Thông tư về quy tắc xuất xứ hiệp định thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN-ÚC-NIU DI LÂN số 31/2015/TT-BCT

Tải về

Quy tắc xuất xứ khu vực thương mại tự do ASEAN-ÚC-NIU DI LÂN

Thông tư về quy tắc xuất xứ hiệp định thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN-ÚC-NIU DI LÂN số 31/2015/TT-BCT có hiệu lực ngày 01/10/2015 của Bộ Công Thương, được ban hành kèm theo Quy tắc xuất xứ đầy đủ và cụ thể. Mời các bạn tham khảo và nghiên cứu.

Quyết định về quy định kiểm tra hàng hóa, xuất nhập khẩu bằng máy soi container số 2760/QĐ-TCHQ

Luật đầu tư công số 49/2014/QH13

Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại số 185/2013/NĐ-CP

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 31/2015/TT-BCTHà Nội, ngày 24 tháng 09 năm 2015

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH THỰC HIỆN QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN-ÚC-NIU DI LÂN

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa;

Thực hiện Hiệp định Thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN-Úc-Niu di lân ký ngày 27 tháng 02 năm 2009 tại Hội nghị cấp cao lần thứ 14, tại Thái Lan giữa các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á với Úc và Niu di lân;

Thực hiện Nghị định thư thứ nhất sửa đổi Hiệp định Thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN - Úc - Niu di lân ký ngày 26 tháng 8 năm 2014 trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 46 tại Mi-an-ma;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu,

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN - Úc - Niu di lân.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này

1. Quy tắc xuất xứ (Phụ lục I).

2. Quy tắc cụ thể mặt hàng (Phụ lục II).

3. Thủ tục cấp và kiểm tra Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (trong Thông tư này gọi tắt là C/O) (Phụ lục III)

4. Những thông tin tối thiểu của C/O (Phụ lục IV).

5. Mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa AANZ (trong Thông tư này gọi tắt là C/O mẫu AANZ) (Phụ lục V-A).

6. Mẫu tờ khai bổ sung C/O (Phụ lục V-B).

7. Mẫu Khai báo cho nhà xuất khẩu về trị giá FOB (Phụ lục V-C).

8. Hướng dẫn kê khai C/O (Phụ lục VI).

9. Đơn đề nghị cấp C/O (Phụ lục VII).

10. Danh mục các Tổ chức cấp C/O (Phụ lục VIII).

Điều 2. Thủ tục cấp và kiểm tra Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu AANZ

Thủ tục cấp C/O mẫu AANZ của Việt Nam được thực hiện theo:

1. Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Thông tư số 06/2011/TT-BCT ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Bộ Công Thương quy định thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi.

3. Thông tư số 01/2013/TT-BCT ngày 03 tháng 01 năm 2013 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Thông tư số 06/2011/TT-BCT ngày 21 tháng 3 năm 2011.

Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2015.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 33/2009/TT-BCT ngày 11 tháng 11 năm 2009 của Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN-Úc-Niu di lân./.

Nơi nhận:
  • Thủ tướng, các Phó thủ tướng Chính phủ;
  • Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
  • UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
  • Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Tổng bí thư, Văn phòng Quốc hội;
  • Văn phòng TW và Ban Kinh tế TW;
  • Viện KSND tối cao;
  • Toà án ND tối cao;
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Trần Quốc Khánh

PHỤ LỤC I

QUY TẮC XUẤT XỨ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2015/TT-BCT ngày 24 tháng 9 năm 2015 của Bộ Công Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ thuộc Hiệp định thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN- Úc - Niu di lân)

Điều 1. Giải thích thuật ngữ

1. Nuôi trồng thủy hải sản là việc nuôi trồng các sinh vật sống dưới nước bao gồm cá, động vật thân mềm, loài giáp xác, động vật không xương sống dưới nước khác và thực vật thủy sinh từ các loại con giống như trứng, cá hồi hai năm tuổi, cá hồi nhỏ và ấu trùng bằng cách can thiệp vào các quá trình nuôi trồng hoặc tăng trưởng nhằm thúc đẩy sinh sản như nuôi cấy, cho ăn, hoặc bảo vệ khỏi các động vật ăn thịt;

2. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng (gọi tắt là C/O giáp lưng) là C/O do Tổ chức cấp C/O tại một nước thành viên xuất khẩu trung gian phát hành dựa trên một C/O đã cấp trước đó bởi nước thành viên xuất khẩu đầu tiên;

3. CIF là trị giá hàng hóa nhập khẩu đã bao gồm cả cước vận tải và phí bảo hiểm tính đến cảng hoặc cửa khẩu của nước nhập khẩu. Trị giá này được tính theo Điều VII của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT 1994) và Hiệp định Trị giá Hải quan;

4. FOB là trị giá hàng hóa đã giao qua mạn tàu bao gồm cả chi phí vận tải hàng hóa tới cảng hoặc địa điểm cuối cùng trước khi tàu chở hàng rời bên. Trị giá này sẽ được tính theo Điều VII của GATT 1994 và Hiệp định về Trị giá Hải quan;

5. Các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi là những nguyên tắc đã được nhất trí thừa nhận hoặc áp dụng tại một Nước thành viên về việc ghi chép các khoản doanh thu, chi phí, phụ phí, tài sản và các khoản phải trả; truy xuất thông tin; và việc lập các báo cáo tài chính. Những nguyên tắc này có thể bao gồm các hướng dẫn chung cũng như các tiêu chuẩn, thông lệ và thủ tục thực hiện cụ thể;

6. Hàng hóa là bất kỳ thương phẩm, sản phẩm, vật phẩm hay nguyên vật liệu nào;

7. Nguyên vật liệu giống nhau và có thể dùng thay thế lẫn nhau nghĩa là những nguyên vật liệu cùng loại có chất lượng như nhau, có cùng đặc tính vật lý và kỹ thuật, và một khi các nguyên vật liệu này được kết hợp lại để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh thì không thể chỉ ra sự khác biệt về xuất xứ vì bất kỳ sự ghi nhãn nào;

8. Các yếu tố trung gian là hàng hóa sử dụng trong quá trình sản xuất, thử nghiệm hoặc kiểm tra hàng hóa nhưng không còn nằm lại trong hàng hóa đó, hoặc là hàng hóa được sử dụng trong quá trình bảo dưỡng nhà xưởng hay để vận hành thiết bị có liên quan tới việc sản xuất hàng hóa, bao gồm:

a) Nhiên liệu và năng lượng;

b) Dụng cụ, khuôn rập và khuôn đúc;

c) Phụ tùng và nguyên liệu dùng để bảo dưỡng thiết bị và nhà xưởng;

d) Dầu nhờn, chất bôi trơn, hợp chất và các nguyên liệu khác dùng trong sản xuất hoặc dùng để vận hành thiết bị và nhà xưởng;

đ) Găng tay, kính, giày dép, quần áo, các thiết bị an toàn;

e) Các thiết bị, dụng cụ và máy móc dùng để thử nghiệm hoặc kiểm tra hàng hóa;

g) Chất xúc tác và dung môi; và

h) Bất kỳ nguyên liệu nào khác không còn nằm lại trong hàng hóa nhưng việc sử dụng chúng phải chứng minh được là cần thiết trong quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.

9. Nguyên liệu bao gồm các nguyên liệu, vật liệu được sử dụng hoặc tiêu tốn trong quá trình sản xuất hàng hóa hoặc kết hợp thành một loại hàng hóa khác hoặc tham gia vào một quy trình sản xuất ra hàng hóa khác;

10. Hàng hóa hoặc nguyên liệu không có xuất xứ là hàng hóa hoặc nguyên liệu không đáp ứng các tiêu chí xuất xứ của phụ lục này;

11. Nguyên liệu có xuất xứ là nguyên liệu đáp ứng các tiêu chí xuất xứ của phụ lục này;

12. Nhà sản xuất là người trồng trọt, khai thác, chăn nuôi, thu hoạch, đánh bắt, đánh bẫy, săn bắn, cày cấy, săn bắt, thu lượm, thu nhặt, gây giống, chiết xuất, sản xuất, gia công hoặc lắp ráp một hàng hóa;

Đánh giá bài viết
1 98
Thông tư về quy tắc xuất xứ hiệp định thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN-ÚC-NIU DI LÂN số 31/2015/TT-BCT
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm