Các công việc cần thực hiện trong bước Xây dựng phân phối chương trình các khối lớp là gì? Công việc nào là khó khăn nhất với tổ chuyên môn?

Các công việc cần thực hiện trong bước Xây dựng phân phối chương trình các khối lớp là gì? Công việc nào là khó khăn nhất với tổ chuyên môn? Tại sao? Đây là câu hỏi trong tập huấn mô đun 4 THCS: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học.

Nhằm mục đích giúp thầy cô có thêm tài liệu tham khảo học tập và kiểm tra mô đun 4 đạt kết quả cao, sau đây, HoaTieu.vn xin đưa ra đáp án gợi ý cho câu hỏi trên. Mời thầy cô theo dõi chi tiết.

1. Các công việc cần thực hiện trong bước Xây dựng phân phối chương trình các khối lớp là gì?

Câu hỏi:

Các công việc cần thực hiện trong bước Xây dựng phân phối chương trình các khối lớp là gì? Công việc nào là khó khăn nhất với tổ chuyên môn? Tại sao?

Trả lời:

- Bước 1: Phân tích chương trình để xác định các mạch nội dung theo khối lớp trong chương trình và thời lượng của từng mạch nội dung / tổng số tiết của chương trình để xác định số tiết cho từng mạnh nội dung.

- Bước 2: Phân tích các mạch nội dung để xác định chủ đề, yêu cầu cần đạt của từng chủ đề và phân chia thời lượng cho từng chủ đề.

- Bước 3: Xác định thiết bị dạy học

- Bước 4: Xác định nội dung kiểm tra, đánh giá định kì

- Bước 5: Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục

- Bước 6: Xây dựng kế hoạch cho các nội dung khác (nếu có)

Khó khăn nhất là bước 1: Do đặc thù từng bộ môn, tổ chuyên môn khó tổng hợp. Phụ thuộc vào sự chỉ đạo của phòng giáo dục sở tại.

Các công việc cần thực hiện trong bước Xây dựng phân phối chương trình các khối lớp là gì?
Các công việc cần thực hiện trong bước Xây dựng phân phối chương trình các khối lớp là gì?

2. Quy trình xây dựng và ban hành phân phối chương trình

Yêu cầu khi xây dựng PPCT bộ môn: Đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của môn học, đảm bảo thực hiện nội dung giảm tải và thay thế, không cắt giảm thời lượng các bài luyện tập, ôn tập, thực hành, thực tế, tham quan, nội dung thực nghiệm, thí nghiệm của mỗi bài học; tăng cường giáo dục đạo đức, giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật đối với học sinh .

- Cột “Nội dung nhà trường xây dựng để thực hiện”: nhà trường cần chú trọng hướng dẫn GV xây dựng và ghi rõ trong cột này cần ghi rõ: Tên bài (đối với những bài yêu cầu xác định tên bài); những điều chỉnh về tiết PPCT, về nội dung dạy học, về tiến trình dạy - học, ...

- Phân phối chương trình mỗi bộ môn của nhà trường gồm: Khung phân phối chương trình, phân phối chương trình chi tiết (Gồm các cột: Tiết PPCT, tên bài (Gợi ý của Phòng GD&ĐT), Nội dung nhà trường xây dựng để thực hiện, Ghi chú)

Lưu ý: Cột “Tên bài - Gợi ý của Phòng GD&ĐT”: nội dung trong cột này nhà trường giữ nguyên, nhằm để Lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn và các cấp trong quá trình thanh - kiểm tra dễ dàng nắm bắt, quản lý và làm việc.

- Sau khi GV, nhóm GV xây dựng hoàn thiện phân phối chương trình chi tiết, trình tổ chuyên môn phê duyệt, Tổ trưởng trình Lãnh đạo nhà trường ký ban hành để GV thực hiện.

3. Tại sao cần xây dựng phân phối chương trình các khối lớp?

Xây dựng phân phối chương trình các khối lớp đảm bảo rằng các nội dung học tập được trình bày một cách có hệ thống và phù hợp với độ tuổi, trình độ của học sinh. Điều này giúp tạo ra một môi trường học tập hiệu quả, đáp ứng được các yêu cầu và mục tiêu giáo dục của hệ thống giáo dục hiện đại. Cụ thể:

  1. Tối ưu hóa sử dụng tài nguyên: Phân phối chương trình giúp trường học tối ưu hóa việc sử dụng các tài nguyên như phòng học, thiết bị, và giáo viên. Thời gian học tập được sắp xếp một cách hợp lý, giúp giảm thiểu lãng phí và tăng cường hiệu quả giảng dạy.
  2. Đảm bảo phát triển toàn diện cho học sinh: Việc phân phối chương trình cũng giúp đảm bảo rằng các môn học và hoạt động giáo dục bao gồm cả môn học bắt buộc và tự chọn được định hướng một cách chính xác, phù hợp với nhu cầu và khả năng của từng học sinh.
  3. Tăng cường sự linh hoạt và đáp ứng nhu cầu đa dạng: Việc phân phối chương trình cũng mang lại sự linh hoạt cho nhà trường trong việc đáp ứng các nhu cầu đa dạng của học sinh và phụ huynh, bao gồm cả việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các môn học lựa chọn, và các chương trình giáo dục đặc biệt.

Tóm lại, hoạt động xây dựng phân phối chương trình các khối lớp đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển toàn diện cho học sinh. Qua đó, nhà trường có thể đảm bảo tính logic, liên kết giữa các môn học, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của học sinh và áp dụng công nghệ giáo dục vào quá trình giảng dạy.

4. Ai có trách nhiệm xây dựng kế hoạch phân phối chương trình giáo dục?

Căn cứ hướng dẫn tại Mục II Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH quy định như sau:

II. Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường

1. Kế hoạch thời gian thực hiện chương trình (phân phối chương trình)

Căn cứ vào kế hoạch thời gian năm học do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định và hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học hằng năm của Sở GDĐT[3], Hiệu trưởng tổ chức xây dựng và ban hành kế hoạch thời gian thực hiện chương trình của từng môn học bắt buộc, môn học tự chọn, môn học lựa chọn, chuyên đề học tập lựa chọn, hoạt động giáo dục bắt buộc, nội dung giáo dục địa phương (sau đây gọi chung là môn học) bảo đảm tổng số tiết/năm học quy định trong chương trình. Chương trình mỗi môn học ở mỗi khối lớp được bố trí phù hợp trong cả năm học. Các nhà trường chủ động bố trí thời gian thực hiện chương trình bảo đảm tính khoa học, sư phạm, không gây áp lực đối với học sinh, không bắt buộc phải dạy môn học ở tất cả các tuần, không bắt buộc phải chia đều số tiết/tuần để sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, nhân viên của nhà trường. Đối với mỗi mạch kiến thức trong các môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở có thể được bắt đầu thực hiện và hoàn thành trong từng học kì của năm học[4].
...

Như vậy, theo quy định trên, căn cứ vào kế hoạch thời gian năm học do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định và hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học hằng năm của Sở Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng trường trung học phổ thông có trách nhiệm tổ chức xây dựng và ban hành kế hoạch phân phối chương trình giáo dục của trường.

Trên đây là đáp án cho câu hỏi module 4 THCS: Các công việc cần thực hiện trong bước Xây dựng phân phối chương trình các khối lớp là gì? kèm nội dung Quy trình xây dựng và ban hành phân phối chương trình theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục đào tạo. Hy vọng bài viết sẽ là tài liệu hữu ích giúp thầy cô ôn tập và đạt kết quả cao trong kì tập huấn này.

Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo các đáp án câu hỏi mô đun khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên - Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đáp án câu hỏi Mô đun 4 khác: 

Đánh giá bài viết
11 65.228
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm