Thông tư 20/2016/TT-BTC về cơ chế quản lý tài chính bảo hiểm và chi phí quản lý bảo hiểm

Tải về

Thông tư 20/2016/TT-BTC - Cơ chế quản lý tài chính bảo hiểm và chi phí quản lý bảo hiểm

Thông tư 20/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 03/02/2016.

Thông tư liên tịch 37/2015/TTLT-BYT-BTC về giá dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Thông tư liên tịch 09/2015/TTLT-BCA-BYT-BTC về Bảo hiểm y tế đối với người lao động, học sinh và thân nhân sĩ quan

BỘ TÀI CHÍNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 20/2016/TT-BTCHà Nội, ngày 03 tháng 02 năm 2016

THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội ngày 20 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội (sau đây viết tắt là BHXH), bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ Công an.

2. Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức bảo hiểm thất nghiệp trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được giao thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi chung là tổ chức bảo hiểm thất nghiệp).

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến cơ chế quản lý tài chính về BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Chương II

CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

Điều 3. Lập dự toán

1. Nội dung dự toán:

a) Dự toán thu, chi BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được lập chi tiết theo nhóm đối tượng tham gia, nhóm đối tượng thụ hưởng; số thu, chi các chế độ tương ứng của từng nhóm đối tượng theo quy định của pháp luật về BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (mẫu số 01, 02, 03 và 04 ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Dự toán chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp lập chi tiết theo nội dung chi trên cơ sở nhiệm vụ thực tế phát sinh và mức chi theo chế độ quy định (mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này);

c) Kế hoạch đầu tư từ các quỹ BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được lập chi tiết theo quy định của pháp luật về hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (các chỉ tiêu của kế hoạch đầu tư tổng hợp theo mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư này).

2. Quy trình lập dự toán:

a) Các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam lập dự toán thu, chi theo quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này, gửi BHXH Việt Nam theo quy định của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam;

b) BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ Công an lập dự toán thu, chi thuộc phạm vi thực hiện trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an theo quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này, gửi BHXH Việt Nam;

c) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lập dự toán chi các chế độ bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này, gửi BHXH Việt Nam (mẫu số 04 và 05 ban hành kèm theo Thông tư này).

3. BHXH Việt Nam có trách nhiệm tổng hợp dự toán của các cơ quan quy định tại khoản 2 Điều này và kế hoạch đầu tư từ các quỹ quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, trình Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam thông qua và gửi Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (mẫu số 01, 02, 03, 04, 05 và 06 ban hành kèm theo Thông tư này).

4. Đối với dự toán chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp phải đảm bảo tổng số không vượt quá mức chi phí quản lý hằng năm theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý tài chính về BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (sau đây viết tắt là Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg) Đối với dự toán chi đầu tư phát triển phải kèm theo danh mục chi tiết dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về xây dựng.

Điều 4. Phân bổ dự toán, chuyển kinh phí chi lương hưu, trợ cấp BHXH từ nguồn ngân sách nhà nước đảm bảo

1. Căn cứ dự toán chi ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao, BHXH Việt Nam phân bổ dự toán chi tiết theo các chế độ quy định tại Điều 27 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, gửi Bộ Tài chính để thẩm định theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

2. Trước ngày 25 hằng tháng, Bộ Tài chính chuyển từ ngân sách trung ương một khoản kinh phí bằng mức chi bình quân một tháng của dự toán được cấp có thẩm quyền giao trong năm (trong đó có chi phí chi trả) vào quỹ BHXH để BHXH Việt Nam thực hiện chi trả cho người thụ hưởng trong tháng tiếp theo.

3. Sau khi quyết toán năm được duyệt, nếu số kinh phí Bộ Tài chính đã chuyển vào quỹ BHXH lớn hơn số quyết toán, BHXH Việt Nam nộp trả ngân sách trung ương phần chênh lệch thừa. Trường hợp số kinh phí Bộ Tài chính đã chuyển vào quỹ BHXH nhỏ hơn số quyết toán, Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền cấp bổ sung phần chênh lệch thiếu cho BHXH Việt Nam.

Điều 5. Phương pháp xác định tiền lãi chậm đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng, hưởng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

1. Trường hợp chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, tiền lãi chậm đóng được xác định hằng tháng theo công thức sau:

Số tiền lãi phải thu phát sinh trong tháng (n)=Số tiền chậm đóng lũy kế đến cuối tháng (n-2)xLãi suất chậm đóng (%/tháng)


Trong đó:

  • (n) là tháng xác định tiền lãi chậm đóng.
  • (n-2) là tháng liền trước 02 tháng của tháng (n).
  • Lãi suất chậm đóng (%/tháng) là mức lãi suất bình quân tính theo tháng do BHXH Việt Nam thông báo đầu năm theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 6 Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg.
Đánh giá bài viết
2 2.046
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm