên “Chiếc gương khổng lồ soi chung 3 châu lục” là địa danh nào?

Đáp án: Địa trung hải

Câu 5: Ai là người đầu tiên vẽ quốc kỳ Việt Nam?

Đáp án: thầy giáo Nguyễn Hữu Tiến

Câu 6: What is the word? It symbol is # and abbreviate to No.

Đáp án: Number

Câu 7: Người Ai cập cổ xưa gọi vua là Paraon, paraon có nghĩa là gì?

Đáp án: Ngôi nhà lớn

Câu 8: Từ thời thanh niên, ông đã được coi là một nhà thơ nổi tiếng tiên đoán sẽ trở thành “người khổng lồ của tương lai”. Sau khi mất người ta coi như “mặt trời của thi ca đã tắt”. Ông là ai?

Đáp án: Pushkin

Câu 9: Ai là người đặt tên Thái Bình Dương?

Đáp án: Fernando Magellan - Bồ Đào Nha

Câu 10: Ai là người đầu tiên đặt chân lên cực Bắc?

Đáp án: Robert Peary - Hoa Kỳ

5. Câu hỏi Rung chuông vàng cho học sinh Tiểu học

Câu hỏi Rung chuông vàng Tiểu học
Câu hỏi Rung chuông vàng Tiểu học

Đối với học sinh Tiểu học, các thầy cô nên cho hình thức Rung chuông vàng theo kiểu đáp án Trắc nghiệm, để học sinh dễ lựa chọn, đồng thời có thể nâng cao kiến thức và vốn hiểu biết của mình.

Câu 1. Chuồn chuồn bay thấp thì …, bay cao thì ….., bay vừa thì ……

a. Mưa, bão, gió

b. Nắng, mưa, râm

c. Mưa, nắng, râm

d. Mưa, nắng, gió

Câu 2. Điền từ vào chỗ trống: “Việt Nam là nước có ... nhiệt đới gió mùa”.

Đáp án: khí hậu

Câu 3. Loại rác nào dưới đây có thể tự phân hủy được trong thời gian ngắn?

a. Rau xanh ăn thừa

b. Túi nylon

c. Bát thủy tinh bị vỡ

d. Quần áo cũ

Đáp án: a. Rau xanh ăn thừa

Câu 4. Nguồn năng lượng nào dưới đây là năng lượng thân thiện với môi trường?

a. Năng lượng từ than

b. Năng lượng từ thủy điện

c. Năng lượng từ mặt trời

d. Năng lượng từ dầu mỏ

Đáp án: c. Năng lượng từ mặt trời

Câu 5. Phương tiện nào dưới đây thân thiện với môi trường nhất?

a. Ô tô

b. Xe đạp

c. Tàu hỏa

d. Xe buýt

Đáp án: b. Xe đạp

Câu 6. Hoạt động nào dưới đây có ích cho môi trường

a. Đốt rơm rạ

b. Không tắt đèn bàn học sau khi học xong

c. Chặt cây để đốn củi

d. Ăn nhiều rau xanh

Đáp án: d. Ăn nhiều rau xanh

Câu 7. Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất dưới tác động của biến đổi khí hậu, đúng hay sai?

a. Đúng

b. Sai

Đáp án: a. Đúng

Câu 8. Trong số các hoạt động sau, các hoạt động nào làm gây hại cho môi trường?

a. Dùng nước rửa mặt để tưới rau.

b. Trồng cây xanh.

c. Ăn nhiều bánh kẹo bọc trong túi ni lông.

d. Thu nhặt vỏ chai đem bán tái chế.

Đáp án: c. Ăn nhiều bánh kẹo bọc trong túi ni lông

Khi cần mua bánh kẹo, nên mua túi lớn thay vì các bánh kẹo bọc trong nhiều túi ni lông nhỏ, sẽ tiêu tốn nhiều túi ni lông và sinh ra rất nhiều rác, gây hại cho môi trường và khí hậu.

Câu 9. Từ xưa đến nay, khí hậu trái đất:

a. không có thay đổi gì

b. có thay đổi tí xíu theo thời gian

c. đã thay đổi rất nhiều theo thời gian

d. chỉ mới thay đổi kể từ hơn một trăm năm trở lại đây

Đáp án: c

Từ xưa tới nay, khí hậu Trái Đất đã có sự thay đổi rất nhiều theo thời gian, trải qua nhiều đợt núi lửa phun trào hay kỉ Băng hà, và đã từng ấm lên vào khoảng 10.000 năm trước rồi lại lạnh đi... Tuy nhiên, với sự mở đầu của Cách mạng Công nghiệp năm 1870, từ khoảng 150 năm trở lại đây, khí hậu Trái Đất ngày càng ấm lên một cách bất thường

Câu 10. Hiện tượng nào sau đây KHÔNG phải là biểu hiện của Biến đổi khí hậu?

a. Ô nhiễm môi trường

b. Băng tan.

c. Nhiệt độ trái đất tăng lên.

d. Mực nước biển dâng lên.

Đáp án a. Ô nhiễm môi trường

BĐKH ngày nay có biểu hiện là nhiệt độ trung bình tăng lên, băng tan, mực nước biển dâng, thiên tai và nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan (nắng nóng, giá rét, bão, lũ lụt, hạn hán…) ngày càng khó dự đoán hơn. Kể từ sau Cách mạng Công nghiệp đến nay, lượng khí CO2 trong khí quyển đã tăng lên 1,35 lần.

Câu 11. Hiệu ứng nhà kính hoàn toàn có hại?

a. Đúng

b. Sai

Đáp án: b. Sai

Các khí nhà kính có vai trò như một chiếc chăn ấm, có độ dày vừa đủ giúp giữ ấm cho trái đất ở trong khoảng nhiệt độ thích hợp. Nếu không xảy ra hiệu ứng nhà kính, nhiệt từ mặt trời sẽ không được giữ lại, bề mặt trái đất sẽ lạnh hơn rất nhiều.

Câu 12. Khi biến đổi khí hậu diễn ra, năng suất trồng trọt sẽ giảm vì:

a. Các loài chim di cư sớm hơn

b. Diện tích rừng nguyên sinh có thể mở rộng

c. Thiên tai bất thường, sâu bệnh dễ phát triển

d. a và b

Đáp án: c. Thiên tai bất thường, sâu bệnh dễ phát triển

Câu 13. Khi mực nước biển dâng lên 1m, tại Việt Nam sẽ xảy ra các hiện tượng sau, ngoại trừ:

a. Người dân bị mất đất canh tác

b. Số lượng bão, lũ sẽ giảm đi

c. Thiệt hại về kinh tế

d. Đất bị nhiễm mặn

Đáp án: b. Số lượng bão, lũ sẽ giảm đi

Câu 14. Các loài động vật thích nghi với biến đổi khí hậu như thế nào?

a. Di chuyển đến nơi cư trú khác

b. Thay đổi mùa sinh sản

c. Không thay đổi gì

d. a và b

Đáp án: d. a và b

Câu 15. Khi nhiệt độ tăng lên, muỗi sẽ:

a. Ở nguyên địa điểm đó

b. Di chuyển lên khu vực cao hơn

c. Di chuyển xuống khu vực thấp hơn

Đáp án: b. Di chuyển lên khu vực cao hơn

Khi nhiệt độ tăng lên, muỗi sẽ di chuyển đến khu vực cao hơn, nơi có nhiệt độ mát mẻ, môi trường phù hợp để muỗi có thể sống và dễ gây bệnh sốt rét, sốt xuất huyết

Câu 16. Loại túi đi chợ nào thân thiệt với môi trường hơn?

a. Túi nylon

b. Túi giấy dùng 1 lần

c. Túi vải dùng nhiều lần

d. Không có loại túi nào trong hai loại trên

Đáp án: c. Túi vải dùng nhiều lần

Công đoạn sản xuất và phân hủy của cả túi giấy và túi nylon đều gây hại cho môi trường, do vậy hãy dùng loại túi tái sử dụng nhiều lần để đi siêu thị.

Câu 17. Trong số các hoạt động sau, các hoạt động nào giúp giảm nhẹ biến đổi khí hậu và tiết kiệm chi phí:

a. Tắt máy khi dừng đèn đỏ

b. Tắt các thiết bị điện khi ra khỏi phòng

c. Đi xe buýt

d. Cả a, b và c

Đáp án: d. Cả a, b và c

Câu 18. Mẹ bạn Linh đi chợ về nhà mang theo khoảng 10 cái túi nylon đựng đồ ăn. Tính mức độ phát thải khí nhà kính của mẹ bạn Linh, biết rằng mỗi chiếc túi nylon có thể thải ra 0,7 kg khí nhà kính ra ngoài môi trường?

Đáp án: 7kg

6. Câu đố vui về ngày 20/11

Câu đố 1: Da trắng muốt
Ruột trắng tinh
Bạn với học sinh
Thích cọ đầu vào bảng

Đáp án: Viên phấn

Câu đố 2: Mặt em phương trượng chữ điền
Da em thì trắng áo xinh mặc ngoài
Lòng em thì có đất trời
Có câu nhân nghĩa, có lời hiếu trung
Đến khi quân tử có dùng
Thì em sẽ ngỏ tấm lòng cho xem.

Đáp án: Quyển sách

Câu đố 3: Hè về áo đỏ như son
Hè đi thay lá xanh non mượt mà
Bao nhiêu tay toả rộng ra
Như vẫy như đón bạn ta đến trường?

Đáp án: Cây phượng

Câu đố 5: Đầu đuôi vuông vắn như nhau
Thân chia nhiều đốt rất mau rất đều
Tính tình chân thức đáng yêu
Muốn biết dài ngắn mọi điều có em?

Đáp án: Thước kẻ

Câu đố 6: Cây suôn đuồn đuột
Trong ruột đen thui
Con nít lui cui
Giẫm đầu đè xuống?

Đáp án: Cái bút chì

Câu đố 7: Có mặt mà chẳng có đầu
Bốn chân có đủ, không cần có tay
Học trò kẻ dở, người hay
Ai ai cũng phải hàng ngày nhớ em?

Đáp án: Cái bàn học.

Câu 8: Mẹ tôi thân béo, gáy tròn
Mẹ tài nhờ có nghìn con tuyệt vời
Mấy người muốn hiểu mẹ tôi
Quen biết cả đời mà dễ hiểu đâu?

Đáp án: Quyển từ điển

Câu 9: Là gì?

Cái mình đo đỏ

Cái mỏ nâu nâu

Xuống tắm ao sâu

Lên cày ruộng cạn?

=> Đáp án: Cái Bút

Câu 10: Cái gì?

Hai đầu mọc ở hai chân

Cái chân lại đúng là thân mới kỳ

Xin bạn một mẩu bút chì

Mượn bạn ngòi bút cũng vì việc chung?

=> Đáp án: Compa

Câu 11: Cái gì?

Mình bầu, môi miệng nứt hai

Chỉ có một mắt, chui hoài trong hang?

=> Đáp án: Ngòi bút

Câu 12: Là gì?

Có mặt mà chẳng có đầu

Bốn chân có đủ không cầu có tay

Học trò kẻ dở, người hay

Ai ai cũng phải hàng ngày nhớ em.

=> Đáp án: Cái bàn học

Câu 13: Cái gì?

Đường ngang, ngõ tắt tứ bề

Ai ᴄhưa thuộᴄ nẻo đi ᴠề đều хem?

=> Đáp án: Tấm bản đồ

Câu 14: Cái gì?

Đi họᴄ lóᴄ ᴄóᴄ theo ᴄùng

Khi ᴠề lại bắt khom lưng ᴄõng ᴠề?

=> Đáp án: Cái ᴄặp ѕáᴄh

7. Luật chơi Rung chuông vàng

Mỗi cuộc thi có tất cả 100 sinh viên tham gia. Các thí sinh ngồi vào một sàn thi đấu hình vuông kích thước 10x10m (có đánh số từ 1 cho tới 100) và được phát bảng trắng, bút dạ và khăn lau.

Trong cuộc chơi, sau khi nhận được câu hỏi, thí sinh viết vào bảng câu trả lời của mình; trả lời đúng được ở lại sàn thi đấu, ngược lại thí sinh sẽ bị loại và phải rời khỏi sàn thi đấu. Thí sinh còn sót lại cuối cùng được vinh danh là người xuất sắc nhất.

Rung chuông vàng là một sân chơi vui nhộn, ý nghĩa, vừa tạo không khí rộn ràng cho ngày Nhà giáo Việt Nam vừa giúp các em nâng cao hiểu biết của mình về thầy cô, mái trường. Trên đây là những câu hỏi Rung chuông vàng chủ đề 20/11, câu hỏi về ngày nhà giáo Việt Nam hay nhất mà Hoatieu đã tổng hợp được. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan khác trong mục Tài liệu: Văn hóa nhé.

Đánh giá bài viết
22 12.348
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm