Thông tư 14/2013/TT-BGDĐT

Thông tư 14/2013/TT-BGDĐT về chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp thuộc nhóm ngành máy tính do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------

Số: 14/2013/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 08 tháng 5 năm 2013

THÔNG TƯ

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP NHÓM NGÀNH MÁY TÍNH

Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định 07/2013/NĐ-CP ngày 09/01/2013 của Chính phủ về việc sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 05 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;

Căn cứ các Biên bản thẩm định ngày 10 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng thẩm định chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp thành lập theo Quyết định số 4995/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này 02 chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp thuộc nhóm ngành máy tính, gồm các ngành:

1. Công nghệ kỹ thuật phần cứng máy tính.

2. Công nghệ kỹ thuật phần mềm máy tính.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24 tháng 6 năm 2013. Các chương trình khung ban hành kèm theo Thông tư này được dùng trong các cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ đào tạo các ngành học này trình độ trung cấp chuyên nghiệp.

Điều 3. Căn cứ chương trình khung quy định tại Thông tư này, cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ đào tạo các ngành học nêu tại Điều 1 tổ chức xây dựng các chương trình đào tạo cụ thể của trường; tổ chức biên soạn hoặc tổ chức lựa chọn; duyệt giáo trình để sử dụng làm tài liệu trong trường trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định giáo trình do thủ trưởng cơ sở giáo dục thành lập.

Điều 4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục được giao đào tạo các ngành học trình độ trung cấp chuyên nghiệp nêu tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội (để báo cáo);
- Hội đồng Quốc gia Giáo dục (để báo cáo);
- UBVHGD -TNTN &NĐ của Quốc hội;
- Ban tuyên giáo TW;
- Văn phòng Chính phủ (để báo cáo);
- Kiểm toán Nhà nước;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ GD&ĐT;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Như Điều 4 (để thực hiện);
- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDCN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)


Bùi Văn Ga

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP

Trình độ đào tạo

: Trung cấp chuyên nghiệp

Ngành đào tạo

:Công nghệ kỹ thuật phần cứng máy tính

Mã ngành

: 42480102

Đối tượng tuyển sinh

:Tốt nghiệp Trung học phổ thông

Thời gian đào tạo

:2 năm

(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2013/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. Giới thiệu và mô tả chương trình

Chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật phần cứng máy tính được thiết kế để đào tạo kỹ thuật viên trình độ trung cấp chuyên nghiệp, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, có sức khỏe để làm việc. Về năng lực chuyên môn, người học có đủ kiến thức và kỹ năng để tìm việc làm, đồng thời có khả năng tự học, tự nghiên cứu tiếp thu các thành tựu của khoa học kỹ thuật hoặc học liên thông lên các bậc học cao hơn để đáp ứng yêu cầu phát triển của bản thân, của khoa học kỹ thuật và của nền kinh tế xã hội.

Nội dung khóa học bao gồm những kiến thức cơ bản về kỹ thuật điện tử, kỹ thuật và công nghệ máy vi tính và những kiến thức chuyên ngành. Bên cạnh đó, người học cũng được trang bị những kiến thức về công nghệ thông tin, tiếng Anh, giáo dục thể chất, pháp luật, quốc phòng - an ninh.

Sau khi tốt nghiệp, người học được cấp bằng Trung cấp chuyên nghiệp, có thể thực hiện các công việc liên quan đến phần cứng máy tính, có khả năng đảm nhận vị trí kỹ thuật viên bảo trì và lắp ráp máy tính và có thể làm việc trong các lĩnh vực có liên quan.

II. Mục tiêu đào tạo

Sau khi học xong chương trình, người học có khả năng:

1. Về kiến thức:

- Hiểu và trình bày đúng nguyên lý, cấu tạo và các tính năng, tác dụng của các loại linh kiện điện tử, khái niệm cơ bản, qui ước sử dụng trong kỹ thuật phần cứng máy tính.

- Hiểu và vận dụng được các nguyên tắc trong lắp ráp, sữa chữa các thiết bị, linh kiện máy tính.

- Phân tích được phương pháp xác định các dạng hư hỏng thường gặp của các thiết bị, linh kiện và hệ thống mạng máy tính.

- Vận dụng được những kiến thức cơ sở và chuyên môn đã học để giải thích các tình huống trong lĩnh vực phần cứng máy tính.

- Tiếp cận được những kiến thức chuyên sâu và có thể theo học ở các bậc cao đẳng, đại học.

2. Về kỹ năng:

- Tổ chức lắp ráp, cài đặt hệ thống máy tính và các thiết bị ngoại vi đúng yêu cầu kỹ thuật.

- Phán đoán đúng và sửa chữa được các dạng hư hỏng thường gặp của máy tính và các thiết bị ngoại vi.

- Lập kế hoạch, kiểm tra, vận hành, khắc phục sự cố và bảo trì phần cứng máy tính.

- Đọc hiểu catalogue và tự lắp đặt, vận hành được các thiết bị linh kiện máy tính trong công nghệ hiện đại.

- Hướng dẫn, giám sát kỹ thuật cho các bộ phận lắp đặt hệ thống máy tính.

- Giao tiếp, tổ chức sản xuất, làm việc theo nhóm và quản lý trong lĩnh vực được phân công.

3. Về thái độ:

Có phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, trung thực và có tính kỷ luật cao, tỷ mỷ chính xác, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao ở các nhà máy, xí nghiệp sản xuất hoặc công ty kinh doanh về lĩnh vực máy tính.

III. Khung chương trình đào tạo:

1. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo

TT

Nội dung

Khối lượng (ĐVHT)

1

Các học phần chung

22

2

Các học phần cơ sở

22

3

Các học phần chuyên môn

36

4

Thực tập nghề nghiệp

16

5

Thực tập tốt nghiệp

6

Tổng khối lượng chương trình

102

2. Các học phần của chương trình và thời lượng

STT

Tên học phần

Số Tiết/ Số giờ

Số ĐVHT

Tổng

Lý thuyết

Thực hành, thực tập

I

Các học phần chung

420

22

18

4

Các học phần bắt buộc

390

20

16

4

1

Giáo dục quốc phòng - An ninh

75

3

2

1

2

Giáo dục chính trị

75

5

5

3

Giáo dục thể chất

60

2

1

1

4

Tin học

60

3

2

1

5

Ngoại ngữ

90

5

4

1

6

Pháp luật

30

2

2

Các học phần tự chọn ( Chọn 1 trong các học phần)

30

2

2

7

Khởi tạo doanh nghiệp

30

2

2

8

Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

30

2

2

9

Kỹ năng giao tiếp

30

2

2

II

Các học phần cơ sở

405

22

17

5

10

Kỹ thuật điện

60

3

2

1

11

Linh kiện và mạch điện tử cơ bản

60

3

2

1

12

Tin học văn phòng

60

3

2

1

13

Lập trình C

75

4

3

1

14

Tiếng Anh chuyên ngành

45

3

3

15

Toán ứng dụng

45

3

3

16

Kỹ thuật đo lường

60

3

2

1

III

Các học phần chuyên môn

645

36

30

6

Các học phần bắt buộc

615

34

28

6

17

Cấu trúc máy tính

45

3

3

18

Mạng cơ bản

60

4

4

19

Quản trị mạng

90

4

2

2

20

Cài đặt và cấu hình phần mềm

75

4

3

1

21

Chẩn đoán và khắc phục sự cố máy tính

60

3

2

1

22

Lý thuyết mạch

60

4

4

23

An toàn Lao động

30

2

2

24

Kỹ thuật truyền số liệu

30

2

2

25

Kỹ thuật bảo trì phần mềm

45

2

1

1

26

Lắp ráp và bảo trì máy tính

105

5

3

2

Các học phần tự chọn ( Chọn 1 trong các học phần)

30

2

2

27

Mạng không dây

45

2

2

28

Mã nguồn mở

45

2

2

29

Hệ thống nhúng

45

2

2

IV

Thực tập nghề nghiệp

720 giờ

16

16

V

Thực tập tốt nghiệp

270 giờ

6

6

Tổng số đơn vị học trình

102

65

37

IV. Nội dung thi tốt nghiệp

TT

Nội dung

Ghi chú

1

Chính trị

- Học phần Giáo dục chính trị

2

Lý thuyết tổng hợp (gồm các học phần):

- Cấu trúc máy tính.

- Lắp ráp và bảo trì máy tính; Quản trị mạng

3

Thực hành nghề nghiệp ( gồm các học phần):

Chẩn đoán và khắc phục sự cố máy tính, Cài đặt và cấu hình phần mềm, Lắp ráp và bảo trì máy tính, Mạng cơ bản.

Đánh giá bài viết
1 240
0 Bình luận
Sắp xếp theo