Thông tư 07/2012/TT-BLĐTBXH
Thông tư 07/2012/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ngày 16 tháng 04 năm 2012 về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về những thiết bị bảo vệ đường hô hấp - Bộ lọc bụi.
BỘ LAO ĐỘNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 16 tháng 04 năm 2012 |
THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NHỮNG THIẾT BỊ BẢO VỆ ĐƯỜNG HÔ HẤP – BỘ LỌC BỤI
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ tại Công văn số 3421/BKHCN-TĐC ngày 30 tháng 12 năm 2011, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – Bộ lọc bụi như sau:
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – Bộ lọc bụi.
Ký hiệu: QCVN 08:2012/BLĐTBXH.
Điều 2. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – Bộ lọc bụi có hiệu lực sau 06 tháng kể từ ngày ký Thông tư này.
Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG (đã ký) Bùi Hồng Lĩnh |
QCVN 08:2012/BLĐTBXH
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NHỮNG THIẾT BỊ BẢO VỆ ĐƯỜNG HÔ HẤP - BỘ LỌC BỤI
National technical regulation on respiratory protective devices – Particle filters
Lời nói đầu
QCVN 08:2012/BLĐTBXH do Tổ soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – Bộ lọc bụi biên soạn, Cục An toàn lao động trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư số 07/2012/TT-BLĐTBXH.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ NHỮNG THIẾT BỊ BẢO VỆ ĐƯỜNG HÔ HẤP – BỘ LỌC BỤI
National technical regulation on respiratory protective devices – Particle filters
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định các yêu cầu an toàn đối với những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – Bộ lọc bụi là bộ phận lọc bụi theo phân loại tại mục 5 Tiêu chuẩn Châu Âu EN 143:2000 (E) Những thiết bị bảo vệ đường hô hấp - Bộ lọc bụi - Những yêu cầu, thử nghiệm, ghi nhãn (Respiratory protective devices – Particle filters –Requirements testing, marking).
1.2. Đối tượng áp dụng
1.2.1. Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – bộ lọc bụi.
1.2.2. Các tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa, các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
1.3. Giải thích từ ngữ
Trong quy chuẩn này sử dụng các thuật ngữ của các Tiêu chuẩn Châu Âu sau:
1.3.1. EN 132:1999
Những thiết bị bảo vệ đường hô hấp - Định nghĩa thuật ngữ của và những biểu đồ - thống kê (Respiratory protective devices- Definition of terms and pictograms).
1.3.2. EN 134:1998
Những thiết bị bảo vệ đường hô hấp - Thuật ngữ của các bộ phận (Respiratory protective devices – Nomenclature of components).
Ngoài ra còn bổ sung thêm:
1.3.3. Những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – bộ lọc bụi có thể sử dụng lại được: là những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – bộ lọc bụi được thiết kế sử dụng cho nhiều hơn một ca làm việc.
2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
2.1. Những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – bộ lọc bụi phải thỏa mãn các yêu cầu được quy định trong Tiêu chuẩn Châu Âu EN 143:2000 (E) những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – Bộ lọc bụi – Những yêu cầu, thử nghiệm, ghi nhãn (Respiratory protective devices – Particle filters – Requirements testing, marking).
2.2. Trong trường hợp Tiêu chuẩn Châu Âu nói trên có sự thay đổi, bổ sung thì thực hiện theo những quy định mới nhất.
3. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
3.1. Những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – bộ lọc bụi sản xuất trong nước
3.1.1. Những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – bộ lọc bụi sản xuất trong nước phải được công bố hợp quy phù hợp với mục 2 của quy chuẩn này trên cơ sở đánh giá sự phù hợp của tổ chức chứng nhận được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ định.
Việc chứng nhận hợp quy được thực hiện theo phương thức thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất (Phương thức 3 Phụ lục II của quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy ban hành theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).
3.1.2. Những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – bộ lọc bụi sản xuất trong nước trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải gắn dấu hợp quy, ghi nhãn theo Tiêu chuẩn Châu Âu EN 143:2000 (E) những thiết bị bảo vệ đường hô hấp - Bộ lọc bụi - Những yêu cầu, thử nghiệm, ghi nhãn (Respiratory protective devices – Particle filters – Requirements testing, marking). Việc ghi nhãn hàng hóa cần phải theo các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam.
3.2. Những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – bộ lọc bụi nhập khẩu
3.2.1. Những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – bộ lọc bụi nhập khẩu phải được chứng nhận hợp quy phù hợp với các quy định tại mục 2 của quy chuẩn này.
3.2.2. Việc chứng nhận hợp quy do tổ chức giám định hoặc tổ chức chứng nhận trong và ngoài nước được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ định (hoặc thừa nhận).
3.2.3. Việc chứng nhận hợp quy được thực hiện theo phương thức thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa (phương thức 7 trong "quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy" ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).
3.2.4. Những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – bộ lọc bụi nhập khẩu trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải gắn dấu hợp quy, ghi nhãn theo Tiêu chuẩn Châu Âu EN 143:2000 (E) những thiết bị bảo vệ đường hô hấp - Bộ lọc bụi - Những yêu cầu, thử nghiệm, ghi nhãn (Respiratory protective devices – Particle filters – Requirements, testing, marking). Việc ghi nhãn hàng hóa cần phải theo các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam.
3.3. Những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – bộ lọc bụi lưu thông trên thị trường
3.3.1. Những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – bộ lọc bụi lưu thông trên thị trường phải có dấu hợp quy và đã ghi nhãn theo Tiêu chuẩn Châu Âu EN 143:2000 (E) những thiết bị bảo vệ đường hô hấp - Bộ lọc bụi - Những yêu cầu, thử nghiệm, ghi nhãn (Respiratory protective devices – Particle filters – Requirements testing, marking). Việc ghi nhãn hàng hóa cần phải theo các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam.
3.3.2. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền tiến hành việc kiểm tra chất lượng đối với những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – bộ lọc bụi lưu thông trên thị trường như đối với những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – bộ lọc bụi sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu.
3.4. Quản lý những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – bộ lọc bụi trong quá trình sử dụng
3.4.1. Lưu giữ và bảo quản những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – bộ lọc bụi theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
3.4.2. Sử dụng những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – bộ lọc bụi đúng mục đích, theo đúng chức năng của từng thiết bị.
3.4.3. Đặc biệt chú ý những cảnh báo có khả năng gây mất an toàn trong quá trình sử dụng. Không sử dụng những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – bộ lọc bụi lần thứ hai nếu nhà sản xuất quy định chỉ sử dụng một lần, không sử dụng những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – bộ lọc bụi đã quá thời gian sử dụng.
4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
4.1. Tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, lưu thông và sử dụng những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – bộ lọc bụi có trách nhiệm tuân thủ các quy định tại quy chuẩn này.
4.2. Quy chuẩn này là căn cứ để các cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa các cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa tiến hành việc kiểm tra và cũng là căn cứ để các tổ chức chứng nhận sự phù hợp tiến hành chứng nhận hợp quy cho những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – bộ lọc bụi.
5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
5.1. Cục An toàn lao động có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn và tổ chức việc thực hiện quy chuẩn này.
5.2. Các cơ quan quản lý Nhà nước về lao động địa phương có trách nhiệm, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Quy chuẩn này.
5.3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm kịp thời phản ánh với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết./.
- Chia sẻ:Vũ Thị Chang
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Thông tư 06/2023/TT-BVHTTDL hướng dẫn vị trí việc làm chuyên ngành văn hóa, gia đình
-
Đối tượng nào được tăng lương nhiều nhất 2023
-
Tải Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu từ 1/7/2024 file Doc, Pdf
-
Thông tư 11/2024/TT-BLĐTBXH về xếp hạng đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực lao động, người có công
-
Thông tư 62/2024/TT-BTC về phương thức chi thực hiện mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng
-
Thông tư 53/2024/TT-BQP về điều chỉnh trợ cấp hằng tháng đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc
-
Công việc về lao động cần làm cuối năm 2024 và đầu năm 2025
-
Tải Thông tư 02/2024/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết Luật Người lao động VN đi làm việc ở nước ngoài
-
Luật việc làm số 38/2013/QH13
-
Nghị định hướng dẫn Bộ luật lao động về thời giờ làm việc số 45/2013/NĐ-CP
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Lao động - Tiền lương
Chế độ của bí thư chi đoàn tại trường tiểu học
Quyết định mức trợ cấp đối tượng bảo trợ xã hội Hà Nội số 25/2015/QĐ-UBND
Quyền lợi được hưởng khi bị tinh giản biên chế
Thông tư 01/2017/TT-BLĐTBXH về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp với người làm công tác xã hội
Thông tư số 18/2009/TT-BLĐTBXH
Công văn 323/LĐTBXH-LĐTL về thực hiện và rà soát địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác