Thông tư 76/2021/TT-BTC hướng dẫn chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
Hướng dẫn chính sách trợ giúp đối với đối tượng bảo trợ xã hội
Ngày 15/09 năm 2021 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 76/2021/TT-BTC về hướng dẫn chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội tại khoản 1 và khoản 2 Điều 31 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP.
Theo đó, các kinh phí để thực hiện chế độ chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên, hỗ trợ nhận chăm sóc tại cộng đồng; kinh phí bảo đảm chăm sóc nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội... sẽ được thực hiện theo các quy định tại Thông tư này.
Sau đây là nội dung chi tiết Thông tư số 76/2021/TT-BTC, mời các bạn cùng theo dõi.
Thông tư 76 201 BTC
BỘ TÀI CHÍNH Số: 76/2021/TT-BTC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2021 |
THÔNG TƯ
Hướng dẫn khoản 1 và khoản 2 Điều 31 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
___________
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội (sau đây viết tắt là Nghị định số 20/2021/NĐ-CP);
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn khoản i và khoản 2 Điều 31 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
a) Thông tư này hướng dẫn chi tiết khoản 1 và khoản 2 Điều 31 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP, cụ thể:
- Kinh phí thực hiện chế độ chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên, hỗ trợ nhận chăm sóc tại cộng đồng; kinh phí bảo đảm chăm sóc nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
- Nội dung và mức chi tuyên truyền, xét duyệt đối tượng; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ, ứng dụng công nghệ thông tin, kiểm tra giám sát và kinh phí thực hiện chi trả chính sách;
- Lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí.
b) Thông tư này không áp dụng đối với các khoản tài trợ, viện trợ thuộc ngân sách nhà nước đã có hướng dẫn riêng của cấp có thẩm quyền về chế độ chi tiêu tài chính, trừ trường hợp nhà tài trợ hoặc đại diện có thẩm quyền của nhà tài trợ và Bộ Tài chính chưa có thỏa thuận về nội dung, mức chi thì áp dụng theo nội dung, mức chi quy định tại Thông tư này.
2. Đối tượng áp dụng Thông tư này là các cơ quan, đơn vị, tổ chức, gia đình và cá nhân sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Điều 2. Kinh phí thực hiện
1. Kinh phí thực hiện chế độ chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên, hỗ trợ nhận chăm sóc tại cộng đồng, kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội (sau đây gọi tắt là cơ sở trợ giúp xã hội) công lập; kinh phí thực hiện tuyên truyền, xét duyệt đối tượng, ứng dụng công nghệ thông tin, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ; kiểm tra giám sát và kinh phí thực hiện chi trả chính sách của các cơ quan, đơn vị thuộc cấp nào thì do ngân sách nhà nước cấp đó bảo đảm trong dự toán chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Kinh phí thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội bố trí trong dự toán chi thường xuyên của cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội. Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cấp kinh phí cho cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng theo quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP và quy định tại Thông tư này.
3. Ngân sách trung ương hỗ trợ ngân sách địa phương kinh phí thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội theo cơ chế hỗ trợ thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành và được Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 3. Nội dung và mức chi
1. Chi thực hiện công tác tuyên truyền
a) Chi sản xuất, biên tập các chương trình, tọa đảm, phóng sự trên các phương tiện thông tin đại chúng (phát thanh, truyền hình, báo chí), sự kiện truyền thông khác do cơ quan có thẩm quyền quyết định; chi mua, sản xuất, nhân bản, phát hành, sửa chữa các sản phẩm truyền thông, thông tin khác (tờ rơi, áp-phích, pa-nô, khẩu hiệu, đoạn băng hình (video clip)) để tăng cường nội dung thông tin, tuyên truyền: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ truyền thông chịu trách nhiệm lựa chọn hình thức, nội dung tuyên truyền, chương trình truyền thông đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao và theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ;
b) Chi hỗ trợ biên tập các nội dung truyền thông tại cộng đồng: 150.000 đồng/tin, bài từ 350 từ đến dưới 600 từ; 200.000 đồng/bài từ 600 từ trở lên;
c) Chi trả nhuận bút cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; thù lao cho người tham gia thực hiện các công việc liên quan đến tác phẩm báo chí, xuất bản phầm, người sưu tầm tài liệu, cung cấp thông tin phục vụ cho việc sáng tạo tác phẩm báo chí, xuất bản phẩm về thông tin, tuyên truyền: Mức chi theo quy định tại Nghị định số 18/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 03 năm 2014 của Chính phủ về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản;
d) Chi tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về chính sách, pháp luật, bao gồm:
- Chi đăng báo và thông tin trên các phương tiện truyền thông để phát động và thông báo thể lệ cuộc thi: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ quyết định các nội dung chi phù hợp. Mức chi theo hợp đồng và chứng từ chi tiêu hợp pháp, trong phạm vi dự toán được giao;
- Các khoản chi khác (nếu có) như chi xây dựng kịch bản; thuê hội trường và thiết bị phục vụ cuộc thi; thuê dẫn chương trình; chi biên soạn đề thi, đáp án, bồi dưỡng Ban giám khảo, Ban tổ chức; chi giải thưởng cho cá nhân, tập thể, bồi dưỡng cho người phục vụ, người dẫn chương trình (MC); văn phòng phẩm; hỗ trợ chi phí đi lại, tiền ăn, thuê phòng nghỉ cho người dự thi ở xa nơi tổ chức: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.
2. Chi xét duyệt đối tượng:
a) Chi rà soát, thẩm định hồ sơ: Mức chi 30.000 đồng/hồ sơ;
b) Chi kiểm tra, thẩm định thực tế đối tượng tại nơi cư trú: Nội dung và mức chi thực hiện theo chế độ công tác phí quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị (sau đây viết tắt là Thông tư số 40/2017/TT-BTC).
3. Chi đào tạo, bồi dưỡng năng cao năng lực cán bộ: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
4. Chi các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin
a) Chi các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; Thông tư số 03/2020/TT-BTTTT ngày 24 tháng 2 năm 2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về lập đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
b) Chi tạo lập thông tin điện tử: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư số 194/2012/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.
5. Nội dung và mức chi chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng tại cơ sở trợ giúp xã hội quy định tại khoản 4 Điều 25 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP
a) Tiền thuốc chữa bệnh thông thường: Mức chi theo hóa đơn, chứng từ thực tế phát sinh, tối đa không quá 100.000 đồng/người/tháng;
b) Vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày, chăn, màn, chiếu, quần áo mùa hè, quần áo mùa đông, quần áo lót, khăn mặt, giày, dép, bàn chải đánh răng; tiền vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với đối tượng nữ trong độ tuổi sinh đẻ và các đồ dùng, vật dụng thiết yếu phục vụ sinh hoạt hàng ngày (bao gồm bỉm cho trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật nằm tại chỗ (nếu có)) và các vật dụng khác: Căn cứ định mức quy định tại Thông tư số 02/2018/TT-LĐTBXH ngày 27 tháng 4 năm 2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định định mức kinh tế - kỹ thuật làm cơ sở xây dựng giá dịch vụ trợ giúp xã hội (sau đây viết tắt là Thông tư số 02/2018/TT-LĐTBXH), Thủ trưởng cơ sở trợ giúp xã hội quyết định số lượng cụ thể các vật dụng cá nhân cần thiết, mức chi theo giá thực tế tại địa phương đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế và dự toán được giao hàng năm;
c) Đồ dùng học tập, sách giáo khoa đối với đối tượng đang đi học: Nội dung và mức chi áp dụng theo quy định về hỗ trợ học phẩm cho học sinh trung học cơ sở tại khoản 6 Điều 2 Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 29 tháng 5 năm 2009 của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú và các trường dự bị đại học dân tộc. Các khoản chi phí khác (nếu có): Mức chi theo hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp và Thủ trưởng cơ sở trợ giúp quyết định trong phạm vi dự toán được giao.
6. Chi kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chính sách: Nội dung và mức chi thực hiện theo chế độ công tác phí quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC.
7. Chi phí chi trả thông qua tổ chức dịch vụ chi trả: Mức chi phí chi trả được xác định theo tỷ lệ % trên tổng số tiền chi trả cho các đối tượng bảo trợ xã hội do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tùy theo điều kiện địa bàn và thực tế số lượng đối tượng bảo trợ xã hội của từng địa phương.
Điều 4. Lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí
1. Việc lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm và kế hoạch tài chính 5 năm, phân bổ, sử dụng, quản lý, hạch toán kế toán, quyết toán và công khai ngân sách nhà nước kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp đối với đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật về kế toán.
2. Hàng năm, cùng với thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước, các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ căn cứ Nghị định số 20/2021/NĐ-CP và Điều 3 Thông tư này lập dự toán kinh phí thực hiện, tổng hợp trong dự toán chi ngân sách nhà nước của cơ quan, đơn vị mình, trình các cấp có thẩm quyền theo quy định.
3. Đối với các cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập
a) Trường hợp địa phương đã ban hành giá dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội; cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội tại cơ sở theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên (sau đây viết tắt là Nghị định số 32/2019/NĐ-CP): Ngân sách nhà nước cấp kinh phí đối với cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập trên cơ sở số lượng, khối lượng dịch vụ và đơn giá dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và các chế độ chưa kết cấu trong giá dịch vụ (như: bảo hiểm y tế; mai táng phí; sách, vở, đồ dùng học tập đối với đối tượng đang đi học) theo quy định tại Thông tư số 02/2018/TT-LĐTBXH và Điều 25 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP;
b) Trường hợp địa phương chưa ban hành giá dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội để làm cơ sở đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP: Ngân sách nhà nước cấp kinh phí đối với cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập các chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP và khoản 5 Điều 3 Thông tư này;
c) Hàng năm, cùng thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước, cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập căn cứ quy định tại điểm a và b khoản này lập kế hoạch và nhu cầu kinh phí hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội tại cơ sở, gửi cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội rà soát, thẩm định gửi cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp chung trong dự toán chi ngân sách của địa phương, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
d) Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cấp kinh phí hoặc trình cấp có thẩm quyền cấp kinh phí hỗ trợ cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định tại điểm a và b khoản này và trên cơ sở các căn cứ sau:
- Biểu tổng hợp danh sách, kinh phí hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội tại cơ sở theo phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
- Đối chiếu với các hóa đơn, chứng từ chi tiêu có liên quan đến việc tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội. Cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập trực tiếp lưu giữ hóa đơn, chứng từ chi tiêu cụ thể theo quy định hiện hành.
Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp, quyết toán kinh phí hỗ trợ và thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách trợ giúp xã hội tại các cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập có sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định.
4. Riêng đối với năm 2021, các cơ quan, đơn vị (bao gồm cả các cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập) sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội có trách nhiệm tổng hợp kinh phí còn thiếu (sau khi sử dụng cả dự toán được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước) do thực hiện các chế độ trợ giúp xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP gửi cơ quan quản lý cấp trên hoặc cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội (đối với cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập) thẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định bổ sung dự toán theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Các địa phương được phép sử dụng dự toán được giao (bao gồm dự toán được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước) và nguồn cải cách tiền lương còn dư để thực hiện chế độ trợ giúp xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP; trường hợp còn thiếu tổng hợp báo cáo gửi Bộ Tài chính xem xét, hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để đảm bảo nguồn thực hiện chính sách an sinh xã hội theo nguyên tắc hỗ trợ của giai đoạn 2017- 2020 quy định tại khoản 5 Điều 4 Thông tư số 109/2020/TT-BTC ngày 25 tháng 12 năm 2020 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2021.
Điều 5. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2021. Các chế độ trợ giúp đối với đối tượng bảo trợ xã hội được áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021.
2. Các khoản bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quy định tại điểm b khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 3 Thông tư này được áp dụng cho đến khi Bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế Bảng lương hiện hành áp dụng cho cán bộ công chức, viên chức ban hành và có hiệu lực.
3. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật trích dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác thì áp dụng các Điều, khoản, điểm tương ứng tại văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận: - Ban Bí thư TW Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng TW và các Ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước; - Viện KSND tối cao; TAND tối cao; - Ủy ban Giám sát Tài chính QG; - Kiểm toán Nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Cơ quan TW của các đoàn thể; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Sở LĐTBXH, Sở TC, KBNN các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp; - Công báo; - Cổng thông tin điện tử: Chính phủ, Bộ Tài chính; - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Lưu: VT, HCSN (230b). | KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Võ Thành Hưng |
TÊN CƠ SỞ:
BIỂU TỔNG HỢP DANH SÁCH, KINH PHÍ HỖ TRỢ CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI
TẠI CƠ SỞ.......................................... NẢM ............................
(Ban hành kèm theo Thông tư số 76/2021/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
STT | Chỉ tiêu | Tổng số | Trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng (tính theo số tháng thực tế nuôi dưỡng trong năm) | Kinh phí cấp thẻ Bảo hiểm y tế | Cấp vật dụng phục vụ sinh hoạt thường ngày | Tiền vệ sinh cá nhân hàng tháng (nếu có) | Sách, vở, đồ dùng học tập (đối với đối tượng đang đi học) | Chi phí khác (nếu có) | Hỗ trợ chi phí mai táng phí (nếu có) | Chi phí chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng (theo đơn giá của UBND cấp tỉnh nếu có) | Ghi chú |
A | B | 1=2+...9 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Tổng số | |||||||||||
Họ và tên | |||||||||||
1 | Nguyễn Văn A | ||||||||||
2 | Lê Thị B | ||||||||||
3 | .... |
Cột ghi chú ghi rõ số ngày từng đối tượng thực tế chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở.
NGƯỜI LẬP BIỂU | THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ |
Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Chính sách được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.
Thông tư 76/2021/TT-BTC hướng dẫn chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
81,5 KB 24/09/2021 9:24:35 CHTải Thông tư 76/2021/TT-BTC .pdf
20/09/2021 12:02:07 CH
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Võ Thành Hưng |
Số hiệu: | 76/2021/TT-BTC | Lĩnh vực: | Chính sách |
Ngày ban hành: | 15/09/2021 | Ngày hiệu lực: | 01/11/2021 |
Loại văn bản: | Thông tư | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng hiệu lực: | Còn hiệu lực |
- Chia sẻ:Cự Giải
- Ngày:
Bài liên quan
-
Danh mục vật phẩm nguy hiểm cấm mang lên máy bay 2024
-
Các trường xét tuyển đợt 2 năm 2024
-
Nội dung giảm tải chương trình THPT 2021
-
Nội dung giảm tải dạy học THCS 2021 - 2022
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Chính sách
Văn bản nổi bật trong lĩnh vực doanh nghiệp, y tế, giáo dục cuối tháng 5/2016
Thông tư 04/2021/TT-BCT thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi với người lao động trong hầm lò
Thông tư 07/2001/TT-BVCSTE
Quyết định 861/QĐ-TTg 2021 về danh sách các xã khó khăn 2021-2025
Nghị định 80/2024/NĐ-CP quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp
Công văn 766/VPCP-KGVX
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác