Thông tư số 19/2008/TT-LĐTBXH

Tải về

Thông tư số 19/2008/TT-LĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội : Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 01 năm 2007 về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
--------------------------

Số: 19/2008/TT-LĐTBXH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------------------------------

Hà Nội, ngày 23 tháng 9 năm 2008

THÔNG TƯ
Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 01 năm 2007 về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật
Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc

Căn cứ Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc (sau đây gọi tắt là Nghị định số 152/2006/NĐ-CP), Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số khoản của Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 01 năm 2007 về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH) như sau:

1. Sửa đổi khoản 2 mục I chế độ ốm đau phần B như sau:

“2. Mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày được tính như sau:

Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày = Tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) x Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau

Trong đó:

a) Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau:

+ Bằng 75% đối với thời gian tối đa là 180 ngày trong một năm;

+ Bằng 65% đối với trường hợp hết thời hạn 180 ngày trong một năm mà người lao động vẫn tiếp tục điều trị nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;

+ Bằng 55% đối với trường hợp hết thời hạn 180 ngày trong một năm mà người lao động vẫn tiếp tục điều trị nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;

+ Bằng 45% đối với trường hợp hết thời hạn 180 ngày trong một năm mà người lao động vẫn tiếp tục điều trị nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.

b) Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau được tính theo tháng dương lịch.

Trường hợp có ngày lẻ thì cách tính mức hưởng chế độ ốm đau cho những ngày này như sau:

Trong đó:

- Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại điểm a khoản này.

- Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.

c) Người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày, sau 180 ngày vẫn tiếp tục điều trị, mà khi tính có mức hưởng chế độ ốm đau trong tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì được tính bằng mức lương tối thiểu chung.

2. Bổ sung các khoản 4, 5 và khoản 6 vào mục I chế độ ốm đau phần B như sau:

“4. Trường hợp trong cùng một thời gian người lao động có từ 2 con trở lên dưới 7 tuổi bị ốm đau, thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau được tính bằng thời gian thực tế người lao động nghỉ việc chăm sóc con ốm đau; thời gian tối đa người lao động nghỉ việc trong một năm cho mỗi con được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP.

Ví dụ 1: Bà A là công nhân của Xí nghiệp dệt may, có 2 con dưới 7 tuổi bị ốm đau với thời gian như sau: con thứ nhất bị ốm từ ngày 14 tháng 10 đến ngày 20 tháng 10 năm 2008, con thứ hai bị ốm từ ngày 17 tháng 10 đến ngày 21 tháng 10 năm 2008, bà A phải nghỉ việc để chăm sóc 2 con ốm đau. Ngày nghỉ hàng tuần của bà A là ngày thứ sáu. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của bà A được tính từ ngày 14 đến ngày 21 tháng 10 năm 2008 là 7 ngày (trừ 1 ngày nghỉ hàng tuần là thứ sáu). Trường hợp này hồ sơ thanh toán cần có giấy khám bệnh của cả 2 con.

Đánh giá bài viết
1 1.734
Thông tư số 19/2008/TT-LĐTBXH
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm