Bài thu hoạch module 1 BDTX môn Tiếng Anh

Bài thu hoạch module 1 môn Tiếng Anh dưới đây là mẫu bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên đang được các thầy cô giáo sử dụng nhiều nhất áp dụng trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên. Trong bài đưa ra đáp án trả lời các câu hỏi trong chương trình tập huấn modul 1 đối với giáo viên ngoại ngữ cấp tiểu học. Mời các thầy cô tham khảo và tải về để tiện sử dụng trong quá trình tập huấn.

Bài thu hoạch module 1 môn Tiếng Anh

Câu 1

Các thầy cô hãy đưa ra các luận điểm để chứng minh câu nói sau: Yếu tố quyết định sự thành công của chương trình tiếng Anh tiểu học theo CT GDPT 2018 không nằm ở chương trình hay sách giáo khoa mà chủ yếu do người giáo viên trực tiếp giảng dạy.

- Chương trình môn Tiếng Anh ở phổ thông được xây dựng dựa trên những nguyên tắc cơ bản như sau:

Nguyên tắc 1. Chương trình môn Tiếng Anh tuân thủ các quy định được nêu trong CT GDPT 2018 tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo, gồm các định hướng chung về quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kế hoạch giáo dục và các định hướng về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục và điều kiện thực hiện chương trình

Nguyên tắc 2. Chương trình môn Tiếng Anh được xây dựng theo định hướng phát triển năng lực người học, trong đó năng lực giao tiếp là mục tiêu quan trọng nhất của của quá trình dạy học (còn gọi là năng lực chuyên môn hay năng lực đặc thù của môn học) bên cạnh những năng lực chung khác quy định trong CT GDPT 2018 tổng thể.

Nguyên tắc 3. Chương trình môn Tiếng Anh được thiết kế trên cơ sở hệ thống chủ điểm, chủ đề có liên quan chặt chẽ với nhau, có ý nghĩa và phù hợp với môi trường học tập, sinh hoạt của học sinh, phù hợp với việc phát triển năng lực giao tiếp theo yêu cầu cần đạt quy định cho mỗi cấp học. Hệ thống chủ điểm, chủ đề phản ánh văn hoá cần mang tính dân tộc và quốc tế; nội dung dạy học cần được lựa chọn và có thể lặp lại, mở rộng qua các năm học theo hướng đồng tâm xoắn ốc nhằm củng cố và phát triển năng lực giao tiếp của học sinh. Thông qua việc triển khai hệ thống chủ điểm và chủ đề trong Chương trình, học sinh có thể được trang bị thêm nội dung của các môn học khác ở mức độ phù hợp và khả thi. Việc thiết kế chương trình dạy học dựa trên hệ thống chủ điểm, chủ đề bên cạnh mạch kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) và năng lực giao tiếp chính là mô hình thiết kế chương trình đa thành phần.

Nguyên tắc 4. Chương trình môn Tiếng Anh đảm bảo lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm trong quá trình dạy học. Năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh của học sinh được phát triển thông qua hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn quá trình dạy học, khuyến khích học sinh tham gia hoạt động luyện tập ngôn ngữ ở mức tối đa và từng bước nâng cao khả năng tự học.

Nguyên tắc 5. Chương trình môn Tiếng Anh đảm bảo tính liên thông và tiếp nối của việc dạy học Tiếng Anh giữa các cấp tiểu học, THCS và THPT

Nguyên tắc 6. Chương trình môn Tiếng Anh đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo và tính mở nhằm đáp ứng nhu cầu và phù hợp với điều kiện dạy học Tiếng Anh đa dạng ở các địa phương. Nguyên tắc này xuất phát từ thực tiễn xã hội, kinh tế và truyền thống văn hoá Việt Nam, chú ý đến sự đa dạng của đối tượng HS xét về phương diện vùng miền, điều kiện và khả năng học tập.

- Quan điểm xây dựng chương trình theo hướng mở thể hiện điểm đổi mới thực sự trong việc xây dựng Chương trình môn Tiếng Anh. Đây cũng là xu thế phát triển chương trình dạy học hiện nay trên thế giới. Chương trình xây dựng theo hướng mở thể hiện chủ yếu ở việc không quy định chi tiết về nội dung dạy học mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về nghe, nói, đọc, viết cho mỗi lớp/cấp học và đề xuất nội dung dạy học tương ứng. Căn cứ vào các yêu cầu bắt buộc về nghe, nói, đọc, viết, các tác giả biên soạn sách giáo khoa (SGK), các cơ sở giáo dục và giáo viên có thể chủ động, sáng tạo trong việc triển khai dạy học theo yêu cầu của chương trình. Giáo viên được lựa chọn SGK, sử dụng một hay kết hợp nhiều bộ sách, tham khảo nhiều nguồn tư liệu khác nhau để dạy học trên cơ sở bám sát mục tiêu và đáp ứng yêu cầu cần đạt quy định trong chương trình. Việc chương trình được xây dựng theo hướng mở sẽ giúp các tác giả SGK được linh hoạt, sáng tạo hơn khi biên soạn sách và giúp nhà trường và giáo viên (GV) tự chủ hơn trong việc dạy học.

- Trong phạm vi mỗi cấp học, việc lựa chọn và phân bố chủ điểm/chủ đề, năng lực giao tiếp, kiến thức ngôn ngữ cho các lớp được giao quyền chủ động cho tác giả SGK và giáo viên trên cơ sở tuân thủ qui định về yêu cầu cần đạt cuối mỗi cấp học. Quy định mở về ngữ liệu như vậy vừa giúp người soạn SGK thực hiện được ý định thiết kế bài học một cách sáng tạo, đáp ứng các yêu cầu cần đạt của chương trình; vừa giúp chương trình gắn bó hơn với cuộc sống, gần gũi với học sinh, tạo hứng thú học tập cho các em.

- Quan điểm xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng mở được thể hiện trước hết ở việc bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc; đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục, điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục, góp phần đảm bảo kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội.

Chương trình chỉ quy định những nguyên tắc, định hướng chung về yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh; nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, không quy định quá chi tiêt để tạo điều kiện cho tác giả sách giáo khoa và giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương trình.

Chương trình cũng đảm bảo tính ổn định, khả năng phát triển trong quá trình thực hiện cho phù hợp với tiến bộ khoa học – công nghệ và yêu cầu của thực tế.

  • Chương trình tuân thủ các quy định cơ bản được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể gồm định hướng chung cho tất cả các môn học về quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kế hoạch giáo dục và các định hướng về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục, điều kiện thực hiện và phát triển chương trình.
  • Chương trình được xây dựng dựa trên nền tảng lí luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu của khoa học hiện đại. Cơ sở lí luận và thực tiễn của chương 8 trình: Các kết quả nghiên cứu về giáo dục học, tâm lí học và phương pháp dạy học Tiếng Anh hiện đại; các thành tựu nghiên cứu về ngôn ngữ tiếng Anh; phương pháp xây dựng chương trình môn Tiếng Anh như một ngoại ngữ của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm xây dựng chương trình của Việt Nam; thực tiễn xã hội, giáo dục, điều kiện kinh tế và truyền thống văn hoá Việt Nam, chú ý đến sự đa dạng của đối tượng học sinh xét về phương diện vùng miền, điều kiện và khả năng học tập.
  • Chương trình được xây dựng theo đường hướng giao tiếp. Theo đó, năng lực giao tiếp là mục tiêu của quá trình dạy học; kiến thức ngôn ngữ là một trong các phương tiện để hình thành và phát triển các kĩ năng giao tiếp. Ở hai lớp đầu cấp Tiểu học này, việc dạy học cần nhấn mạnh đến kĩ năng nghe hiểu. Kĩ năng nói đơn giản có thể được phát triển tuỳ theo mức độ sẵn sàng của học sinh.
  • Chương trình được sắp xếp theo mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp. Mục tiêu ngôn ngữ được xác định làm phương tiện để hình thành và phát triển năng lực giao tiếp tương ứng. Hệ thống chủ điểm, chủ đề được lựa chọn gần gũi với người học, có thể lặp lại, mở rộng qua các năm học để củng cố năng lực giao tiếp của học sinh.
  • Chương trình được xây dựng theo quan điểm Thiết kế Trung tâm. Trong quan điểm này, phương pháp dạy học là yếu tố được xem xét đầu tiên để từ đó xác định nội dung và yêu cầu đầu ra. Chương trình nhấn mạnh đến những yếu tố sau đây:

a) Phương pháp và các nguyên tắc dạy học là nhân tố rất quan trọng trong quá trình dạy và học.

b) Tiến trình học tập của người học được chú trọng hơn mục tiêu, yêu cầu cần đạt đã xác định từ trước.

c) Học sinh phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh thông qua hoạt động học tập tích cực, chủ động và sáng tạo; thông qua hoạt động trải nghiệm; với tư cách là những cá thể độc lập.

d) Điều kiện dạy học tiếng Anh đa dạng ở các địa phương.

đ) Giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức, hướng dẫn quá trình dạy học, khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập.

Câu 2: Các thầy cô đã và sẽ thực hiện công việc của mình như thế nào để góp phần thực hiện thành công chương trình tiếng Anh của tiểu học trong CT GDPT 2018

* Thực hiện kế hoạch chuyên môn cá nhân:

- Lập kế hoạch cụ thể cho mình để bắt đầu một năm học mới.

- Lên kế hoạch dạy học theo tuần , tháng , năm

- Tự học tự nâng cao năng lực dạy học, năng lực ngoại ngữ.

- Tạo cho mình một thói quen vừa vui tươi vừa thân thiện, giúp học sinh dễ gần hơn và thích học hỏi nhiều hơn.

- Có tinh thần , trách nhiệm với công việc giảng dạy. Tận tâm với nghề .

- Về thực hiện chuyên môn : tôi đọc và nắm thật chắc mục tiêu của chương trình, quan điểm xây dựng chương trình, nghiên cứu kĩ để hiểu rõ cấu trúc và nội dung năng lực môn học; sau đó, tìm hiểu “yêu cầu cần đạt” của từng mạch nội dung, chủ đề, chuyên đề, thu thập học liệu phù hợp, soạn giáo án và tổ chức hoạt động dạy và học.

- Thường xuyên dự giờ đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm , vững về chuyên môn , vận dụng phương pháp dạy học theo hướng đổi mới ngày càng hay hơn.

- Nghiên cứu tích hơp liên môn cho phù hợp với chương trình giảng dạy hiện nay.

- Thực hiện các biện pháp đánh giá học sinh, đưa ra các biện pháp giúp đỡ học sinh kịp thời.

- Tham gia đầy đủ các buổi học tập sinh hoạt chuyên môn của tổ Bộ môn, đóng góp ý kiến vào kế hoạch của tổ.

3. Chọn 01 giáo án có sẵn cho 01 tiết học tiếng Anh mà thầy/cô đang sử dụng. Dựa trên những hiểu biết của thầy cô sau khi hoàn thành mô-đun 1 về Tìm hiểu Chương trình môn Tiếng Anh trong Chương trình GDPT 2018, thầy/cô hãy:

Viết 01 đoạn phân tích để chỉ ra những điểm phù hợp hay chưa phù hợp của giáo án này trong việc đáp ứng các yêu cầu về phương pháp dạy học tiếng Anh theo Chương trình GDPT 2018, và

* Chọn 01 giáo án có sẵn cho 01 tiết học tiếng Anh mà thầy/cô đang sử dụng.

- Giáo án Tiếng Anh 5 năm học 2020-2021

Unit 1: What’s your address?

Lesson 2: parts 1,2,3

1. Objectives: By the end of the lesson, Ps will be able to:

  • Use the words and phrase related to the topics Addresses and hometown.
  • Ask and answer about what a village/ town/ city is like.

Develop Ps’ speaking and reading skills.

2. Language focus

  • Sentence pattern: What’s the… like? – It’s …
  • Vocabulary: like, quiet, crowded, pretty, hometown, small, beautiful, mountain, think, busy, island…

3. Teaching aids:

  • Pictures, textbook, CD player …

Procedure:

Teacher’s and Ss’ activities

Content

A. Warm-up: 5 mins

To arouse Ps’s interest.

- Sing the song “The wheel on the bus”

B. Presentation: 15 mins

To help Ps prepare for their tasks.

* Vocabulary:

- T follows the steps of presenting new words.

- Ps follow T’s instructions.

* Dialogue:

- T shows the pictures on the bb and play the CD.

- Ps look and repeat the dialogues 3 times

- T calls on some Ps to read.

- Ps work in pairs in 2 minutes to practice

- Some pairs read aloud.

- T corrects pronunciation.

Unit 1: What’s your address?

Lesson 2: parts 1,2,3

* Vocabulary:

-l ike

- quiet

- crowded

- pretty

- hometown

- small

- beautiful

- mountain

- think

- busy

- island

1. Look, listen and repeat:

C. Practice: 7 mins

To help Ps improve speaking skill

- T gives out the pattern and explain how to use.

- Ps copy the pattern.

- T introduces the picture cues and guides Ps how to ask and answer using the cues.

- Ps work in pairs to practice

- Get feedback.

- T ask some pairs to read aloud.

2. Point and say:

What’s the … like?

It’s …………….

D. Production: 7 mins

To help Ps improve speaking skill

- T asks some pairs to stand up and practice speaking basing on their real information..

- Other Ps observe and say their comments.

3. Let’s talk:

S1: What’s your city like?

S2: It’s quiet and beautiful.

E. Homelink:1min

- T tells the homework and Ps take notes.

- Learn new words and practice the structures

- Prepare for new lesson: Lesson 2: 4,5,6

Remarks:

............................................................................................................................

.......................................................................................................................

*Viết 01 đoạn phân tích để chỉ ra những điểm phù hợp hay chưa phù hợp của giáo án này trong việc đáp ứng các yêu cầu về phương pháp dạy học tiếng Anh theo Chương trình GDPT 2018, và

Trong giáo án này,

1. Các mục tiêu cần đạt (Objectives)chưa có viết cụ thể đâu là mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ,, kỹ năng cần đạt.

2. Đồ dùng dạy học (Teaching aids): có ghi đủ các thiết bị, học liệu được sử dụng trong bài dạy.

Các hoạt động dạy học chủ yếu; soạn đầy đủ

  • Hoạt động khởi động ( Warm up )
  • Hoạt động hình thành kiến thức mới ( New lesson )
  • Hoạt động thực hành, luyện tập (Practice)
  • Hoạt động vận dụng ( Production)

4. Điều chỉnh sau bài dạy (Remarks)

Câu 2: Viết lại hay cải thiện giáo án nói trên cho phù hợp hơn với yêu cầu của Chương trình GDPT 2018.

Date of preparation:

Date of teaching:

Week: 1

Period: 3

UNIT 1: WHAT’S YOUR ADDRESS?

Lesson 2 (1-2-3)

Objectives:

By the end of the lesson, Ss will be able to:

1. Knowledge:

- Ask and answer questions about what a place like.

- Sentence Patterns: What’s the _____ like? − It’s ______.

- Vocabulary: city, village, town, island, big, busy, far, quiet, large, crowded, small, pretty

2. Skills:

- Listening and speaking

3. Attitude/ Quality:

- Be confident in communicating with friends/ teachers.

- Show pride and love to your hometown and respects to other’s hometown.

4. Forming competence:

- Co-operation (ready to help friends in pair work/ groupwork).

- Self-study ( can perform individual tasks and solve problems by themselves).

- Use language to talk about what a village/ town/ city is like.

5. Teaching aids:

- CDs players, stereo, book.

6. Methods:

- Communicative approach, group Ss and T's activities, play as a character, teaching methods with game, teaching methods by visual, teaching methods by practising, discussion group, technical present....

7. Procedures

Content

Teacher’s activities

Student’s activities

A. Warm up

(5’)

B. New lesson

C. Practice

D. Production

E. Homework

(2’)

- Get the class to the The wheels on the bus song.

- Lead into new lesson

1. Look, listen and repeat. (10 minutes)

- Introduce picture and ask some questions about the situations in the picture:

? What’s his name?

? Who’s he talking with?

? Where does he live?

? What’s the village like?

- Explain new word: mountain.

- Say aloud the word, then ask pupils to repeat the word a few times

- Play the recording and ask pupils to look at their book and listen to the tape

- Play the recording again and ask them to repeat a few times.

- Have pupils write down the new words into their notebook

- Ask pupils to work in pairs to practice the dialogue.

- Go around and check pupils can repeat and understand the dialogue.

- Check some pairs.

- Others give comments.

2. Point and say. (13 minutes)

- Tell the class that they are going to practice the questions and answers describing a place, using:

* Structure: What’s the ... like? It’s ...

- Say aloud the structure for pupils to repeat.

- Call some pupils to read aloud the structure.

- Explain new words: far, busy, quiet, crowded and pretty.

- Say aloud the words, then ask pupils to repeat the words a few times

- Ask pupils to write down the structure into their notebook.

- Call on an open pair to the front of the class to

give a model practice.

- Ask pupils to work in pairs.

- Call some pairs to practice in front of the class.

- Give feedback and correct mistakes of pronunciation

3. Let’s talk (7 minutes)

- Tell the class that they are going to practice further by asking and answering questions about where they live.

- Set a time limit for the class to practice talking in pairs, answer the questions with information about themselves.

- Call a few pairs to act out the dialogue in front of the class.

- Give feedback.

Summary the lesson

- Tell pupils to read the part 1 again.

- Do exercises in workbook, learn by heart the new words and the pattern.

- Sing the song

- Look, listen and answer the questions.

- Listen and repeat

- Listen.

- Listen and repeat

- Write

- Work in pairs.

- Practice in front of class.

- Give comments

- Listen to the T's instruction.

- Listen and repeat

- Read aloud the structure

- Read the new words

- Write down

- Listen

- Work in pairs

- Listen and comment

- Listen to the T's instruction.

- Practice in pairs

- Listen and comment

- Listen

- Take note

Remarks:

............................................................................................................................

.......................................................................................................................

Trên đây Hoatieu.vn đã giới thiệu tới thầy cô và các bạn Bài thu hoạch module 1 BDTX môn Tiếng Anh đầy đủ và chi tiết nhất.

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
10 51.172
0 Bình luận
Sắp xếp theo