Từ năm 2020, chỉ bán kháng sinh khi có đơn thuốc

Bán thuốc tây phải có đơn thuốc từ năm 2020

Bộ trưởng Bộ Y tế vừa phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020, với mục tiêu nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Theo đó, từ năm 2020 chỉ bán kháng sinh khi có đơn thuốc. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Theo Quyết định 4041/QĐ-BYT vừa được ban hành, mục tiêu của ngành Y tế đến năm 2020 sẽ là 100% quầy thuốc, nhà thuốc bán thuốc kháng sinh phải kê đơn. Xét về mặt thực tiễn, nếu mục tiêu này đạt được, đồng nghĩa với việc người dân Việt Nam sẽ được sử dụng thuốc kháng sinh an toàn hơn. Thực tế hiện nay cho thấy, theo các thống kê quốc tế về y tế và sức khỏe, chúng ta đang là nước có tỉ lệ kháng thuốc kháng sinh cao nhất thế giới. Điều đó có nghĩa là gì? Là bệnh tật khó chữa hơn, là phải uống nhiều thuốc hơn mới lành, thậm chí là cơ thể người bệnh đã bị “nhờn thuốc” không phản ứng với kháng sinh dù là liều cao… Mặt khác, chúng ta đều biết rằng, kháng sinh không phải là thuốc trường sinh, ngoài khả năng chữa bệnh thì chúng ta cũng đã nghe quá nhiều tới tác hại của nó, mà ảnh hưởng đầu tiên là dạ dày…

Từ năm 2020, chỉ bán kháng sinh khi có đơn thuốc

Hiện chúng ta đã bước vào những tháng cuối của năm 2017, lộ trình từ nay tới năm 2020 không còn xa. Nên chăng là người dân chúng ta nên tự tìm hiểu trước các quy định về kê đơn thuốc để thực hiện, trước là để bảo vệ sức khỏe của mình, hai là góp phần giúp cho một mục tiêu sớm thành hiện thực mà cuối cùng cũng chính là tác động tích cực tới sức khỏe người Việt.

Về việc kê đơn thuốc, thông tư 05/2016/TT-BYT về việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú có những quy định cụ thể như sau:

Điều 3. Quy định đối với người kê đơn thuốc

1. Bác sỹ.

2. Y sỹ được kê đơn thuốc khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

a) Có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và đang làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện của Nhà nước hoặc trạm y tẽ xã, phường, thị trấn, y tế cơ quan, trường học (sau đây gọi tắt là trạm y tế xã);

b) Phải có văn bản phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện phân công khám bệnh, chữa bệnh theo phân cấp quản lý y tế của địa phương.

3. Bác sỹ, y sỹ tại trạm y tế xã được phép kê đơn thuốc đối với các bệnh ở các chuyên khoa tương ứng với phạm vi khám bệnh, chữa bệnh đa khoa được quyết định trong phạm vi chuyên môn của trạm y tế xã và của bác sỹ, y sỹ.

4. Trong trường hợp cấp cứu người bệnh mà chưa kịp làm thủ tục nhập viện, người kê đơn thuốc của bất cứ chuyên khoa nào (kể cả y học cổ truyền) đều được kê đơn thuốc để xử trí cấp cứu phù hợp với tình trạng của bệnh cấp cứu.

Điều 4. Nguyên tắc kê đơn thuốc

1. Chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh.

2. Kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh.

3. Số lượng thuốc được kê đơn thực hiện theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế hoặc đủ sử dụng tối đa 30 (ba mươi) ngày, trừ trường hợp quy định tại các Điều 7, 8 và 9 Thông tư này.

4. Y sỹ không được kê đơn thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất gây nghiện, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất hướng tâm thần và thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa tiền chất không thuộc danh mục thuốc không kê đơn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

5. Không được kê vào đơn thuốc:

a) Các thuốc, chất không nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh;

b) Các thuốc chưa được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam;

c) Thực phẩm chức năng;

d) Mỹ phẩm.

Điều 11. Thời hạn đơn thuốc có giá trị mua, lĩnh thuốc

1. Đơn thuốc có giá trị mua, lĩnh thuốc trong thời hạn tối đa 05 ngày, kể từ ngày kê đơn thuốc.

2. Đơn thuốc được mua tại các cơ sở bán lẻ thuốc hợp pháp trên toàn quốc.

3. Thời gian mua hoặc lĩnh thuốc của đơn thuốc gây nghiện phù hợp với ngày của đợt điều trị ghi trong đơn. Mua hoặc lĩnh thuốc gây nghiện đợt 2 hoặc đợt 3 cho người bệnh ung thư và người bệnh AIDS trước 01 (một) đến 03 (ba) ngày của mỗi đợt điều trị (nếu vào ngày nghỉ Lễ, Tết, thứ bảy, chủ nhật thì mua hoặc lĩnh vào ngày liền kề trước hoặc sau ngày nghỉ).

Điều 13. Lưu đơn, tài liệu về thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc, đơn thuốc có kê thuốc kháng sinh

1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lưu đơn thuốc, thời gian lưu 01 (một) năm kể từ ngày kê đơn.

Đối với việc khám chữa bệnh bằng thuốc Đông y, các quy định cụ thể về kê đơn thuốc được nêu tại Thông tư 01/2016/TT-BYT, các bạn có thể tham khảo thêm văn bản để biết quy định cụ thể.

Đánh giá bài viết
1 279
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi