PowerPoint Giáo dục công dân 8 Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu
Dưới đây là kế hoạch bài dạy Giáo dục công dân 8 sách Kết nối tri thức được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học theo chương trình sách giáo khoa. Giáo án PowerPoint Giáo dục công dân 8 Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu với đầy đủ file PPTX và WORD được thiết kế hiện đại, sáng tạo, giúp học sinh dễ hiểu bài hơn. Đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô trong công tác soạn giáo án cho năm học mới.
Kế hoạch bài dạy Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu
Bài giảng PowerPoint Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu
Giáo án Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức
BÀI 8: LẬP KẾ HOẠCH CHI TIÊU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận biết được sự cần thiết phải thiết lập kế hoạch chi tiêu.
- Nêu được cách lập kế hoạch chi tiêu.
- Lập được kế hoạch chi tiêu và tạo thói quen chi tiêu hợp lí.
- Giúp đỡ bạn bè, người thân lập kế hoạch chi tiêu hợp lí.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Lập được kế hoạch chi tiêu cá nhân phù hợp theo hướng dẫn; Thực hiện được kế hoạch chi tiêu đã đề ra.
- Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Nhận biết được một số hiện tượng, vấn đề của đời sống xã hội về lập kế hoạch chi tiêu; Bước đầu biết cách thu tập, xử lí thông tin, tìm hiểu một số hiện tượng, sự kiện, tình huống về lập kế hoạch chi tiêu; Vận dụng các kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí tình huống trong thực tiễn cuộc sống về lập kế hoạch chi tiêu.
3. Phẩm chất
- Có trách nhiệm khi lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu.
- Giúp đỡ bạn bè, người thân lập kế hoạch chi tiêu hợp lí.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT Giáo dục công dân 8.
- Giấy A4, Phiếu học tập.
- Tranh ảnh, clip, mẩu chuyện, tục ngữ, ca dao về lập kế hoạch chi tiêu.
- Đồ dùng đơn giản để sắm vai.
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng powerpoint,... (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS Giáo dục công dân 8.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: Khai thác vốn sống, trải nghiệm của HS, tạo hứng thú và những hiểu biết ban đầu của HS về chủ đề lập kế hoạch chi tiêu.
2. Nội dung:
- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Giải bài toán thu chi”.
- GV dẫn dắt HS vào bài học.
3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về cách lập kế hoạch chi tiêu.
4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Giải bài toán thu chi” với nội dung:
Giả sử mẹ đưa cho em 150.000 đồng để mua thức ăn cho cả nhà dùng trong một ngày. Em hãy nêu phương án thực hiện nhiệm vụ này và giải thích vì sao em chọn như vậy ?
- GV tiếp tục yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, vì sao phải tính toán như vậy?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe nội dung trò chơi, vận dụng hiểu biết thực tế, suy nghĩ và lập kế hoạch chi tiêu hợp lí.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày phương án chi tiêu của mình với điều kiện không trùng với đáp án của bạn chơi trước (không nói đến số người ăn trong gia đình):
+ Phương án 1:
- Rau = 10.000 đ
- Thịt lợn = 0,5 kg x 120.000 đ/kg = 60.000 đ
- Cá = 1 kg x 50.000 đ/kg= 50.000 đ
- Trái cây = 30.000 đ
=> Tổng cộng mua hết 150.000 đ
+ Phương án 2:
- Rau = 16.000 đ
- Thịt bò = 0,2 kg x 240.000 đ/kg = 48.000 đ
- Đậu phụ = 20.000 đ
- Thịt lợn = 0,3 kg x 120.000 đ/kg = 36.000 đ
- Trái cây = 30.000 đ
=> Tổng cộng 150.000 đ
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và mời cả lớp bình chọn từng phương án. HS nào có phương án được các bạn trong lớp giơ tay bình chọn nhiều nhất thì là người thắng cuộc.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong cuộc sống, chúng ta luôn phải tính toán chi tiêu sao cho hợp lí, phù hợp với thu nhập, thực hiện được tiết kiệm để tổ chức cuộc sống của bản thân, gia đình ổn định và phát triển.
Để tìm hiểu rõ hơn về đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu.
1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu sự cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu
I. MỤC TIÊU: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được sự cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu.
1. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SHS tr.48 và trả lời câu hỏi.
- GV cùng HS rút ra kết luận về sự cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu.
2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về sự cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu và chuẩn kiến thức của GV.
3. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời 1 HS đọc thông tin SHS tr.48. - GV hướng dẫn HS cả lớp thành 6 nhóm và yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ: + Nhóm 1, 2: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi a: Việc bạn Phương chi tiêu tùy tiện đã dẫn đến khó khăn gì trong cuộc sống? Nếu mẹ không đủ tiền để đưa thêm thì điều gì sẽ xảy ra? + Nhóm 3, 4: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi b: Em hãy dự đoán những khó khăn có thể xảy ra nếu Phương tiếp tục chi tiêu như vậy? + Nhóm 5, 6: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi c: Em hãy nêu lí do cần phải lập kế hoạch chi tiêu? - GV tổng hợp các ý kiến trên bảng lớp. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về sự cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin SHS, thảo luận và trả lời câu hỏi. - HS rút ra kết luận về sự cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận: + Câu hỏi a: Việc chi tiêu tùy tiện của bạn Phương đã dẫn đến sinh hoạt của gia đình bạn bị đảo lộn: những thứ cần thiết như rau, cá, thịt,... bị thiếu và 5 ngày bạn đã chi tiêu hết tiền. Nếu mẹ không có đủ tiền để đưa thêm thì sẽ bất ổn trong sinh hoạt gia đình, có thể vay mượn tiền để đi chợ. + Câu hỏi b: Nếu vẫn tiếp tục chi tiêu không có kế hoạch sẽ dẫn đến những vấn đề: nợ nhiều hơn, không đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình, không có khoản tiền dự phòng cho những lúc cần thiết, không tiết kiệm được tiền để đầu tư, mua sắm những vật dụng thiết yếu trong gia đình, đi du lịch, thực hiện những kế hoạch khác,... + Câu hỏi c: Lập kế hoạch chi tiêu giúp cân bằng tài chính, tránh những khoản chi không cần thiết, thực hiện được tiết kiệm, góp phần tạo dựng cuộc sống ổn định, ấm no và không ngừng phát triển. - GV mời đại diện 1 – 2 HS rút ra kết luận về sự cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Tìm hiểu sự cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu - Kế hoạch chi tiêu xác định các tài khoản chi tiêu dựa trên những nguồn lực hiện có để thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân, gia đình. - Lập kế hoạch chi tiêu giúp cân bằng được tài chính, tránh những khoản chi tiêu không cần thiết, thực hiện được tiết kiệm, góp phần tạo dựng cuộc sống ổn định, ấm no. |
Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết.
Mời thầy cô và các bạn tham khảo thêm các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.vn.
- Chia sẻ:
Nhung Nguyễn
- Ngày:
PowerPoint Giáo dục công dân 8 Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu
16,1 MB 13/02/2025 3:14:00 CHTải giáo án Giáo dục công dân 8 Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu
13/02/2025 3:25:53 CH
Tham khảo thêm
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

- Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam
- Bài 2: Tôn trong sự đa dạng của các dân tộc
- Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo
- Bài ôn tập giữa kì 1
- Bài 4: Bảo vệ lẽ phải
- Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân
- Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình
- Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu
- Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
- Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
- Không tìm thấy
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028

Bài viết hay Giáo án lớp 8
(Mới nhất) Giáo án Lịch sử Địa lí 8 Chân trời sáng tạo 2025 cả năm
Giáo án Mĩ thuật 8 Chân trời sáng tạo cả năm bản chuẩn
PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 6: Thực hành tiếng Việt: Từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương và biện ngữ xã hội
PowerPoint Toán 8 Bài 7: Trường hợp đồng dạng thứ hai của tam giác
Giáo án điện tử Lịch sử 8 Cánh Diều
(Chủ đề 1-10) Giáo án Giáo dục địa phương lớp 8 tỉnh Phú Thọ