Quyết định số 1873/QĐ-TTG

Quyết định số 1873/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-----------------------

Số: 1873/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------------------------------

Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2010

QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt Quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn Vùng kinh tế
trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020
___________

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.

1. Phạm vi quy hoạch

Phạm vi lập quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long bao gồm ranh giới hành chính của 4 tỉnh, thành phố: thành phố Cần Thơ, các tỉnh: An Giang, Kiên Giang và Cà Mau với tổng diện tích tự nhiên là 16.617 km2.

2. Đối tượng quy hoạch

Địa điểm xây dựng khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và y tế.

3. Quan điểm quy hoạch

- Quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long phải phù hợp với phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050, Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan của vùng, tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn vùng liên tỉnh để xử lý chất thải rắn nguy hại.

- Quy hoạch xây dựng các khu xử lý chất thải rắn tập trung trong tỉnh để xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và y tế thông thường.

- Sử dụng công nghệ xử lý chất thải rắn phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, ưu tiên áp dụng công nghệ tái chế, tái sử dụng chất thải rắn, hạn chế chôn lấp nhằm xử lý triệt để ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả sử dụng đất.

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng và quản lý các hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn.

4. Mục tiêu quy hoạch

- Xác định vị trí quy mô các khu xử lý chất thải rắn cấp vùng liên tỉnh, vùng tỉnh phù hợp, đảm bảo đến năm 2015 có 90% và đến năm 2020 có 100% chất thải rắn phát sinh tại các đô thị, khu công nghiệp thuộc Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long được thu gom và xử lý.

- Xã hội hóa công tác quản lý chất thải rắn. Huy động các nguồn lực tham gia đầu tư các công trình xử lý và quản lý chất thải rắn.

- Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo đảm sự phát triển kinh tế - xã hội ổn định, bền vững trong vùng và cả nước.

Đánh giá bài viết
1 146
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi