Văn bản nào của Đảng xác định vị trí của tuyên truyền miệng và báo cáo viên
Tuyên truyền miệng là gì? Báo cáo viên là những ai? Văn bản nào của Đảng xác định vai trò, vị trí của tuyên truyền miệng và đội ngũ báo cáo viên? là những vấn đề không phải ai cũng nắm rõ. Mời bạn đọc đón xem bài viết dưới đây của Hoatieu.vn giải đáp về nội dung này.
Vị trí của hoạt động tuyên truyền miệng và báo cáo viên của Đảng
1. Tuyên truyền miệng là gì?
Tuyên truyền miệng là loại hình tuyên truyền đặc thù dùng lời nói để truyền tải thông tin, kịp thời giải thích những chủ trương, chính sách cụ thể của Đảng, Nhà nước, những sự kiện chính trị nổi bật đang diễn ra trong đời sống xã hội, giúp cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân có nhận thức đúng đắn, thay đổi thái độ, hành vi và hướng dẫn, động viên, cổ vũ họ hành động theo đúng mục đích của công tác tuyên truyền đặt ra.
Điểm khác biệt cơ bản của tuyên truyền miệng với hình thức tuyên truyền khác là tuyên truyền miệng chủ yếu dùng lời nói để truyền tải nội dung. Ngày nay, người làm công tác tuyên truyền có thể sử dụng thêm sự hỗ trợ từ máy tính, máy chiếu, mạng Internet... Nhưng phương tiện truyền tin chính vẫn là dùng lời nói trực tiếp và các yếu tố phi ngôn ngữ như cử chỉ, tư thế, diện mạo... làm phương tiện biểu đạt sắc thái tình cảm.
Không phải ai cũng hiểu hết câu từ trong văn bản luật dài và khó hiểu. Thông qua lý giải trực tiếp của người tuyên truyền, sẽ thúc đẩy việc tiếp nhận thông tin của người nghe tốt hơn.
2. Báo cáo viên là ai?
Báo cáo viên là gì được quy định tại Khoản 4 Điều 2 và Điều 3 Quyết định 52/2016/QĐ-TTg về Quy chế hoạt động thông tin cơ sở do Thủ tướng Chính phủ ban hành, có quy định về báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở như sau:
Báo cáo viên là những người thực hiện công tác tuyên truyền miệng trực tiếp đưa thông tin thiết yếu theo quy định tới người dân ở xã, phường, thị trấn.
Thông tin theo quy định bao gồm:
- Thông tin về dự án, chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương;
- Thông tin liên quan đến chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương và kiến thức khoa học, kỹ thuật;
- Thông tin liên quan đến trật tự, an toàn xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương;
- Thông tin về sự cố, các tình huống khẩn cấp xảy ra ở địa phương hoặc có ảnh hưởng đến địa phương;
- Thông tin về gương tập thể, cá nhân điển hình trong các lĩnh vực;
- Thông tin về các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho sản xuất và đời sống của người dân địa phương.
Như vậy, với nhiệm vụ thực hiện công tác tuyên truyền miệng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan, đơn vị, ban tuyên giáo, báo cáo viên phải là Đảng viên, người có phẩm chất, tư tưởng chính trị vững vàng, có năng lực, trình độ chuyên môn tốt và có khả năng tuyên truyền, thuyết phục quần chúng.
3. Văn bản nào của Đảng xác định vị trí của tuyên truyền miệng và đội ngũ báo cáo viên
Vị trí của tuyên truyền miệng và đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên được nhấn mạnh tại Chỉ thị số 17-CT/TW, ngày 15/10/2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X:
“Tuyên truyền miệng và đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên là một mắt khâu quan trọng, trực tiếp nối liền Đảng, Nhà nước với nhân dân, Trung ương với địa phương và cơ sở để vừa đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân, vừa nắm bắt, phản ánh trung thực, kịp thời tư tưởng, tâm tư, nhu cầu, lợi ích, nguyện vọng của nhân dân đối với lãnh đạo Đảng, Nhà nước”.
Như vậy, theo Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương có thể thấy, Đảng và Nhà nước rất coi trọng tuyên truyền miệng và các báo cáo viên, tuyên truyền viên. Thông qua đội ngũ báo cáo viên và hoạt động tuyên truyền miệng, góp phần đưa Đảng, Nhà nước đến gần hơn với Nhân dân:
- Giúp người dân, cán bộ, Đảng viên cơ sở hiểu đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, qua đó, người dân chung tay cùng đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch, góp phần giữ vững ổn định chính trị trong tình hình mới.
- Thông qua tuyên truyền miệng và đội ngũ báo cáo viên, những thông tin nội bộ (vì nhiều lý do không công khai trên các phương tiện truyền thông) có thể đến với đối tượng được tuyên truyền.
- Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên là cầu nối pháp luật, giúp người dân hiểu rõ đâu là thông tin chính thống, trên cơ sở đó định hướng dư luận, tạo ra sự thống nhất về chính trị, tư tưởng trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội.
- Bên cạnh đó, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên còn là kênh thông tin quan trọng giúp Đảng, Nhà nước kịp thời nắm bắt tâm tư, nhu cầu, lợi ích, nguyện vọng của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự phù hợp khi áp dụng luật mới ban hành vào thực tiễn, những bất cập trong công tác chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước...
Trên đây Hoatieu.vn đã giải đáp nội dung Tuyên truyền miệng là gì? Báo cáo viên là gì? Vị trí, vai trò của tuyên truyền miệng và báo cáo viên. Mời bạn đọc đón đọc các bài viết khác tại trang Pháp luật của Hoatieu.vn
- Chia sẻ:Thanh Vân
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Phổ biến Pháp luật
Những việc người lao động cần tránh để không mất tiền thưởng Tết
4 quy định về trực hè, trực tết giáo viên cần biết
Hướng dẫn khám, chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân gắn chip
Khi nào giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp?
Lịch tuyển sinh lớp 6 Hà Nội năm 2024
Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức Bộ Nội vụ