So sánh Hiệp định TPP và Hiệp định CPTPP

Phân biệt Hiệp định TPP và Hiệp định CPTPP

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và TPP-11 sau khi Mỹ rút lui, đã được đổi tên thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Vậy 2 Hiệp định này có điểm gì giống và khác nhau, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Phân biệtTPPCPTPP
Tên gọiThe Trans-Pacific Partnership: Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình DươngThe Comprehensive and Progressive Agreement for Trans- Pacific Partnership: Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
Số thành viên12 thành viên11 thành viên (do Mỹ xin rút).
Cấu trúc nội dung Hiệp địnhGồm 30 chương bao quát rộng về thương mại, thuế quan, đầu tư, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường...

- Cơ bản giữ nguyên nội dung đã đàm phán của TPP nhưng bổ sung thêm 02 phụ lục sau:

+ Phụ lục 1: Danh mục 20 nghĩa vụ tạm hoãn thực thi của TPP và 4 nội dung cần đàm phán lại như đầu tư và cấp phép đầu tư; giải quyết tranh chấp viễn thông; điều kiện tham dự thầu; đối tượng có thể cấp bằng độc quyền sáng chế; minh bạch và công bằng về thủ tục đối với hàng hóa dược phẩm và thiết bị y tế…

+ Phụ lục 02: 7 điều liên quan đến những điểm kỹ thuật của hiệp định mới.

- Bổ sung quy định về tính hiệu lực, quy trình rút lui, gia nhập, rà soát lại CPTPP trong tương lai,

Quy môHiệp định TPP chiếm 40% GDP, 30% thương mại toàn cầu và có 800 triệu dân.Hiệp định CPTPP chiếm khoảng 15% GDP, 15% tổng thương mại toàn cầu và 500 triệu dân.
Hiệu lựcTPP có hiệu lực nếu ít nhất 6 nước phê chuẩn trước tháng 02/2018 và các nước này phải đóng góp ít nhất 85% GDP trong khối.CPTPP có hiệu lực 60 ngày sau khi được ít nhất 6 nước thông qua.
Lợi ích đối với Việt NamTPP giúp GDP tăng thêm 6,7%CPTPP giúp GDP tăng thêm 1,3%
Đánh giá bài viết
1 1.754
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm