Thông tư hướng dẫn về giám định tư pháp ngân hàng số 44/2014/TT-NHNN

Thông tư hướng dẫn về giám định tư pháp ngân hàng số 44/2014/TT-NHNN quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 2 năm 2015.

Hướng dẫn về giám định tư pháp ngân hàng

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 44/2014/TT-NHNN Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2014

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TRONG LĨNH VỰC TIỀN TỆ VÀ NGÂN HÀNG

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Giám định tư pháp số 13/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp;

Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư hướng dẫn một số nội dung về giám định tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng; điều kiện về cơ sở vật chất của Văn phòng giám định tư pháp trong lĩnh vực ngân hàng; lập, đăng tải danh sách giám định viên tư pháp do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) bổ nhiệm, lập và công bố danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng; hướng dẫn áp dụng quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng và một số nội dung khác liên quan đến giám định tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc Ngân hàng Nhà nước.

2. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

Điều 3. Lĩnh vực giám định tư pháp về tiền tệ và ngân hàng

1. Giám định về tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành.

2. Giám định về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng.

3. Giám định về hoạt động ngân hàng, bao gồm các hoạt động: cấp tín dụng, nhận tiền gửi và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

4. Giám định về bảo hiểm tiền gửi.

5. Giám định các hoạt động khác liên quan đến tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng

1. Tiêu chuẩn chung bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng

a) Tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật Giám định tư pháp và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật Giám định tư pháp;

b) Tiêu chuẩn “Đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên” quy định tại điểm b khoản

1 Điều 7 của Luật Giám định tư pháp là đã có thời gian trực tiếp làm công tác chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên tính từ ngày bổ nhiệm ngạch công chức, viên chức hoặc ký hợp đồng lao động;

c) Tiêu chuẩn “Có trình độ đại học trở lên” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 của Luật Giám định tư pháp là có bằng tốt nghiệp đại học trở lên (trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên do cơ sở giáo dục của nước ngoài cấp thì phải được Việt Nam công nhận theo quy định của pháp luật về đào tạo, giáo dục và điều ước quốc tế mà Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên tham gia).

2. Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực ngân hàng

a) Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các lĩnh vực đào tạo: ngân hàng, tài chính, kế toán, kinh tế, luật.

3. Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực giám định tiền giấy, tiền kim loại

a) Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các lĩnh vực đào tạo: công nghệ thông tin, mỹ thuật và kỹ thuật (công nghệ) in.

4. Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng ngoài quy định tại khoản 2 và 3 Điều này

a) Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các lĩnh vực đào tạo: Kinh tế, tài chính, luật hoặc thuộc lĩnh vực mà người đó được bổ nhiệm làm giám định viên tư pháp.

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC

Nguyễn Phước Thanh

Đánh giá bài viết
1 146
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo