Thông tư 02/2017/TT-BLĐTBXH hướng dẫn tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động

Thông tư 02/2017/TT-BLĐTBXH hướng dẫn tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động

Thông tư 02/2017/TT-BLĐTBXH hướng dẫn việc tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động hằng năm. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động các cấp; các cơ sở sản xuất, kinh doanh; các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn, vệ sinh lao động

Nghị định 44/2016/NĐ-CP về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 02/2017/TT-BLĐTBXH Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2017

THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THÁNG HÀNH ĐỘNG VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 87/QĐ-TTg ngày 12 tháng 01 năm 2016 về tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động như sau.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn việc tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động hằng năm.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động các cấp; các cơ sở sản xuất, kinh doanh; các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Điều 3. Chủ đề của Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động

Hằng năm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ vào thực trạng và tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xây dựng chủ đề chung của Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động. Các bộ, ngành, địa phương, cơ sở sản xuất kinh doanh có thể lựa chọn chủ đề riêng phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và thực trạng công tác an toàn, vệ sinh lao động của bộ, ngành, địa phương.

Chủ đề của Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động phải ngắn gọn, dễ hiểu, gắn với các mục tiêu cụ thể và chứa đựng thông điệp thúc đẩy hành động, nâng cao nhận thức, sự tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, hướng vào những vấn đề trọng tâm, nổi cộm trong công tác an toàn, vệ sinh lao động mà cộng đồng doanh nghiệp, xã hội, dư luận quan tâm.

Điều 4. Nội dung hoạt động của Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động

Tập trung vào tổ chức, thực hiện các hoạt động cụ thể để triển khai chủ đề của Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động; các quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động, các yêu cầu, chỉ đạo, định hướng trong công tác an toàn, vệ sinh lao động; các mục tiêu cải thiện điều kiện làm việc, giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, xây dựng nếp sống văn minh, văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc.

Khuyến khích tổ chức các hoạt động trong Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động lồng ghép, gắn kết với các hoạt động bảo vệ môi trường, phòng, chống biến đổi khí hậu, phòng, chống cháy nổ, hoạt động của Tháng công nhân.

Các hoạt động chính tổ chức trong Tháng hành động gồm:

1. Ở cấp Bộ, ngành, địa phương

a) Tổ chức các hoạt động truyền thông về an toàn, vệ sinh lao động

  • Xây dựng, gửi, phát các thông điệp, khẩu hiệu triển khai chủ đề và nội dung của Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động; cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến chủ đề, nội dung Tháng hành động cho các cơ quan thông tin đại chúng; tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền trên các báo, đài, internet, điện thoại di động, các trang mạng xã hội.
  • Xây dựng các hướng dẫn, tài liệu, sản phẩm truyền thông mẫu; in ấn, phát hành áp phích, băng rôn, khẩu hiệu; tổ chức các hoạt động chiếu phim tuyên truyền, hướng dẫn về kỹ năng, quy trình làm việc an toàn cho người lao động; tổ chức các đoàn xe tuyên truyền lưu động về an toàn, vệ sinh lao động.

b) Tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động

  • Lễ phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động của quốc gia được tổ chức tại một địa phương trọng điểm và do Bộ Lao động - Thương binh xã hội phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trọng điểm tổ chức.
  • Các bộ, ngành, địa phương tổ chức Lễ phát động hoặc các hoạt động cụ thể để hưởng ứng Tháng hành động phù hợp với điều kiện, đảm bảo thiết thực, hiệu quả.
  • Lễ phát động có sự tham gia của đại diện lãnh đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, tổ chức, hiệp hội có liên quan; đại diện các doanh nghiệp, người lao động, sinh viên, học sinh trên địa bàn địa phương.
  • Chương trình của Lễ phát động gồm các nội dung chính sau: thông tin tổng quan về thực trạng công tác an toàn, vệ sinh lao động, tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; phát động và truyền tải thông điệp Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động; khen thưởng về an toàn, vệ sinh lao động.

c) Kiểm tra, thanh tra về an toàn, vệ sinh lao động

Tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra chuyên ngành hoặc liên ngành về an toàn, vệ sinh lao động. Nội dung thanh tra, kiểm tra tập trung vào các yêu cầu, chỉ đạo theo chủ đề phát động của Tháng hành động năm đó; các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; các ngành, nghề, lĩnh vực có nguy cơ, rủi ro cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

d) Phát động các chiến dịch, phong trào thi đua về an toàn, vệ sinh lao động

Hằng năm hoặc theo từng giai đoạn, các bộ, ngành, địa phương tổ chức phát động các chiến dịch, phong trào thi đua về an toàn, vệ sinh lao động trong Tháng hành động nhằm thúc đẩy việc triển khai, thực thi Luật an toàn, vệ sinh lao động trong các cơ quan, đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh và cộng đồng xã hội.

Nội dung các chiến dịch, phong trào thi đua cần hướng đến các mục tiêu, giải pháp về cải thiện điều kiện lao động, giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; thúc đẩy xây dựng văn hóa phòng ngừa, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc.

đ) Khen thưởng về an toàn, vệ sinh lao động

Các bộ, ngành, địa phương căn cứ Luật thi đua khen thưởng và tình hình thực tiễn của cơ quan, đơn vị tổ chức khen thưởng về an toàn, vệ sinh lao động cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc về an toàn, vệ sinh lao động trong Tháng hành động an toàn, vệ sinh lao động.

Đối với các hình thức khen thưởng về an toàn, vệ sinh lao động thuộc thẩm quyền của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc đề xuất Chính phủ khen thưởng về an toàn, vệ sinh lao động: các Bộ, ngành, địa phương, cơ sở sản xuất kinh doanh chủ động lập hồ sơ đề nghị khen thưởng theo quy trình, gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Cục An toàn lao động) trước ngày 30/01 hằng năm.

e) Tổ chức một số hoạt động chuyên đề về an toàn, vệ sinh lao động

Tổ chức một số hoạt động chuyên đề về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với điều kiện cụ thể từng năm như: tổ chức tọa đàm, đối thoại chính sách, hội nghị, hội thảo chuyên đề về an toàn, vệ sinh lao động; tổ chức các hoạt động tư vấn, tập huấn, huấn luyện về nghiệp vụ, kỹ năng làm việc an toàn; tổ chức khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

g) Tổ chức một số hoạt động khác như: thăm hỏi, động viên các nạn nhân và gia đình nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ lồng ghép các nội dung về an toàn, vệ sinh lao động; tổ chức thăm quan các mô hình, cơ sở sản xuất kinh doanh điển hình trong công tác an toàn, vệ sinh lao động.

2. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh

Duy trì các hoạt động thường xuyên về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật và tập trung vào các nội dung cơ bản sau:

a) Xây dựng và triển khai các chương trình hành động cụ thể về an toàn, vệ sinh lao động trong cơ sở sản xuất kinh doanh;

b) Xây dựng, rà soát, bổ sung các nội quy, quy trình làm việc an toàn; tổ chức kiểm tra, tự kiểm tra, rà soát, đánh giá các nguy cơ, rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động đối với từng máy, thiết bị, từng phân xưởng, tổ, đội để có biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời các sự cố, rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

c) Rà soát, tổ chức các hoạt động tập huấn, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với từng nhóm đối tượng theo quy định của pháp luật; cung cấp thông tin và tư vấn, hướng dẫn cho người lao động biết cách tự đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động; rà soát, thực hiện kiểm định đối với các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

d) Tổ chức khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động, quan trắc môi trường lao động.

đ) Tổ chức các hoạt động thực hành, thao diễn xử lý sự cố kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động, thực hành sơ cấp cứu; tổ chức các cuộc thi, sáng kiến cải thiện điều kiện làm việc, giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; ký giao ước thi đua đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong các phân xưởng, tổ, đội phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị, cơ sở.

e) Khuyến khích các tập đoàn, tổng công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động trong đơn vị, cơ sở; tổ chức khen thưởng về an toàn, vệ sinh lao động cho các tập thể, cá nhân làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động; tổ chức thăm hỏi, động viên các nạn nhân và gia đình nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ có nội dung lồng ghép tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với điều kiện của cơ sở.

Đánh giá bài viết
1 1.239
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi