So sánh pháp nhân và thương nhân?

Tải về

So sánh pháp nhân và thương nhân?

Làm thế nào để phân biệt pháp nhân và thương nhân? Vấn đề này thường bị nhầm lẫn, và khó phân biệt với nhau. Để giúp các bạn phân biệt rõ, HoaTieu.vn xin giải đáp qua bài viết "So sánh pháp nhân và thương nhân?". Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Thông tư 218/2015/TT-BTC hướng dẫn chính sách và quản lý thuế đối với thương nhân

Nghị định 07/2016/NĐ-CP về Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài

Quyết định 307/QĐ-TTg điều chỉnh mức cho vay đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn

Khái niệm pháp nhân và thương nhân thường được dùng nhiều trong các lĩnh vực thương mại, doanh nghiệp nói riêng và dân sự nói chung. Hai khái niệm này thường bị nhầm lẫn, và đánh đồng chung với nhau. Vì vậy, để giúp các bạn phân biệt rõ, HoaTieu.vn hệ thống lại bảng phân biệt sau.

Tiêu chí Pháp nhân Thương nhân
Khái niệmLà một tổ chức được thành lập theo Bộ luật dân sự 2015 và pháp luật khác có liên quan, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình và nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một các độc lập.Là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

Tính chất hành vi thực hiện

Hành vi thương mại hoặc phi thương mại.

Hành vi thương mại.

Điều kiện trở thành

1. Được thành lập theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

2. Có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân quy định trong điều lệ pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.

Việc tổ chức các cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc quy định pháp luật khác.

3. Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.

4. Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Đối với tổ chức:

- Phải là tổ chức kinh tế.

- Được thành lập một cách hợp pháp.

Đối với cá nhân:

- Có hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên.

- Có đăng ký kinh doanh.

Đặc điểm phân biệtChịu trách nhiệm độc lập, hữu hạn với tài sản cá nhân.Chịu trách nhiệm vô hạn đối với tài sản cá nhân.
Chủ thểTổ chứcCá nhân hoặc tổ chức.
Phân loại

Pháp nhân thương mại.

Pháp nhân phi thương mại.

Thương nhân là cá nhân.

Thương nhân là pháp nhân.

Thương nhân là tổ hợp tác, hộ gia đình.

Đối tượng mang lợi ích

Có thể mang lợi ích cho chính pháp nhân đó hoặc cho xã hội.

Ví dụ: công ty dịch vụ công ích

Chỉ mang lợi ích cho chính thương nhân đó.

Ví dụ: công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất phân bón.

Luật điều chỉnh Bộ luật dân sự 2015Luật thương mại 2005
Doanh nghiệp nào được xem là pháp nhân/thương nhân

- Công ty TNHH.

- Công ty cổ phần.

- Doanh nghiệp Nhà nước

- Công ty TNHH.

- Công ty cổ phần.

- Doanh nghiệp Nhà nước.

- Công ty hợp danh.

- Doanh nghiệp tư nhân.

Doanh nghiệp nào không được xem là pháp nhân/thương nhân

Công ty hợp danh.

Doanh nghiệp tư nhân.

Không có

Đánh giá bài viết
1 1.245
So sánh pháp nhân và thương nhân?
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm