Thông tư liên tịch 38/2015/TTLT-BYT-BTC quy định mức chi dự án sử dụng nguồn vốn ODA

Tải về

Thông tư liên tịch 38/2015/TTLT-BYT-BTC quy định mức chi dự án sử dụng nguồn vốn ODA

Thông tư liên tịch 38/2015/TTLT-BYT-BTC quy định một số nội dung và mức chi đặc thù áp dụng cho các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ do Bộ Y tế là cơ quan chủ quản.

B Y T - B TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 38/2015/TTLT-BYT-BTC

Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2015

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
QUY ĐỊNH MỘT SỐ NỘI DUNG VÀ MỨC CHI ĐẶC THÙ ÁP DỤNG CHO CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) VÀ NGUỒN VỐN VAY ƯU ĐÃI CỦA CÁC NHÀ TÀI TRỢ DO BỘ Y TẾ LÀ CƠ QUAN CHỦ QUẢN QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN

Căn cứ Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Bộ Y tế, Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch quy định một số nội dung và mức chi đặc thù áp dụng cho các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ do Bộ Y tế là cơ quan chủ quản quản lý chương trình, dự án.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư liên tịch này quy định một số nội dung và mức chi đặc thù của các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ do Bộ Y tế là cơ quan chủ quản quản lý chương trình, dự án mà chưa được quy định tại Thông tư số 219/2009/TT-BTC ngày 19 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài chính quy định một số định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án, chương trình sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) (sau đây gọi tắt là Thông tư số 219/2009/TT-BTC) và Thông tư số 192/2011/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 219/2009/TT-BTC.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ do Bộ Y tế là cơ quan chủ quản quản lý chương trình, dự án.

Điều 3. Nguyên tắc áp dụng

1. Các chương trình, dự án (sau đây gọi tắt là dự án) áp dụng các định mức chi theo quy định chung của nhà tài trợ hoặc các định mức chi được xác định và ghi trong thỏa thuận tài trợ. Trường hợp nhà tài trợ chưa có quy định về định mức chi và hai bên không có thỏa thuận về định mức chi thì chương trình, dự án áp dụng các định mức chi quy định tại Thông tư này.

2. Những định mức chi được quy định trong Thông tư này là mức trần tối đa. Trong phạm vi các định mức quy định tại Thông tư này và nguồn ngân sách của dự án, Giám đốc Ban quản lý dự án hoặc chủ dự án (đối với trường hợp không thành lập Ban quản lý dự án) quyết định mức chi cụ thể áp dụng cho dự án bảo đảm việc thực hiện dự án tiết kiệm, hiệu quả và chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản về việc chi tiêu của dự án theo đúng quy định hiện hành.

Chương II

NỘI DUNG CHI VÀ MỨC CHI

Điều 4. Đối với đào tạo trong nước

1. Thời gian đào tạo dưới 3 tháng:

a) Nội dung và mức chi đặc thù:

- Chi trợ giảng: Tối đa bằng 70% giảng viên chính cùng cấp;

- Hỗ trợ chi phí đi lại cho học viên (01 lần đi và lần về/01 đợt học tập trung): Thanh toán theo thực tế của phương tiện giao thông công cộng. Trường hợp tự túc phương tiện vận chuyển đường bộ được hỗ trợ tối đa bằng 0.2 lít xăng/km tính theo khoảng cách địa giới hành chính và giá xăng tại thời điểm sử dụng;

- Chi văn phòng phẩm: 50.000 đồng/học viên/khóa đào tạo;

- Chi in ấn tài liệu, vật tư chuyên môn lớp học: Thanh toán theo thực tế trong phạm vi ngân sách của dự án;

- Khoán tiền ăn cho học viên:

+ Tổ chức tại các thành phố trực thuộc trung ương: 80.000 đồng/học viên/ngày;

+ Tổ chức tại các tỉnh: 60.000 đồng/học viên/ngày;

- Hỗ trợ tiền ở cho học viên: Khoán tiền ở cho học viên phù hợp với địa điểm tổ chức lớp học và trong phạm vi dự án hàng năm của dự án nhưng tối đa không quá 250.000 đồng/học viên/ngày đối với lớp học tổ chức tại các thành phố trực thuộc trung ương; 200.000 đồng/học viên/ngày đối với lớp học tổ chức tại tỉnh;

- Hỗ trợ học phí cho học viên theo mức thu của cơ sở đào tạo trên cơ sở phiếu thu hoặc biên lai thu học phí hoặc hóa đơn hợp lệ của cơ sở đào tạo.

b) Các nội dung và mức chi đào tạo khác không trùng với nội dung chi quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại Thông tư 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức (sau đây gọi tắt là Thông tư 139/2010/TT-BTC).

2. Thời gian đào tạo từ 3 đến dưới 6 tháng:

Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này. Riêng mức chi hỗ trợ tiền ở cho học viên thực hiện như sau:

a) Tổ chức tại các thành phố trực thuộc trung ương: 150.000 đồng/học viên/ngày;

b) Tổ chức tại các tỉnh: 120.000 đồng/học viên/ngày.

3. Thời gian đào tạo từ 6 tháng trở lên:

a) Áp dụng đối với hình thức đào tạo cấp chứng chỉ;

b) Nội dung và mức chi: Thực hiện theo quy định tại Thông tư 139/2010/TT-BTC.

4. Đào tạo tư vấn từ xa theo hình thức hỗ trợ trực tuyến:

a) Nội dung và mức chi áp dụng theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 4 Thông tư này. Trường hợp, trong thời gian đào tạo, học viên không phải đến học tập trung tại cơ sở đào tạo thì không thực hiện hỗ trợ chi phí đi lại, tiền ăn và tiền ở cho học viên trong thời gian này.

b) Riêng xây dựng bài giảng điện tử, giảng dạy trực tuyến: Áp dụng định mức chi quy định tại Thông tư số 30/2010/TT-BTTTT ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông về ban hành định mức áp dụng tạm thời về hao phí lao động, hao phí thiết bị trong sản xuất các chương trình truyền hình.

Điều 5. Đối với đào tạo ngoài nước

1. Đào tạo cấp chứng chỉ (ngắn hạn) tại nước ngoài: Nội dung và mức chi áp dụng theo quy định tại Thông tư 139/2010/TT-BTC.

2. Đào tạo cấp văn bằng (dài hạn) tại nước ngoài:

a) Áp dụng đối với các dự án sử dụng nguồn viện trợ không hoàn lại.

b) Nội dung và mức chi áp dụng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG ngày 05 tháng 12 năm 2007 của liên tịch Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Ngoại giao hướng dẫn chế độ cấp phát và quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG) và Thông tư liên tịch số 206/2010/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG ngày 15 tháng 12 năm 2010 sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG.

Đánh giá bài viết
1 547
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm