Sổ xanh, sổ trắng, sổ đỏ, sổ hồng được pháp luật quy định thế nào?

Tải về

Quy định về sổ xanh, sổ trắng, sổ đỏ, sổ hồng

Trong giao dịch bất động sản, rất nhiều người không phân biệt được các khái niệm: Sổ xanh, sổ trắng, sổ đỏ, sổ hồng là gì và được pháp luật quy định ra sao. Để hiểu rõ hơn mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Hiện nay, nhiều người nhầm lẫn giữa các khái niệm quy định về nhà, đất như: sổ xanh, sổ trắng, sổ đỏ và sổ hồng. Sau đây, HoaTieu.vn xin chia sẻ một số nội dung thông tin liên quan đến các loại sổ trên để mọi người có thể phân biệt, có cái nhìn rõ ràng hơn.

Sổ xanh, sổ trắng, sổ đỏ, sổ hồng, được pháp luật quy định thế nào?

Thứ nhất, hiểu thế nào về sổ xanh, sổ trắng, sổ đỏsổ hồng?

Nội dung

Sổ xanh

Sổ trắng

Sổ đỏ

Sổ hồng

Bản chất

- Là "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất".

- Là "Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở” ghi nhận hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm cấp giấy chứng nhận".

- Là "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất".

- Là "Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở".

Thẩm quyền cấp

- Do Lâm trường cấp để quản lý, khai thác và trồng rừng có thời hạn (hình thức là cho thuê đất), khi hết hạn thì có thể bị Lâm trường thu hồi nếu như địa phương đó chưa có chính sách giao đất cho người dân.

- Được UBND xã, phường, UBND huyện, thị xã xác nhận cấ cho chủ sở hữu.

- Là mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành trước năm 2009. Sổ này có màu đỏ đậm và do UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp cho chủ sử dụng.

- Là mẫu do Bộ Xây dựng ban hành. Sổ này có màu hồng nhạt và do UBND tỉnh cấp. Sau này để đẩy nhanh tiến độ cấp sổ hồng, pháp luật cho phép UBND tỉnh được ủy quyền cho UBND quận, thị xã cấp sổ hồng cho chủ sở hữu trong phạm vi địa bàn mình quản lý.

Lưu ý

- Có một số trường hợp, Lâm trường chỉ cho thuê đất nhưng người sử dụng không được phép chuyển nhượng thì sẽ không thể chuyển sang “Sổ đỏ” được.

- Theo Nghị định số 84/2007NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ thì bắt đầu từ 01/01/2008, những loại giấy trắng nếu muốn giao dịch thì mới phải đổi qua giấy hồng (đối với các loại giấy trắng về nhà và đất), giấy đỏ (đối với các loại giấy trắng về đất).

- Theo quy định của Luật đất đai năm 2013: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất”.

- Theo quy định của Luật nhà ở 2014, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở là giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở được cấp cho chủ sở hữu".

Điều 97 Luật Đất đai năm 2013 quy định:

"1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp người đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này".

Như vậy, "sổ trắng", "sổ đỏ" hay "sổ hồng" đều là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc quyền sở hữu nhà ở do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Thực tế, hiện nay vẫn đang lưu hành cả 03 loại giấy tờ là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và Giấy chứng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Thứ hai, giá trị pháp lý của sổ trắng, sổ đỏ và sổ hồng

Cả 03 đều có giá trị pháp lý như nhau. Bởi:

+ Theo Khoản 2 Điều 29 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/10/2009 thì: giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở được cấp trước đây vẫn có giá trị pháp lý và chỉ đổi (không phải cấp lần đầu) sang giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi có yêu cầu (không bắt buộc).

+ Theo Điều 152 Luật Nhà ở tiếp tục công nhận hiệu lực pháp lý của các giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đã được cấp trong các thời kỳ trước đây và không bắt buộc người dân phải đổi sang “sổ đỏ”. Nói các khác thì Luật Nhà ở đã thừa nhận giá trị vĩnh viễn của những “sổ trắng”, do vậy Luật Đất đai không thể hạn chế giá trị của các giấy này, (nhất là những loại giấy có thể hiện quyền sở hữu nhà) bởi nhà ở thì phải gắn liền với đất nên Luật Đất đai cũng phải “khớp” với Luật Nhà ở.

Thứ ba, thủ tục cấp đổi sổ trắng, sổ đỏ sang sổ hồng

Về điều kiện được cấp đổi Giấy chứng nhận

Thủ tục cấp đổi được quy định tại khoản 1 Điều 76 Nghị định số 43/2013/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 15 tháng 05 năm 2014, như sau:

"Việc cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp được thực hiện trong các trường hợp sau:

(a) Người sử dụng đất có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc các loại Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 sang loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

(b) Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng;

(c) Do thực hiện dồn điền, đổi thửa, đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất;

(d) Trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng, nay có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng".

Như vậy, để được cấp "sổ hồng", có thể làm thủ tục xin cấp đổi sang loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo mẫu mới hiện nay theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 76 của Nghị định số 43/2013/NĐ-CP như trên.

- Hồ sơ cần chuẩn bị: phải nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận lên Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định tại. Hồ sơ bao gồm:

(i) Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK;

(ii) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

- Cơ quan có thẩm quyền nhận hồ sơ và trả kết quả: Văn phòng đăng kí đất đai. Trường hợp có nhu cầu nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. Trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận thì trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã phải chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.

- Thời hạn giải quyết: thời gian thực hiện thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là: không quá 07 ngày.

Lệ phí cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

Điểm e, khoản 2, Điều 5 Thông tư số 250/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 11 tháng 11 năm 2016 hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương quy định:

"Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất là khoản thu mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất. Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất gồm: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất; chứng nhận đăng ký biến động về đất đai; trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính.

Tùy từng điều kiện cụ thể của từng địa bàn và chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mà quy định mức thu cho phù hợp, đảm bảo nguyên tắc sau: Mức thu đối với hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, phường nội thành thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh cao hơn mức thu tại các khu vực khác; mức thu đối với tổ chức cao hơn mức thu đối với hộ gia đình, cá nhân".

Hiện nay Thông tư này không có quy định về mức tối đa được phép thu, nhưng theo quy định của Thông tư số 02/2014/TT-BTC (đã hết hiệu lực), thì mức tối đa được áp dụng là không quá 50.000 đồng.

Đánh giá bài viết
1 351
Sổ xanh, sổ trắng, sổ đỏ, sổ hồng được pháp luật quy định thế nào?
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm