Thông tư 36/2016/TT-BCT quy định dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng

Tải về

Thông tư 36/2016/TT-BCT - Quy định dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng

Thông tư 36/2016/TT-BCT quy định trình tự, thủ tục đăng ký, thực hiện dán nhãn năng lượng và thu hồi nhãn năng lượng đối với các phương tiện, thiết bị trong Danh mục phương tiện thiết bị phải dán nhãn năng lượng do Thủ tướng Chính phủ ban hành thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương hoặc các phương tiện, thiết bị dán nhãn năng lượng theo hình thức tự nguyện. Thông tư 36/2016/TT-BCT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/02/2017.

Nghị định 96/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp 2014

Quyết định 2068/QĐ-TTg về chiến lược phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam đến năm 2030

Thông tư 95/2016/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế

Thông tư số 36/2016/TT-BCT quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương thay thế Thông tư số 07/2012/TT-BCT ngày 04/04/2012 của Bộ.

BỘ CÔNG THƯƠNG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 36/2016/TT-BCTHà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2016

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG CHO CÁC PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 28 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2011 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng;

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương như sau.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định trình tự, thủ tục đăng ký, thực hiện dán nhãn năng lượng và thu hồi nhãn năng lượng đối với các phương tiện, thiết bị trong Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng do Thủ tướng Chính phủ ban hành thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương hoặc các phương tiện, thiết bị dán nhãn năng lượng theo hình thức tự nguyện (sau đây gọi chung là phương tiện, thiết bị).

2. Thông tư này không áp dụng đối với các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng sau:

a) Hàng hóa, vật tư thiết bị tạm nhập - tái xuất; Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu;

b) Hàng hóa doanh nghiệp trong nước sản xuất, gia công phục vụ xuất khẩu (không tiêu thụ trong nước);

c) Hàng hóa thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng, bí mật quốc gia, an toàn bức xạ hạt nhân;

d) Hàng hóa nhập khẩu phi thương mại: Hành lý cá nhân, hàng hóa ngoại giao; hàng hóa tham gia triển lãm, hội chợ; Quà biếu, tặng; Hàng hóa, vật tư phụ tùng, linh kiện nhập khẩu đơn chiếc phục vụ mục đích sử dụng, thay thế trong các công trình, dự án đầu tư, phục vụ công việc như hội nghị, hội thảo nghiên cứu khoa học, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật và các loại hàng hóa khác không nhằm mục đích kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với:

1. Các nhà sản xuất, nhập khẩu (sau đây gọi là doanh nghiệp) phương tiện, thiết bị dán nhãn năng lượng.

2. Các tổ chức thử nghiệm tham gia thử nghiệm phương tiện, thiết bị dán nhãn năng lượng.

3. Các cơ quan quản lý hoạt động dán nhãn năng lượng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các cụm từ dưới đây được hiểu như sau:

1. Dán nhãn năng lượng là việc dán, gắn, in, khắc nhãn năng lượng lên sản phẩm, bao bì, hoặc hiển thị nhãn năng lượng điện tử trên sản phẩm.

2. Nhãn so sánh là nhãn cung cấp thông tin về mức tiêu thụ năng lượng, loại năng lượng sử dụng, hiệu suất năng lượng và các thông tin khác giúp người tiêu dùng so sánh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường để nhận biết và lựa chọn phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng.

3. Nhãn xác nhận là nhãn chứng nhận phương tiện, thiết bị có hiệu suất năng lượng cao nhất so với phương tiện, thiết bị khác cùng loại.

4. ILAC là Hiệp hội công nhận các tổ chức thử nghiệm quốc tế (International Laboratory Accreditation Cooperation).

5. APLAC là Hiệp hội công nhận các phòng thử nghiệm Châu Á - Thái Bình Dương (Asia Pacific Laboratory Accreditation Cooperation).

6. VILAS là Hệ thống công nhận Phòng thử nghiệm Việt Nam (Vietnam Laboratory Accreditation Scheme).

7. ISO là Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Organization for Standardization).

8. IEC là Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (International Electrotechnical Commission).

9. TCVN là Tiêu chuẩn Việt Nam.

Chương II

THỬ NGHIỆM VÀ DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG

Điều 4. Thử nghiệm hiệu suất năng lượng

1. Tổ chức thử nghiệm dán nhãn năng lượng bao gồm: tổ chức thử nghiệm trong nước (tổ chức thử nghiệm độc lập hoặc phòng thử nghiệm của nhà sản xuất); tổ chức thử nghiệm nước ngoài (tổ chức thử nghiệm độc lập hoặc phòng thử nghiệm của nhà sản xuất).

2. Tổ chức thử nghiệm dán nhãn năng lượng phải đáp ứng điều kiện sau:

a) Tổ chức thử nghiệm trong nước là tổ chức thử nghiệm đáp ứng quy định tại Chương II Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp;

b) Tổ chức thử nghiệm nước ngoài là tổ chức thử nghiệm được công nhận theo Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 (hoặc tương đương) bởi các tổ chức công nhận đã ký kết thỏa ước thừa nhận lẫn nhau (ILAC hoặc APLAC).

3. Căn cứ để thử nghiệm, đánh giá hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị là các TCVN hoặc các quy định của Bộ Công Thương tương ứng.

4. Thử nghiệm mẫu điển hình: Doanh nghiệp tự lấy mẫu phương tiện, thiết bị, số lượng và phương pháp lấy mẫu thử theo tiêu chuẩn tương ứng hoặc theo quy định của Bộ Công Thương và gửi tới tổ chức thử nghiệm để được thử nghiệm và cấp phiếu kết quả thử nghiệm.

5. Kết quả thử nghiệm là cơ sở để dán nhãn năng lượng cho sản phẩm có cùng model cùng thông số kỹ thuật, cùng xuất xứ và cùng cơ sở sản xuất. Kết quả thử nghiệm có hiệu lực vô thời hạn, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện có sai phạm trong kết quả thử nghiệm hoặc có sai phạm, vi phạm của tổ chức thử nghiệm.

Điều 5. Đăng ký dán nhãn năng lượng

1. Trước khi đưa phương tiện, thiết bị ra thị trường, doanh nghiệp sản xuất nhập khẩu phương tiện, thiết bị đó phải lập 01 bộ hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng và gửi về Bộ Công Thương.

2. Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng bao gồm:

a) Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng, trong đó nêu rõ doanh nghiệp đăng ký dán nhãn so sánh hay nhãn xác nhận theo mẫu tại Phụ lục 1;

b) Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cấp cho model sản phẩm;

c) Tài liệu chứng minh phòng thử nghiệm nước ngoài đã đáp ứng đủ điều kiện (Đối với trường hợp việc thử nghiệm dán nhãn năng lượng được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm nước ngoài);

d) Mẫu nhãn năng lượng dự kiến.

3. Doanh nghiệp đăng ký dán nhãn năng lượng được lựa chọn hình thức gửi hồ sơ qua mạng internet tại Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương hoặc gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Bộ Công thương. Trường hợp các hồ sơ, tài liệu tại khoản 2 Điều này bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và có công chứng.

Đánh giá bài viết
1 725
Thông tư 36/2016/TT-BCT quy định dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm