Quyết định 1463/QĐ-TTg về Đề án phát triển mạng lưới doanh nghiệp dịch vụ môi trường

Tải về

Quyết định 1463/QĐ-TTg - Đề án phát triển mạng lưới doanh nghiệp dịch vụ môi trường

Quyết định 1463/QĐ-TTg năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển mạng lưới doanh nghiệp dịch vụ môi trường đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm tăng cường năng lực xử lý chất thải, kiểm soát và khắc phục ô nhiễm, nâng cao chất lượng môi trường.

Nghị định 40/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

Thông tư 26/2015/TT-BTNMT quy định đề án bảo vệ môi trường chi tiết và đơn giản

Thông tư 66/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1463/QĐ-TTgHà Nội, ngày 22 tháng 07 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Quyết định số 249/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển dịch vụ môi trường đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển mạng lưới doanh nghiệp dịch vụ môi trường đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (sau đây viết tắt là Đề án) với các nội dung chính sau đây:

1. Quan điểm chỉ đạo

a) Phát triển doanh nghiệp dịch vụ môi trường nhằm tăng cường năng lực xử lý chất thải, kiểm soát và khắc phục ô nhiễm, nâng cao chất lượng môi trường; phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội của đất nước, thể chế kinh tế thị trường và các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO); trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và điều kiện thực tế của từng vùng kinh tế, từng địa phương, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

b) Nhà nước có chính sách ưu đãi, hỗ trợ nhằm thu hút, huy động nguồn lực của các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước trong cung cấp dịch vụ môi trường; tạo môi trường pháp lý cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp với các tổ chức khác tham gia cung cấp dịch vụ môi trường.

c) Phát triển doanh nghiệp dịch vụ môi trường về số lượng đi đôi với nâng cao chất lượng dịch vụ và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập. Hình thành một số doanh nghiệp đủ mạnh để giải quyết các vấn đề môi trường lớn, bức xúc của đất nước.

2. Mục tiêu của Đề án

a) Đến năm 2020:

  • Đáp ứng nhu cầu xử lý 70% nước thải sinh hoạt tại các khu đô thị từ loại IV trở lên; thu gom, xử lý 95% chất thải rắn tại các đô thị, 75% chất thải rắn tại khu vực nông thôn; tái sử dụng, tái chế hoặc thu hồi năng lượng, sản xuất phân bón từ ít nhất 85% chất thải rắn phát sinh; xử lý, tiêu hủy, chôn lấp an toàn sau xử lý, tiêu hủy 85% chất thải nguy hại phát sinh; xử lý được 50% diện tích đất bị ô nhiễm;
  • Có các doanh nghiệp đủ năng lực để giải quyết các vấn đề môi trường lớn, bức xúc của đất nước, bao gồm: Xử lý chất thải rắn cho các vùng kinh tế trọng điểm; cải tạo, phục hồi môi trường đối với các khu vực bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật, dioxin; ứng phó, khắc phục sự cố môi trường; giám định về môi trường đối với máy móc, thiết bị, công nghệ, giám định thiệt hại về môi trường.

b) Tầm nhìn đến năm 2030:

  • Phát triển mạng lưới doanh nghiệp dịch vụ môi trường đáp ứng 100% nhu cầu sử dụng dịch vụ môi trường ở trong nước; tiến tới mở rộng thị trường cung cấp dịch vụ môi trường sang một số nước trong khu vực.

3. Nhiệm vụ và giải pháp

a) Hoàn thiện thể chế, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp dịch vụ môi trường:

  • Ban hành và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển dịch vụ môi trường theo Khung chính sách pháp luật phát triển dịch vụ môi trường đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
  • Xây dựng và hướng dẫn thực hiện cơ chế khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia dịch vụ môi trường thông qua hình thức đấu thầu, cơ chế hợp tác công tư.

b) Xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới doanh nghiệp dịch vụ môi trường đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030:

  • Xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới doanh nghiệp dịch vụ môi trường đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trên cơ sở đánh giá, dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ môi trường trên địa bàn, khả năng đáp ứng dịch vụ của doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn; xác định rõ cơ cấu, định hướng phát triển doanh nghiệp dịch vụ môi trường trong từng lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu xử lý môi trường nhằm đạt được các mục tiêu xử lý môi trường của địa phương; chú trọng phát triển doanh nghiệp dịch vụ môi trường thông qua hình thức đấu thầu, cơ chế hợp tác công tư.
  • Lồng ghép các nội dung chi tiết của kế hoạch phát triển mạng lưới doanh nghiệp dịch vụ môi trường đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

c) Sắp xếp lại, ưu tiên khuyến khích, thu hút đầu tư vào một số loại hình doanh nghiệp dịch vụ môi trường, cụ thể là:

- Rà soát, tái cơ cấu, cổ phần hóa, sắp xếp lại mô hình hoạt động của các doanh nghiệp dịch vụ môi trường thuộc nhà nước quản lý đang hoạt động kém hiệu quả.

- Rà soát nhu cầu dịch vụ môi trường trong một số lĩnh vực môi trường đặc thù để khuyến khích, thu hút đầu tư:

  • Xây dựng và quản lý, vận hành các khu xử lý chất thải rắn liên vùng tại một số vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long và phía Nam theo quy hoạch khu xử lý chất thải rắn cấp vùng cho các vùng kinh tế trọng điểm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
  • Thực hiện dịch vụ giám định về môi trường đối với máy móc, thiết bị, công nghệ, giám định thiệt hại về môi trường;
  • Thực hiện dịch vụ cải tạo, phục hồi môi trường đối với các khu vực bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật, dioxin.

- Hỗ trợ tăng cường năng lực ứng phó, khắc phục sự cố môi trường từ các doanh nghiệp thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí nhằm sử dụng tối đa trang thiết bị hiện có.

d) Triển khai các chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp dịch vụ môi trường, bao gồm:

  • Chương trình hỗ trợ chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp tái sử dụng, tái chế hoặc thu hồi năng lượng, sản xuất phân bón từ chất thải;
  • Chương trình tích hợp cơ sở dữ liệu thông tin về doanh nghiệp dịch vụ môi trường, loại hình dịch vụ môi trường cần thu hút đầu tư trong hệ thống thông tin của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
  • Chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp dịch vụ môi trường thực hiện kiểm toán môi trường.

Nội dung các chương trình trên đây tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.

4. Phạm vi thực hiện:

  • Đề án được thực hiện tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

5. Nguồn kinh phí thực hiện:

a) Ngân sách nhà nước theo phân cấp của Luật ngân sách nhà nước.

b) Vốn hỗ trợ, vốn vay của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, nguồn vốn ODA.

c) Các nguồn vốn hợp pháp khác.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường:

a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo, hướng dẫn, xây dựng các chương trình, đề án chi tiết, cụ thể hóa những nội dung của Đề án để triển khai thực hiện.

b) Xây dựng nội dung, khối lượng công việc, dự toán kinh phí của các chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp dịch vụ môi trường được giao chủ trì, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, bố trí kinh phí thực hiện.

c) Tổ chức giám sát, kiểm tra, thường xuyên đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện Đề án, định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Đánh giá bài viết
1 55
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm