Thông tư hướng dẫn một số nội dung về bảo trì công trình dân dụng, công trình công nghiệp vật liệu xây dựng

Tải về

Thông tư số 02/2012/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về bảo trì công trình dân dụng, công trình công nghiệp vật liệu xây dựng và công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.

BỘ XÂY DỰNG

______________

Số: 02/2012/TT-BXD

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

Hà Nội, ngày 12 tháng 06 năm 2012

THÔNG TƯ

hướng dẫn một số nội dung về bảo trì công trình dân dụng, công trình

công nghiệp vật liệu xây dựng và công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị

___________________

Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Nhà ở số 56/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 114/2010/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định số 114/2010/NĐ-CP);

Căn cứ Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở (sau đây viết tắt là Nghị định số 71/2010/NĐ-CP),

Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về bảo trì công trình dân dụng, công trình công nghiệp vật liệu xây dựng và công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này hướng dẫn Điều 26 Nghị định số 114/2010/NĐ-CP về người có trách nhiệm bảo trì; công trình, bộ phận công trình bắt buộc phải quan trắc trong quá trình khai thác, sử dụng; xem xét, quyết định việc tiếp tục sử dụng đối với công trình hết tuổi thọ thiết kế; xử lý đối với công trình xuống cấp về chất lượng, không đảm bảo an toàn khai thác, sử dụng; giải quyết sự cố trong quá trình khai thác, sử dụng và kiểm tra việc thực hiện bảo trì công trình.

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan tới quản lý, khai thác và sử dụng công trình dân dụng (trừ công trình di tích lịch sử văn hóa), công trình công nghiệp vật liệu xây dựng và công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Công tác bảo trì các loại công trình xây dựng khác do các Bộ quản lý công trình chuyên ngành hướng dẫn theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định số 114/2010/NĐ-CP.

Điều 2. Quy định về người có trách nhiệm bảo trì

1. Trách nhiệm bảo trì công trình có một chủ sở hữu:

a) Đối với công trình thuộc sở hữu Nhà nước thì tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao quản lý, khai thác công trình có trách nhiệm bảo trì công trình;

b) Đối với công trình thuộc sở hữu khác, chủ sở hữu công trình có trách nhiệm bảo trì công trình.

Riêng công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, chủ đầu tư công trình có trách nhiệm bảo trì công trình cho đến khi bàn giao cho Nhà nước quản lý;

c) Đối với công trình đầu tư theo hình thức BOT (Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao), người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp dự án chịu trách nhiệm bảo trì công trình trong thời gian khai thác kinh doanh quy định trong hợp đồng dự án; hết thời gian khai thác kinh doanh, tổ chức nhận chuyển giao công trình từ Nhà đầu tư có trách nhiệm tiếp tục bảo trì công trình.

2. Trách nhiệm bảo trì công trình có nhiều chủ sở hữu:

a) Đối với nhà ở, các chủ sở hữu có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng và thỏa thuận đóng góp kinh phí để bảo trì phần sở hữu chung theo quy định tại Điều 48 và Điều 51 Nghị định số 71/2010/NĐ-CP;

b) Đối với công trình còn lại (trừ nhà ở) thì chủ sở hữu phần riêng của công trình có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng của mình và đồng thời phải có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu chung của công trình. Việc phân định trách nhiệm bảo trì phần sở hữu chung của công trình phải được các chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền thỏa thuận cụ thể bằng văn bản hoặc trong hợp đồng mua bán, thuê mua tài sản.

Đánh giá bài viết
1 580
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm