Thông tư số 158/2011/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 74/2011/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

Thông tư số 158/2011/TT-BTC

Thông tư số 158/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính: Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/8/2011 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

BỘ TÀI CHÍNH
---------------------

Số: 158/2011/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------------------

Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2011

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/8/2011
của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
__________________________

Căn cứ Pháp lệnh Phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;

Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 và Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/8/2011 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản;

Bộ Tài chính hướng dẫn một số điểm về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản quy định tại Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/8/2011 của Chính phủ như sau:

Điều 1. Cách tính phí

1. Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản phải nộp trong kỳ nộp phí được tính như sau:

Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trong kỳ (đồng) = Số lượng từng loại khoáng sản khai thác trong kỳ (tấn hoặc m3) x

Mức phí phải nộp của từng loại khoáng sản tương ứng (đồng/tấn hoặc đồng/m3)

2. Số lượng khoáng sản khai thác trong kỳ để xác định số phí bảo vệ môi trường phải nộp là:

a) Đối với khoáng sản không kim loại:

Số lượng khoáng sản không kim loại khai thác trong kỳ để xác định số phí bảo vệ môi trường phải nộp là số lượng khoáng sản nguyên khai khai thác thực tế trong kỳ nộp phí, không phân biệt mục đích khai thác (để bán ngay, đem trao đổi, tiêu dùng nội bộ, dự trữ đưa vào sản xuất tiếp theo...) và công nghệ khai thác (thủ công, cơ giới) hoặc vùng, miền, điều kiện khai thác (vùng núi, trung du, đồng bằng, điều kiện khai thác khó khăn, phức tạp...). Trường hợp khoáng sản khai thác phải qua sàng, tuyển, phân loại, làm giàu trước khi bán ra, căn cứ điều kiện thực tế khai thác và công nghệ chế biến khoáng sản trên địa bàn, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Cục thuế địa phương để trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tỷ lệ quy đổi từ số lượng khoáng sản thành phẩm ra số lượng khoáng sản nguyên khai làm căn cứ tính phí bảo vệ môi trường đối với từng loại khoáng sản không kim loại cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

b) Đối với khoáng sản kim loại:

Số lượng khoáng sản kim loại khai thác trong kỳ để xác định số phí bảo vệ môi trường phải nộp là số lượng quặng khoáng sản kim loại nguyên khai khai thác thực tế trong kỳ nộp phí, không phân biệt mục đích khai thác (để bán ngay, đem trao đổi, tiêu dùng nội bộ, dự trữ đưa vào sản xuất tiếp theo...) và công nghệ khai thác (thủ công, cơ giới) hoặc vùng, miền, điều kiện khai thác (vùng núi, trung du, đồng bằng, điều kiện khai thác khó khăn, phức tạp...). Trường hợp quặng khoáng sản kim loại khai thác phải qua sàng, tuyển, phân loại, làm giàu trước khi bán ra, căn cứ điều kiện thực tế khai thác và công nghệ chế biến khoáng sản trên địa bàn, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Cục thuế địa phương để trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tỷ lệ quy đổi từ số lượng quặng khoáng sản kim loại thành phẩm ra số lượng quặng khoáng sản kim loại nguyên khai làm căn cứ tính phí bảo vệ môi trường đối với từng loại khoáng sản kim loại cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

3. Trường hợp, trong quá trình khai thác mà thu được thêm loại khoáng sản khác thì phải nộp phí bảo vệ môi trường theo mức thu của loại khoáng sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép khai thác.

4. Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác Granite làm đá ốp lát, làm mỹ nghệ thì áp dụng mức thu phí quy định tại điểm 1, Mục II khoản 2 Điều 4 Nghị định số 74/2011/NĐ-CP. Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác Granite cho mục đích khác thì áp dụng mức thu phí quy định tại điểm 15, Mục II khoản 2 Điều 4 Nghị định số 74/2011/NĐ-CP.

Doanh nghiệp khai thác Granit tự kê khai, nộp phí theo đúng quy định nêu trên. Cơ quan Thuế địa phương phối hợp với cơ quan Tài nguyên và Môi trường địa phương kiểm tra việc thực hiện kê khai, nộp phí theo đúng quy định.

5. Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác đá làm mỹ nghệ theo cả khối lớn thì áp dụng mức thu phí quy định tại điểm 2, Mục II khoản 2 Điều 4 Nghị định số 74/2011/NĐ-CP.

6. Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích đất ở thuộc quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó; trường hợp đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự thì không phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản đó.

7. Đồng tiền nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là đồng Việt Nam.

Đánh giá bài viết
1 723
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi