Trường hợp nào không phải đăng ký tạm trú 2024?

Hiện nay, việc đăng ký tạm trú đã được pháp luật quy định rõ trong luật cư trú. Tuy nhiên, việc đăng ký tạm trú vẫn chưa được nhiều người dân quan tâm và nắm bắt. Vậy, Trường hợp nào không phải đăng ký tạm trú 2024? Bài viết này Hoatieu.vn sẽ chia sẻ cho bạn.

1. Đăng ký tạm trú là gì?

Theo quy định tại Khoản 9 Điều 2 Luật cư trú năm 2020:

Tạm trú được hiểu là nơi công dân đang sinh sống, làm việc ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú ra. Có thể hiểu đây là nơi sinh sống tạm thời, có thời hạn ngoài nơi thường trú của công dân.

Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp Sổ tạm trú theo quy định pháp luật.

2. Khi nào không cần đăng ký tạm trú?

Có hai trường hợp không phải đăng ký tạm trú, bao gồm:

  • Thuộc trường hợp đăng ký thường trú
  • Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn dưới 30 ngày.

Trường hợp nào không phải đăng ký tạm trú?

3. Đăng ký tạm trú có phải bắt buộc không?

Theo quy định tại Điều 27 Luật cư trú 2020:

Điều 27. Điều kiện đăng ký tạm trú

1. Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.

Như vậy, từ quy định của điều luật trên ta hiểu rằng, đăng ký tạm trú là điều bắt buộc đối với mỗi cá nhân khi đến một nơi nào khác địa chỉ thường trú của mình để sinh sống, học tập và làm ăn thì khi đến nơi đó xác định ở lại hơn 30 ngày thì phải đăng ký tạm trú với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Việc quản lý mỗi cá nhân là bắt buộc bởi nếu không quản lý rất có thể bỏ lọt tội phạm, việc nắm bắt số người ở địa phương cũng khó khăn hơn cho các cơ quan có thẩm quyền. Do vậy mà đăng ký tạm trú là bắt buộc với mỗi cá nhân đến lưu trú tại chỗ khác trên 30 ngày.

4. Mức phạt không đăng ký tạm trú khi thuê nhà 2024

Theo quy định pháp luật tại Điều 30, 31 Luật cư trú 2020 đã chỉ rõ người thuê phải có nghĩa vụ đăng ký tạm trú theo quy định, tuy nhiên trên thực tế không nhất thiết phải là bên nào thực hiện công việc này, mà thường là người cho thuê sẽ chủ động liên hệ công an địa phương để đăng ký tạm trú vì quen thuộc hơn.

Nếu người cho thuê chưa thực hiện hoặc từ chối đăng ký tạm trú cho bạn thì bạn cần chủ động ra cơ quan công an địa phương để thực hiện đúng thủ tục đăng ký tạm trú.

Trường hợp cả hai bên, người thuê và người cho thuê đều không thực hiện việc đăng ký tạm trú cho người đến lưu trú thì cả người cho thuê trọ và người đi thuê trọ điều bị xử phạt vi phạm hành chính.

Cụ thể:

  • Cá nhân, hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký tạm trú sẽ bị phạt tiền từ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP
  • Đối với người cho thuê sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng về việc kinh doanh lưu trú, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú không thực hiện thông báo việc lưu trú từ 01 đến 03 người lưu trú; theo quy định tại điểm đ, khoản 2, Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi kinh doanh lưu trú, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú không thực hiện thông báo việc lưu trú từ 04 đến 08 người lưu trú; theo điểm b khoản 3, Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Thuê nhà 2024 có phải đăng ký tạm trú, Thủ tục đăng ký tạm trú là gì từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
5 640
0 Bình luận
Sắp xếp theo