Thông tư quy định chuẩn giảng viên sư phạm
Thông tư về chuẩn nghề nghiệp giảng viên sư phạm
Bộ GD&ĐT vừa ban hành dự thảo Thông tư quy định về Chuẩn nghề nghiệp giảng viên sư phạm với 5 tiêu chuẩn và 18 tiêu chí. Sau đây là nội dung chi tiết thông tư, mời các bạn cùng theo dõi.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: /2018/TT-BGDĐT | Hà Nội, ngày tháng năm 2018 |
THÔNG TƯ
Ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp giảng viên sư phạm
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định Chuẩn nghề nghiệp giảng viên sư phạm.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định Chuẩn nghề nghiệp giảng viên sư phạm.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày … tháng … năm 2018.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: - Văn phòng TW Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Bộ trưởng; - Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo; - Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực; - Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước; - Công đoàn giáo dục Việt Nam; - Hội Cựu giáo chức Việt Nam; - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam; - Hiệp hội Thiết bị giáo dục Việt Nam; - Hội Khuyến học Việt Nam; - Công báo; Website Chính phủ; - Các đơn vị thuộc Bộ; - Các cơ sở giáo dục đại học công lập; | BỘ TRƯỞNG Phùng Xuân Nhạ |
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Văn bản này quy định về Chuẩn nghề nghiệp giảng viên sư phạm (viết tắt là Chuẩn), bao gồm: Chuẩn nghề nghiệp giảng viên sư phạm; quy định đánh giá, xếp loại giảng viên theo Chuẩn.
2. Quy định này áp dụng đối với giảng viên các trường đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm (viết tắt là cơ sở đào tạo giáo viên) và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 2. Mục đích ban hành Chuẩn
1. Chuẩn nhằm giúp giảng viên tự đánh giá được năng lực nghề nghiệp bản thân từ đó xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng, phát triển.
2. Chuẩn là một trong những công cụ để cơ sở đào tạo giáo viên đánh giá được năng lực nghề nghiệp giảng viên, từ đó xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp cho giảng viên và xây dựng chính sách tuyển dụng, sử dụng giảng viên.
3. Chuẩn là một trong những khung tham chiếu để cơ quan có thẩm quyền đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng của cơ sở đào tạo giáo viên và tham khảo trong xây dựng chế độ, chính sách phát triển nguồn nhân lực, góp phần chuẩn hóa đội ngũ giảng viên.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong văn bản này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tiêu chuẩn: Là quy định về phẩm chất và năng lực của giảng viên.
2. Tiêu chí: Là yêu cầu cụ thể cần đạt được của mỗi tiêu chuẩn.
3. Minh chứng: Là các bằng chứng xác nhận một cách khách quan mức đạt được của từng tiêu chí.
4. Mức độ: Là mức năng lực nghề nghiệp của người giảng viên.
5.Giảng viên: Giảng viên sư phạm làm việc tại các trường đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm.
6. Người học: Được hiểu là sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh và học viên các lớp bồi dưỡng của cơ sở đào tạo giáo viên.
7. Đồng nghiệp: Được hiểu là giảng viên trong và ngoài cơ sở đào tạo giáo viên, giáo viên các trường phổ thông và cơ sở giáo dục khác.
Chương II. CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIẢNG VIÊN SƯ PHẠM
Điều 4. Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất nghề nghiệp
Giảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống và cách ứng xử chuẩn mực, được đồng nghiệp, người học và cộng đồng tin cậy, yêu mến, kính trọng.
1. Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị: Gương mẫu thực hiện và tích cực tuyên truyền, vận động đồng nghiệp và người học chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước.
2. Tiêu chí 2. Phẩm chất đạo đức: Yêu nghề, tâm huyết, trách nhiệm với nghề nghiệp, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo.
3. Tiêu chí 3. Lối sống: Lối sống lành mạnh, văn minh, tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc, chuẩn mực trong quan hệ với đồng nghiệp và người học.
Điều 5. Tiêu chuẩn 2: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
Giảng viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng; thường xuyên tự bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ; sử dụng được ngoại ngữ và ứng dụng được công nghệ thông tin trong hoạt động nghề nghiệp.
1. Tiêu chí 4. Trình độ chuyên môn: đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định.
2. Tiêu chí 5. Nghiệp vụ sư phạm: Có kiến thức và kĩ năng về nghiệp vụ sư phạm; hỗ trợ đồng nghiệp và người học phát triển nghề nghiệp.
3. Tiêu chí 6. Ngoại ngữ: Sử dụng được ngoại ngữ trong giảng dạy và nghiên cứu; đạt trình độ ngoại ngữ theo quy định.
4. Tiêu chí 7. Ứng dụng công nghệ thông tin: Ứng dụng được công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
5. Tiêu chí 8. Thiết kế và tổ chức dạy học: Vận dụng được các phương pháp và kĩ thuật trong thiết kế và tổ chức dạy học.
6. Tiêu chí 9. Đánh giá kết quả dạy học: Thiết kế, sử dụng được các công cụ đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá để phát triển chương trình đào tạo, điều chỉnh hoạt động dạy học.
7. Tiêu chí 10. Phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục: Tham gia phát triển chương trình đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, chương trình giáo dục phổ thông và chương trình đào tạo nghề.
8. Tiêu chí 11. Tư vấn, hỗ trợ người học: Am hiểu người học, tư vấn, hướng dẫn người học trong quá trình đào tạo và sau khi tốt nghiệp.
Điều 6. Tiêu chuẩn 3: Năng lực nghiên cứu khoa học
Giảng viên thực hiện thành công đề tài, dự án và hướng dẫn nghiên cứu khoa học; chuyển giao kết quả nghiên cứu trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; đăng tải được các kết quả nghiên cứu, xuất bản được nguồn học liệu phục vụ đào tạo, bồi dưỡng.
1. Tiêu chí 12. Thực hiện đề tài, dự án: Thực hiện thành công các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học gắn với đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục.
2. Tiêu chí 13. Công bố kết quả nghiên cứu và xuất bản học liệu: Công bố kết quả nghiên cứu và xuất bản học liệu phục vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục.
3. Tiêu chí 14. Hướng dẫn nghiên cứu khoa học: Hướng dẫn người học, đồng nghiệp thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học.
Điều 7. Tiêu chuẩn 4: Xây dựng môi trường giáo dục dân chủ
Giảng viên tích cực thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tham gia tạo dựng môi trường học tập, nghiên cứu dân chủ.
1. Tiêu chí 15. Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở: Thực hiện đúng vai trò được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra của giảng viên trong hoạt động của nhà trường.
2. Tiêu chí 16. Phát triển môi trường học tập và nghiên cứu dân chủ: Tạo dựng được môi trường học tập và nghiên cứu thân thiện, bình đẳng, hợp tác, khuyến khích sự sáng tạo.
Điều 8. Tiêu chuẩn 5: Năng lực phát triển quan hệ xã hội
Giảng viên tích cực phát triển quan hệ xã hội với các bên liên quan thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, phát triển nhà trường, và đổi mới giáo dục phổ thông.
1. Tiêu chí 17. Phát triển quan hệ với các tổ chức xã hội và cơ sở đào tạo nghề, cơ sở giáo dục phổ thông: Phát triển quan hệ với các tổ chức xã hội, giáo viên và người học, thúc đẩy hoạt động đào tạo, đổi mới giáo dục phổ thông và đào tạo nghề.
2. Tiêu chí 18. Phát triển quan hệ với cộng đồng nghề nghiệp: Phát triển quan hệ với giới khoa học chuyên ngành, hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp.
Chương III. ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI GIẢNG VIÊN SƯ PHẠM
Điều 9. Yêu cầu của việc đánh giá mức năng lực giảng viên
1. Việc đánh giá năng lực giảng viên phải đảm bảo khách quan, khoa học, công bằng và dân chủ phản ánh đúng phẩm chất, năng lực, hiệu quả công tác; phải đặt trong phạm vi công tác và điều kiện cụ thể của nhà trường.
2. Việc đánh giá, xếp loại mức năng lực giảng viên phải căn cứ vào các các minh chứng phù hợp với các tiêu chí, tiêu chuẩn được quy định tại Chương II của văn bản này.
3. Đánh giá năng lực giảng viên nhằm vào quá trình, nỗ lực và tiềm năng làm việc của giảng viên, khác với đánh giá kết quả, hiệu quả làm việc dựa trên thành tích, kết quả công tác gắn với sản phẩm đầu ra đã đạt được. Những nội dung ở từng mức được sử dụng như là công cụ đánh giá về năng lực, kết quả công việc của giảng viên.
4. Việc so sánh giữa năng lực được phản ánh trên thực tế và yêu cầu giúp đánh giá được tính phù hợp và mức độ hoàn thành yêu cầu công việc của giảng viên. Từ kết quả hoạt động đánh giá năng lực nêu trên, giảng viên tự lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp (phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu); khoa/bộ môn và trường xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ.
Điều 10. Phương pháp đánh giá năng lực giảng viên
1. Các nguồn thông tin đánh giá giảng viên theo Chuẩn.
Việc đánh giá giảng viên theo Chuẩn sử dụng các nguồn thông tin sau:
a) Báo cáo tự đánh giá;
b) Các minh chứng trực tiếp của quá trình đào tạo và bồi dưỡng;
c) Các sản phẩm của hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển chương trình đào tạo, giáo trình, học liệu, tổ chức hoạt động giáo dục và hoạt động xã hội;
d) Kết quả đánh giá hàng năm (bao gồm cả quyết định khen thưởng, kỷ luật);
đ) Các ý kiến đánh giá và kết quả khảo sát các bên liên quan.
2. Thu thập và quản lý thông tin: Những thông tin này được thu thập, quản lý thường xuyên bằng phần mềm đánh giá trực tuyến của cơ sở đào tạo giáo viên. Bộ phận quản lý đào tạo thu thập, quản lý các thông tin liên quan tới hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Bộ phận quản lý nghiên cứu khoa học thu thập, quản lý các thông tin liên quan tới hoạt động, thành tích thực hiện và hướng dẫn nghiên cứu khoa học. Bộ phận tổ chức cán bộ thu thập, quản lý các thông tin liên quan tới phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và hoạt động học tập, tự bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ. Bộ phận khảo thí- kiểm định chất lượng của đơn vị tổ chức lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan (nhà quản lý-Phụ lục 3a, đồng nghiệp- Phụ lục 3b, người học-Phiếu phản hồi về giảng viên hàng năm).
Nguồn thông tin này là căn cứ cho hoạt động tự đánh giá và đánh giá mức độ đạt Chuẩn của giảng viên.
3. Cách đánh giá và xếp loại chung: Mỗi giảng viên được đánh giá theo từng tiêu chí và xếp loại chung.
Mỗi tiêu chí được đánh giá theo 3 mức như sau:
a) Mức Đạt;
b) Mức Khá;
c) Mức Tốt:
(Chi tiết các mức xem Phụ lục 1)
4. Xếp loại chung: Căn cứ kết quả đánh giá theo từng tiêu chí, xếp bậc năng lực chung đối với giảng viên theo các mức như sau:
a) Mức Tốt: Có tất cả tiêu chí đạt mức Khá trở lên và tối thiểu 12 tiêu chí đạt mức Tốt, trong đó có ít nhất 05 tiêu chí của Tiêu chuẩn 2 và 02 tiêu chí của Tiêu chuẩn 3 phải đạt mức Tốt;
b) Mức Khá: Có tất cả các tiêu chí đạt mức Đạt trở lên và tối thiểu 12 tiêu chí đạt mức Khá trở lên, trong đó có ít nhất 05 tiêu chí của Tiêu chuẩn 2 và 02 tiêu chí của Tiêu chuẩn 3 phải đạt mức Khá trở lên;
c) Mức Đạt: Toàn bộ các tiêu chí ở mức Đạt trở lên.
.....................
Thông tư quy định chuẩn giảng viên sư phạm
533,7 KB 14/05/2019 1:52:00 CHCơ quan ban hành: | Người ký: | ||
Số hiệu: | Lĩnh vực: | Đang cập nhật | |
Ngày ban hành: | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật | |
Loại văn bản: | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật | |
Tình trạng hiệu lực: |
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Bài liên quan
-
Thông tư 06/2019/TT-BYT
-
Quyết định 1170/QĐ-BTNMT 2019
-
Quyết định 818/QĐ-BNN-TCLN 2019
-
Nghị định 39/2019/NĐ-CP
-
Thông tư 23/2019/TT-BTC
-
Quyết định 1288/QĐ-TCHQ 2019
-
Nghị định 35/2019/NĐ-CP - Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp
-
Nghị quyết 30/NQ-CP 2019
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo dục - Đào tạo
Giáo viên nâng chuẩn trình độ đào tạo có mất phí không?
Quyết định 5625/QĐ-BGDĐT 2018
Chỉ thị 15/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016
Quyết định 1893/QĐ-BGDĐT về khung kế hoạch thời gian năm học 2016 - 2017 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên
Giáo viên tham gia nâng chuẩn phải đền bù phí đào tạo nếu không được cấp bằng
Thông tư 33/2020/TT-BGDĐT thẩm định tài liệu giáo dục địa phương
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác