Tăng cường biện pháp phòng ngừa xâm hại trẻ em
Tăng cường biện pháp phòng ngừa xâm hại trẻ em
Tất cả chúng ta cùng nhau thực hiện, tăng cường biện pháp phòng ngừa xâm hại trẻ em góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh vì hiện nay tình trạng xâm hại trẻ em ngày càng diễn ra phổ biến. Bài viết này Hoatieu.vn sẽ đánh sâu vào các biện pháp nhằm tăng cường phòng ngừa hành vi xâm hại trẻ em.
1. Xâm hại trẻ em là gì?
Xâm hại trẻ em là hành vi của một chủ thể sử dụng các hình thức khác nhau như bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục gây tổn hại tới thể chất, tinh thần, tâm lý, danh dự, nhân phẩm đối với người dưới 16 tuổi.
Theo từ điển Tiếng Việt, xâm hại trẻ trẻ em được hiểu là bất cứ hành động (hoặc không nhất thiết là hành động) có chủ ý và làm tổn thương hoặc gây nguy hại cho trẻ.
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 4 Luật trẻ em năm 2016 thì xâm hại trẻ em được hiểu như sau:
Dưới góc độ pháp lý, xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác.
2. Phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em
Đối thoại công khai và tuyên truyền
- Tăng cường mối quan hệ giao tiếp giữa cha mẹ và con cái về xâm hại tình dục trẻ em.
- Đối thoại công khai về bảo vệ trẻ em trên các phương tiện truyền thông, trong trường học và các nơi liên quan khác tại cộng đồng
Hoạt động phòng ngừa
- Kiểm tra chuyên môn và nhân thân của tất cả những nhân viên hoặc tình nguyện viên đang làm việc với trẻ em.
- Tiếp nhận nghiêm túc các báo cáo và điều tra mọi sự nghi ngờ.
- Hạn chế người lạ tiếp xúc với trẻ em và các địa điểm trẻ có thể ở một mình với người lớn.
- Thể hiện thái độ không khoan nhượng với mọi hành vi xâm hại tình dục trẻ em trong cộng đồng.
- Thực hiện các chương trình can thiệp sớm hỗ trợ các gia đình dễ bị tổn thương.
Biện pháp bảo vệ
- Cảnh giác! Chú ý tới các dấu hiệu cảnh báo trẻ có nguy cơ bị xâm hại.
- Hành động ngay lập tức khi nhận được thông tin về trẻ em có nguy cơ bị xâm hại hoặc đã bị xâm hại.
- Bảo đảm sự an toàn về thể chất cho trẻ khi cần thiết.
- Trình báo mọi trường hợp trẻ em bị xâm hại với cán bộ bảo vệ trẻ em hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Tuân thủ mọi quy định tại cộng đồng.
3. Giải pháp phòng, chống xâm hại trẻ em
- Dạy trẻ quy tắc bàn tay giao tiếp qua 5 ngón tay
- Dạy trẻ về giới tính và các vùng nhạy cảm trên cơ thể
- Không cho người khác chạm vào vùng nhạy cảm
- Không chạm vào vùng nhạy cảm của người khác
- Dạy trẻ tránh xa những người lạ mặt cố làm thân
- Dạy trẻ không cho người lạ mặt vào nhà
- Dạy trẻ cách chạy thật nhanh hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác
- Báo ngay cho cha mẹ khi trẻ bị đe dọa hoặc không thích bất kỳ người nào
4. Giáo dục phòng chống xâm hại trẻ em
Được thông tin đầy đủ
- Thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em thường lợi dụng sự thiếu hiểu biết của mọi người về các biện pháp phòng ngừa để xâm hại trẻ.
- Cung cấp thông tin và trao đổi cởi mở về xâm hại tình dục trẻ em. Trò chuyện với trẻ
- Đôi khi, trẻ không chia sẻ những thông tin quan trọng với cha mẹ vì lo sợ sẽ bị phạt hoặc đổ lỗi. Thủ phạm thường lợi dụng tâm lý lo sợ này để xâm hại trẻ.
- Xây dựng mối quan hệ cởi mở và tin cậy với trẻ. Cho trẻ biết trẻ có thể chia sẻ bất kỳ điều gì với bạn.
- Trò chuyện với trẻ về giới tính và các vấn đề tình dục phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
- Dạy trẻ về những cách thức phòng ngừa ngay từ khi còn nhỏ, bao gồm: Tên gọi chính xác các bộ phận của cơ thể. Nhận biết và phản ứng với những cảm giác và dấu hiệu cơ thể để biết khi nào các em cần bảo vệ. Nếu trẻ cảm thấy lo lắng hay sợ hãi, trẻ có thể nói KHÔNG và ĐI KHỎI tình huống nguy hại và CHIA SẺ với người lớn tin cậy về những gì đã xảy ra.
Biết điều gì đang xảy ra
- Biết rằng xâm hại tình dục trẻ em có thể xảy ra trong cộng đồng của chúng ta.
- Chú ý tới những thay đổi về hành vi của trẻ.
- Giám sát hành vi của những người lớn mà dành nhiều thời gian ở bên cạnh trẻ.
Biết người để liên lạc nhờ giúp đỡ
- Tìm kiếm sự giúp đỡ ngay lập tức nếu bạn nghi ngờ trẻ em có nguy cơ hoặc bị xâm hại.
5. Quy định pháp luật về phòng ngừa xâm hại trẻ em
"Hiện nay bản thân bố mẹ hoặc người giám hộ đưa hình ảnh trẻ em lên internet có thể vô tình gây hại cho trẻ em... Xâm hại trẻ em không chỉ trực tiếp với trực tiếp nữa mà bây giờ còn là sử dụng hình ảnh để lạm dụng trẻ em. Chính vì thế việc bảo vệ riêng tư cho trẻ em rất cần thiết"- Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Hồng Lan khẳng định.
Tại cuộc họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Luật Trẻ em 2016 sáng 29/4, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Hồng Lan cho biết, Luật Trẻ em quy định cụ thể các yêu cầu, cấp độ bảo vệ trẻ em; trách nhiệm cung cấp, xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em; cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, chăm sóc thay thế,...
"Các biện pháp bảo vệ trẻ em được quy định cụ thể từ phòng ngừa, hỗ trợ đến can thiệp cùng với trách nhiệm thực hiện của các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân để bảo đảm trẻ em được an toàn, được hỗ trợ và can thiệp kịp thời khi có nguy cơ hoặc đang bị xâm hại"- bà Lan nói.
Do việc bảo đảm thực hiện quyền trẻ em liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương, Luật Trẻ em quy định về tổ chức phối hợp liên ngành về trẻ em để giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp, đôn đốc, điều hòa giữa các bộ ngành, phối hợp giữa Chính phủ với các cơ quan của Quốc hội, TAND Tối cao, VKSND Tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức xã hội- nghề nghiệp... trong việc giải quyết các vấn đề về trẻ em, thực hiện quyền trẻ em.
Để việc giám sát thực hiện quyền trẻ em theo ý kiến, nguyện vọng của trẻ em khả thi và hiệu quả, Luật Trẻ em quy định rõ nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em là Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Trả lời câu hỏi xung quanh việc người lớn nói chung, các bậc cha mẹ nói riêng đưa hình ảnh trẻ em, đặc biệt là những bức ảnh nhạy cảm, lên mạng xã hội, Facebook có vi phạm quy định của Luật Trẻ em và chế tài xử lý thế nào, Thứ trưởng Đào Hồng Lan dẫn ra quy định tại Điều 21 về quyền bí mật đời sống riêng tư: "Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư".
Đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại, có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi bởi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em; trẻ em bị xâm hại nhưng cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em từ chối thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp thì Chủ tịch UBND cấp xã, cơ quan lao động - thương binh và xã hội cấp huyện đề nghị Tòa án có thẩm quyền ra quyết định hạn chế quyền của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em hoặc tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và áp dụng biện pháp chăm sóc thay thế.
"Thời gian qua việc xâm hại trẻ em, sử dụng hình ảnh vô tình hay cố ý đưa lên mạng xã hội dẫn tới việc lợi dụng, xâm hại trẻ em trở nên rất nghiêm trọng. Mấy tháng trước đây, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã họp bàn với cơ quan chức năng của Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông xung quanh việc phối hợp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, bởi đây là vấn đề rất nóng. Xâm hại trẻ em không chỉ trực tiếp với trực tiếp nữa mà bây giờ còn là sử dụng hình ảnh để lạm dụng trẻ em. Chính vì thế việc bảo vệ riêng tư cho trẻ em rất cần thiết"- bà Lan trả lời.
Chính vì thế, Điều 54 Luật Trẻ em đã quy định rõ ràng về trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Theo đó, cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục và bảo vệ trẻ em khi tham gia môi trường mạng dưới mọi hình thức; cha mẹ, giáo viên và người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm giáo dục kiến thức, hướng dẫn kỹ năng để trẻ em biết tự bảo vệ mình khi tham gia môi trường mạng. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, cung cấp sản phẩm, dịch vụ thông tin, truyền thông và tổ chức các hoạt động trên môi trường mạng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em theo quy định của pháp luật.
Điều 87 Luật Trẻ em giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm bảo đảm trẻ em được tiếp cận thông tin trên các kênh thông tin, truyền thông; được bảo vệ hình ảnh, thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân về thư tín, viễn thông và các hình thức trao đổi, lưu giữ thông tin cá nhân. Quản lý, hướng dẫn quy chuẩn báo chí, xuất bản, viễn thông, Internet, phát thanh, truyền hình và các hình thức cung cấp, quảng bá thông tin khác dành riêng cho trẻ em, có trẻ em tham gia, liên quan đến trẻ em; bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử và các phương tiện thông tin khác.
Đồng thời chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Nhà báo Việt Nam phát triển báo chí, thông tin, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em và trẻ em được tham gia; thực hiện biện pháp thông tin, truyền thông cho gia đình, xã hội về kiến thức, kỹ năng bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em; quy định tỷ lệ nội dung, thời điểm, thời lượng phát thanh, truyền hình, ấn phẩm cho trẻ em theo quy định.
"Hiện nay bản thân bố mẹ hoặc người giám hộ đưa hình ảnh trẻ em lên internet có thể vô tình gây hại cho trẻ em. Chính vì thế khi chúng tôi giúp Chính phủ xây dựng nghị định hướng dẫn thực hiện luật sẽ có những nội dung bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, sẽ quy định cụ thể để áp dụng trong thực tiễn, trách tình trạng xâm phạm trẻ em như trong thời gian vừa qua"- bà Lan nói.
Theo quy định tại Điều 100 Luật trẻ em 2016:
Điều 100 Luật Trẻ em quy định về bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự, bí mật đời sống riêng tư của trẻ em như sau:
1. Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình có trách nhiệm sau đây:
a) Trau dồi kiến thức, kỹ năng giáo dục trẻ em về đạo đức, nhân cách, quyền và bổn phận của trẻ em; tạo môi trường an toàn, phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em; phòng ngừa trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, có nguy cơ bị xâm hại hoặc bị xâm hại;
b) Chấp hành các quyết định, biện pháp, quy định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền để bảo đảm sự an toàn, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự và bí mật đời sống riêng tư của trẻ em;
c) Bảo đảm để trẻ em thực hiện được quyền bí mật đời sống riêng tư của mình, trừ trường hợp cần thiết để bảo vệ trẻ em và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
2. Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm trong việc phát hiện, tố giác, thông báo cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền về hành vi xâm hại trẻ em, trường hợp trẻ em có nguy cơ bị xâm hại hoặc đang bị xâm hại trong và ngoài gia đình.
3. Cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em có trách nhiệm lựa chọn người bào chữa hoặc tự mình bào chữa cho trẻ em trong quá trình tố tụng theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó tại Điều 101 Luật trẻ em 2016 quy định như sau:
Điều 101 của Luật quy định về bảo đảm quyền dân sự của trẻ em:
1. Cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em và các thành viên trong gia đình có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em; đại diện cho trẻ em trong các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trong trường hợp để trẻ em thực hiện giao dịch dân sự trái pháp luật.
2. Cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em phải giữ gìn, quản lý tài sản của trẻ em và giao lại cho trẻ em theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp trẻ em gây thiệt hại cho người khác thì cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em phải bồi thường thiệt hại do hành vi của trẻ em đó gây ra theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra tại Điều 102 Luật trẻ em 2016 cũng có quy định:
Điều 102. Quản lý trẻ em và giáo dục để trẻ em thực hiện được quyền và bổn phận của trẻ em
1. Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình có trách nhiệm trong việc quản lý, giáo dục và giúp đỡ để trẻ em hiểu và thực hiện được quyền và bổn phận củatrẻ em theo quy định tại Chương II của Luật này.
2. Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý, giáo dục và giúp đỡ để trẻ em hiểu, nhận thức đầy đủ và thực hiện được quyền và bổn phận của trẻ em theo quy định tại Chương II của Luật này.
Trên đây là ý kiến tư vấn của Hoatieu.vn. Mời bạn tham khảo một số bài viết hữu ích khác từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật như:
- Chia sẻ:Phùng Thị Kim Dung
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27