Quyết định 670/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021-2030
Quyết định số 670/QĐ-TTg 2020
Quyết định 670/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021-2030
Ngày 21/5/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 670/QĐ-TTg về việc phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Cụ thể, phạm vi lập quy hoạch là toàn bộ phần lãnh thổ tỉnh Bắc Ninh với tổng diện tích tự nhiên 822,71 km2, với 8/8 đơn vị hành chính: Thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và 6 huyện (Tiên Du, Yên Phong, Quế Võ, Thuận Thành, Gia Bình, Lương Tài).
Bên cạnh đó, các nội dung chính của Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh phải đảm bảo các yêu cầu theo quy định của Luật Quy hoạch và Nghị định 37/2019/NĐ-CP, bao gồm:
Thứ nhất, phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của tỉnh (gồm các điều kiện tự nhiên, xã hội; bối cảnh bên ngoài; tổng hợp các cơ hội, thách thức).
Thứ hai, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng hệ thống đô thị - nông thôn (gồm thực trạng phát triển kinh tế, xã hội; công tác đảm bảo quốc phòng – an ninh; tổ chức không gian và phát triển hạ tầng; sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường; phân tích, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức)…
Đáng chú ý, Thủ tướng yêu cầu, thời hạn lập Quy hoạch không quá 24 tháng kể từ ngày nhiệm vụ lập Quy hoạch được phê duyệt.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 670/QĐ-TTg | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2020 |
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
_________
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 15 tháng 6 năm 2018;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của 04 Pháp lệnh có liên quan đến quy hoạch ngày 22 tháng 12 năm 2018;
Căn cứ Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giải thích một số điều của Luật Quy hoạch;
Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;
Căn cứ Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ về triển khai thi hành Luật Quy hoạch 2017;
Căn cứ Nghị quyết số 69/NQ-CP ngày 13 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ về Phiên họp thường kỳ tháng 8 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 110/NQ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ về việc ban hành Danh mục các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch;
Xét đề nghị của UBND tỉnh Bắc Ninh tại Tờ trình số 89/TTr-UBND ngày 07 tháng 4 năm 2020, Tờ trình số 121/TTr-UBND ngày 19 tháng 5 năm 2020 về việc phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Báo cáo thẩm định số 1398/BC-HĐTĐ ngày 04 tháng 3 năm 2020 của Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh và Báo cáo số 25/BC-UBND ngày 07 tháng 4 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh về tiếp thu, giải trình ý kiến của Hội đồng thẩm định.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các nội dung sau:
I. TÊN QUY HOẠCH
Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
II. PHẠM VI, THỜI KỲ QUY HOẠCH
1. Phạm vi lập quy hoạch: Toàn bộ phạm vi phần lãnh thổ tỉnh Bắc Ninh với tổng diện tích tự nhiên 822,71 km2, với 8/8 đơn vị hành chính: thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và 6 huyện (Tiên Du, Yên Phong, Quế Võ, Thuận Thành, Gia Bình, Lương Tài).
Ranh giới tọa độ địa lý từ 20°58’ đến 21°16’ vĩ độ Bắc, từ 105°54’ đến 106°19’ kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang;
- Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Hải Dương;
- Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên;
- Phía Tây giáp thành phố Hà Nội.
2. Thời kỳ quy hoạch:
- Thời kỳ quy hoạch: 2021-2030.
- Tầm nhìn dài hạn: Đến năm 2050.
III. QUAN ĐIỂM, NGUYÊN TẮC, MỤC TIÊU LẬP QUY HOẠCH
1. Quan điểm:
- Việc lập Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải phù hợp với các nội dung định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước thời kỳ 2021-2030, chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, các quy hoạch ngành quốc gia liên quan đến địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Kế thừa những quan điểm, định hướng phát triển còn phù hợp với tình hình thực tiễn các quy hoạch của tỉnh đã được phê duyệt có định hướng, tầm nhìn đến năm 2030 hoặc xa hơn nữa. Nghiên cứu, bổ sung, phát triển những vấn đề mới trên cơ sở bám sát các chủ trương, chỉ đạo của trung ương, các định hướng của quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành quốc gia và danh mục các quy hoạch được tích hợp tại Nghị quyết số 110/NQ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ.
- Lập Quy hoạch trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng, dự báo xu hướng phát triển để khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; đảm bảo tính khả thi và phù hợp với khả năng cân đối, huy động về nguồn nội lực và các nguồn lực từ bên ngoài trên tất cả các lĩnh vực, các vùng của tỉnh; liên kết chặt chẽ giữa các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh với các tỉnh trong vùng Đồng bằng Sông Hồng và vùng Thủ đô, cả nước; xây dựng tỉnh Bắc Ninh phát triển bền vững trên cả ba trụ cột: Kinh tế, xã hội và môi trường.
- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với đảm bảo an sinh xã hội, bình đẳng giới, giảm nghèo bền vững, nâng cao mức sống vật chất, thụ hưởng văn hoá, tinh thần của người dân; chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế; quan tâm đầu tư phát triển vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá tốt đẹp của người Kinh Bắc; sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường quốc phòng, ổn định an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
- Đảm bảo tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch; ứng dụng công nghệ hiện đại, kết nối liên thông, tiết kiệm, hiệu quả; hài hoà lợi ích của quốc gia, các vùng, các địa phương và lợi ích của người dân theo quy định tại Luật Quy hoạch năm 2017.
2. Nguyên tắc:
- Đảm bảo sự tuân thủ, bám sát các quy trình, nội dung, nguyên tắc theo Luật Quy hoạch, Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Quy hoạch.
- Đảm bảo sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc trong hệ thống quy hoạch quốc gia; Hiện nay, các quy hoạch các cấp và quy hoạch tỉnh được triển khai thực hiện song song, do đó yêu cầu việc lập quy hoạch tỉnh phải chủ động phối hợp, cập nhật thông tin đảm bảo tính thông nhất, liên kết, đồng bộ giữa các cấp quy hoạch và giữa các ngành, lĩnh vực, địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh theo Nghị quyết số 75/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khoá 14 về giải thích một số điều của Luật Quy hoạch.
- Đảm bảo tính khả thi, bền vững và dài hạn, tạo nền tảng phát triển cho các giai đoạn tiếp theo; phù hợp với khả năng cân đối, huy động nguồn lực triển khai thực hiện quy hoạch tỉnh Bắc Ninh.
- Đảm bảo phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản pháp luật có liên quan khác về công tác đối ngoại và hợp tác kinh tế thế giới.
- Đảm bảo tính mở, công khai, minh mạch, tính thị trường trong xây dựng định hướng phát triển, tổ chức không gian phát triển các ngành, lĩnh vực trên địa bàn; nguyên tắc thị trường có sự quản lý của nhà nước trong phân bổ nguồn lực.
- Đảm bảo sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân; bảo đảm hài hòa lợi ích của quốc gia, của vùng, các địa phương và lợi ích của người dân.
3. Mục tiêu:
Việc nghiên cứu lập quy hoạch tỉnh Bắc Ninh phải đạt được các mục tiêu sau:
- Phân tích, đánh giá được thực trạng kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2011 - 2020; cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng liên quan đến tỉnh Bắc Ninh về không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bố đất đai, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường... Từ đó, dự báo và đề xuất các phương án phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, xác định được các quan điểm, mục tiêu và đột phá phát triển và phương án phát triển các ngành, lĩnh vực, lựa chọn phương án tối ưu, phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, đảm bảo phát triển bền vững dài hạn trên cả ba trụ cột là: Kinh tế, xã hội và môi trường.
- Quy hoạch tỉnh là căn cứ khoa học, công cụ pháp lý quan trọng để chính quyền các cấp tỉnh Bắc Ninh sử dụng trong lãnh đạo, chỉ đạo, thông nhất công tác quản lý nhà nước và hoạch định chính sách, kiến tạo động lực phát triển; là cơ sở để xây dựng và triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công, thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, đảm bảo tính khách quan, khoa học; tổ chức không gian phát triển đảm bảo tính kết nối đồng bộ giữa quy hoạch quốc gia với quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng xanh và bền vững.
- Xây dựng phương hướng phát triển các ngành quan trọng trên địa bàn tỉnh; lựa chọn được các phương án tổ chức, phương án phát triển hoạt động kinh tế - xã hội có hiệu quả, là cơ sở cho việc đề xuất: phương án tổ chức không gian chung, hệ thống kết cấu hạ tầng, hệ thống đô thị, nông thôn, các khu chức năng có vai trò động lực; phương án tổ chức phát triển mạng lưới và không gian cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, bảo vệ môi trường, khai thác, sử dụng hiệu quả và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu...; các giải pháp bố trí không gian phát triển hợp lý nhằm giải quyết các xung đột về không gian trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh do nhu cầu phát triển trong tương lai trên cơ sở huy động hiệu quả các điều kiện bên trong và thu hút nguồn lực từ bên ngoài.
- Xây dựng phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện đáp ứng cao nhất nhu cầu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa của từng khu vực và khả năng kết nối đồng bộ, tổng thể trong tỉnh và vùng Thủ đô Hà Nội, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, vùng đồng bằng sông Hồng và với cả nước.
- Xây dựng danh mục và thứ tự ưu tiên các dự án đầu tư, cũng như giải pháp huy động nguồn lực thực hiện quy hoạch theo các kịch bản phát triển.
- Xác định các định hướng, nhiệm vụ và giải pháp (về cơ chế, chính sách, huy động và phân bổ các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội...) có tính khả thi; đồng thời loại bỏ các quy hoạch chồng chéo, cản trở đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; đảm bảo công khai minh bạch, công bằng trong huy động, tiếp cận cũng như phát huy tối đa các nguồn lực trong hoạt động đầu tư phát triển kinh tế, xã hội và môi trường hướng tới xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
- Xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu (CSDL) quy hoạch thống nhất trong tỉnh đáp ứng yêu cầu quản lý phát triển của tỉnh Bắc Ninh, của vùng và quốc gia.
IV. NỘI DUNG CỦA QUY HOẠCH
Các nội dung chính của quy hoạch tỉnh Bắc Ninh phải đảm bảo các yêu cầu theo quy định của Luật Quy hoạch và Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch, bao gồm:
1. Phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của tỉnh (gồm các điều kiện tự nhiên, xã hội; bối cảnh bên ngoài; tổng hợp các cơ hội, thách thức).
2. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng hệ thống đô thị - nông thôn (gồm thực trạng phát triển kinh tế, xã hội; công tác đảm bảo quốc phòng - an ninh; tổ chức không gian và phát triển hạ tầng; sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường; phân tích, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức.
3. Quan điểm, mục tiêu và phương án phát triển tỉnh (gồm quan điểm phát triển; xây dựng kịch bản và phương án phát triển; mục tiêu phát triển; các nhiệm vụ trọng tâm và các khâu đột phá).
4. Phương án phát triển các ngành quan trọng (gồm các ngành công nghiệp; xây dựng; dịch vụ; nông, lâm nghiệp và thủy sản; các lĩnh vực văn hóa, xã hội và quốc phòng - an ninh).
5. Phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội.
6. Phương án tổ chức hệ thống đô thị, nông thôn và kết cấu hạ tầng, bao gồm:
- Phương án quy hoạch hệ thống đô thị;
- Phương án phát triển mạng lưới giao thông;
- Phương án phát triển mạng lưới cấp điện;
- Phương án phát triển mạng lưới viễn thông;
- Phương án phát triển mạng lưới thủy lợi, thoát nước, cấp nước;
- Phương án phát triển các khu xử lý chất thải;
- Phương án phát triển kết cấu hạ tầng xã hội.
7. Phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện.
8. Phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện.
9. Phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
10. Phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên.
11. Phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
12. Phương án phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
13. Xây dựng danh mục dự án của tỉnh và thứ tự ưu tiên thực hiện.
14. Xây dựng giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch.
15. Xây dựng báo cáo quy hoạch.
16. Các nội dung đề xuất nghiên cứu
- Phương án phát triển và tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Bắc Ninh;
- Phương án phát triển và tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã Từ Sơn;
- Phương án phát triển và tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Tiên Du;
- Phương án phát triển và tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Yên Phong;
- Phương án phát triển và tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Thuận Thành;
- Phương án phát triển và tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Quế Võ;
- Phương án phát triển và tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Gia Bình;
- Phương án phát triển và tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Lương Tài;
V. PHƯƠNG PHÁP LẬP QUY HOẠCH
1. Yêu cầu về phương pháp lập quy hoạch,
Quy hoạch được lập dựa trên phương pháp tiếp cận hệ thống, tổng hợp, đa chiều, đa lĩnh vực, đảm bảo các yêu cầu về tính khoa học, tính phù hợp, tính thực tiễn và ứng dụng công nghệ hiện đại.
2. Các phương pháp lập quy hoạch
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, phân loại, thống kê, xử lý thông tin;
- Phương pháp dự báo, xây dựng phương án phát triển;
- Phương pháp tích hợp quy hoạch;
- Phương pháp thông tin địa lý, bản đồ (GIS);
- Phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp so sánh, tổng hợp;
- Phương pháp tham vấn;
- Phương pháp chuyên gia, hội nghị, hội thảo, tọa đàm;
- Một số phương pháp pháp khác phù hợp với quy trình kỹ thuật và tính đặc thù của tỉnh Bắc Ninh.
VI. THÀNH PHẦN, CHI PHÍ VÀ THỜI HẠN LẬP QUY HOẠCH
1. Thành phần hồ sơ
a) Phần văn bản:
- Tờ trình thẩm định và phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh.
- Dự thảo Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh.
- Báo cáo thuyết minh Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh, báo cáo tóm tắt kèm theo các sơ đồ, bản đồ thu nhỏ.
- Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
- Các phụ lục và văn bản pháp lý liên quan.
- Các báo cáo nội dung đề xuất nghiên cứu
b) Bản đồ và sơ đồ phân tích:
- Bản đồ in tỷ lệ 1:250.000 - 1:1.000.000
+ Bản đồ vị trí địa lý và các mối quan hệ của tỉnh trong vùng và cả nước.
- Bản đồ số và bản đồ in tỷ lệ 1:25.000 - 1:100.000:
+ Các bản đồ về hiện trạng phát triển;
+ Bản đồ đánh giá tổng hợp đất đai theo các mục đích sử dụng;
+ Bản đồ phương án quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn;
+ Bản đồ phương án tổ chức không gian và phân vùng chức năng;
+ Bản đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng xã hội;
+ Bản đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật;
+ Bản đồ phương án quy hoạch sử dụng đất;
+ Bản đồ phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, phòng, chống thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu;
+ Bản đồ phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện;
+ Bản đồ vị trí các dự án và thứ tự ưu tiên thực hiện.
+ Bản đồ chuyên đề khác.
- Bản đồ số và bản đồ in tỷ lệ 1:10.000 - 1:25.000:
+ Bản đồ hiện trạng và định hướng phát triển các khu vực trọng điểm của tỉnh.
- Các sơ đồ nghiên cứu phân tích quy hoạch
c) Cơ sở dữ liệu Quy hoạch (đĩa CD).
2. Chi phí lập Quy hoạch: Thực hiện theo quy định hiện hành.
3. Thời hạn lập Quy hoạch: Không quá 24 tháng kể từ ngày nhiệm vụ lập Quy hoạch được phê duyệt.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh căn cứ nội dung nhiệm vụ được phê duyệt tại Điều 1 của Quyết định này, tổ chức lập Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo phù hợp quy định của Luật Quy hoạch năm 2017 và các quy định hiện hành, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình lập Quy hoạch, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh chủ động phối hợp, cập nhật thông tin với quy hoạch cấp cao hơn để điều chỉnh, bổ sung mục tiêu, nhiệm vụ đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tiễn, tính thống nhất, đồng bộ giữa các cấp quy hoạch theo quy định tại Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giải thích một số điều của Luật Quy hoạch năm 2017.
2. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, cơ quan liên quan, theo chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định hiện hành hướng dẫn Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh triển khai thực hiện lập Quy hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như điều 4; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bắc Ninh; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý, Thư lý TTg, các PTTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục; - Lưu: VT, QHĐP (3b).Huyền | KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG Trịnh Đình Dũng |
Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Xây dựng đất đai được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.
Tham khảo thêm
Quyết định 877/QĐ-NHNN 2020 thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực hoạt động tiền tệ
Quyết định 635/QĐ-TCT 2020 Quy định về thành phần chứa dữ liệu hóa đơn điện tử
Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
Kế hoạch thi nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức của Bộ tư pháp 2020
Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc xe ô tô, xe máy mới nhất
Thông tư 7/2020/TT-BYT hướng dẫn tiêu chuẩn, định mức sử dụng ô tô chuyên dùng lĩnh vực y tế
Xem xét chưa cải cách tiền lương công chức từ năm 2021
11 đối tượng được xét tuyển thẳng đại học năm 2020
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Thủ tục xây nhà ở khu tái định cư 2024
-
Tải Luật Nhà ở, số 27/2023/QH15 file Doc, Pdf
-
Luật đấu thầu 2013 số 43/2013/QH13
-
Tải Luật Kinh doanh bất động sản - Luật số 29/2023/QH15 file DOC, PDF
-
Tải Quyết định 1339/QĐ-TTg 2023 Quy hoạch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021 - 2030 file doc, pdf
-
Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng
-
Thông tư 12/2024/TT-BTNMT quy định về đào tạo hành nghề tư vấn định giá đất
-
Nghị định 115/2024/NĐ-CP về thi hành Luật Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất
-
Thông tư 03/2023/TT-BXD sửa đổi Thông tư 09/2021/TT-BXD hướng dẫn NĐ về quản lý nhà ở xã hội
-
Nghị định số 100/2024/NĐ-CP về Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Thủ tục mua bán nhà đất đang thế chấp tại ngân hàng
Hướng dẫn xác định hệ số điều chỉnh giá đất hằng năm
Thông tư 124/2016/TT-BTC về quản lý tiền thu được từ cho thuê, cho thuê mua và bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
Bảng giá đất tỉnh Hà Giang năm 2020
Quy định tách thửa, hợp thửa đất tại Hà Nội 2024
Thông tư 42/2024/TT-BTC về Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá bất động sản
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác