Quyết định 442/QĐ-TTg Chương trình công tác Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia 2016 - 2020

Quyết định 442/QĐ-TTg - Chương trình công tác Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia 2016 - 2020

Quyết định 442/QĐ-TTg về Chương trình công tác năm 2017 của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 có hiệu lực từ ngày 11/4/2017. Theo đó, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước năm 2017 bình quân từ 1,3% đến 1,5%/năm theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2016 - 2020.

Quyết định 1600/QĐ-TTg về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020

Quyết định 41/2016/QĐ-TTg Quy chế quản lý, điều hành thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

Nghị định 161/2016/NĐ-CP Cơ chế đặc thù quản lý xây dựng dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 442/QĐ-TTgHà Nội, ngày 11 tháng 04 năm 2017

QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC NĂM 2017 CỦA BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2016-2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;

Thực hiện Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 được phê duyệt tại Quyết định số 317/QĐ-BCĐCTMTQG ngày 20 tháng 10 năm 2016;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình công tác năm 2017 của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 (sau đây viết tắt là Ban Chỉ đạo Trung ương).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
  • Ban Bí thư Trung ương Đảng;
  • Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
  • Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
  • Thành viên BCĐ TW các chương trình MTQG;
  • UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
  • Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
  • Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
  • Các văn phòng: Điều phối NTM TW, Quốc gia giảm nghèo, Điều phối CT 135;
  • VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các vụ: KTTH, KGVX, TH, NC, CN, PL, TCCV, QHĐP, TCCV, KSTT;
  • Lưu: VT, NN (3b). Thịnh 143 KT.
Vương Đình Huệ

CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC NĂM 2017
CỦA BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2016-2020

(Ban hành kèm theo Quyết định số 442/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 15 tháng 12 năm 2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc vận động "toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh"; Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 32/2016/QH14 ngày 23 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp; Nghị quyết liên tịch số 88/NQLT/CP-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 07 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về phối hợp thực hiện giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; Chỉ thị số 36/CT-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện hiệu quả, bền vững chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

2. Tăng cường công tác chỉ đạo từ Trung ương tới địa phương qua đó đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả và kịp thời giữa các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong công tác tham mưu, đề xuất chính sách, giải pháp thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.

3. Phân công rõ trách nhiệm của từng thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo Trung ương đối với công tác tham mưu, đề xuất về quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trong năm 2017 theo đúng quy định tại Quyết định số 1584/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 317/QĐ-BCĐCTMTQG ngày 20 tháng 10 năm 2016 của Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia.

II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ

1. Mục tiêu cụ thể phấn đấu trong năm 2017

a) Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Phấn đấu cả nước có ít nhất 31% số xã (ít nhất khoảng 2.765 xã) đạt chuẩn nông thôn mới; có ít nhất 38 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; số tiêu chí bình quân/xã cả nước tăng thêm tối thiểu 01 tiêu chí/xã so với năm 2016; giảm số xã đạt dưới 05 tiêu chí xuống dưới 150 xã.

b) Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân từ 1,3% đến 1,5%/năm (riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/năm; hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm từ 3% đến 4%/năm) theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2016-2020.

2. Nhiệm vụ trọng tâm

a) Rà soát, tham mưu báo cáo Thủ tướng Chính phủ hoàn thiện hệ thống các văn bản nhằm đảm bảo đầy đủ cơ sở pháp lý để tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

b) Tiếp tục kiện toàn Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia và cơ quan giúp việc Ban Chỉ đạo ở các cấp theo đúng quy định tại Điều 13 Quy chế Quản lý điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được ban hành kèm theo Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ;

c) Tham mưu đề xuất các giải pháp đa dạng hóa các nguồn vốn huy động đảm bảo nguồn lực thực hiện hoàn thành mục tiêu của từng chương trình trong giai đoạn 2016-2020 theo hướng ngân sách Trung ương chỉ đóng vai trò "hỗ trợ", địa phương chịu trách nhiệm cân đối bổ sung ngân sách địa phương và tăng cường huy động các nguồn vốn từ xã hội hóa, đóng góp hợp pháp của cộng đồng; đồng thời, đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xây dựng cơ bản (nhất là nợ xây dựng cơ bản trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới) để kịp thời chấn chỉnh và không để phát sinh nợ mới sai quy định trong thực hiện từng chương trình;

d) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện từng chương trình mục tiêu quốc gia để nâng cao hiệu quả thực hiện các chương trình, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2017.

III. NỘI DUNG

1. Hoàn thiện khung chính sách quản lý, điều hành các chương trình mục tiêu quốc gia làm căn cứ triển khai hiệu quả kế hoạch thực hiện các chương trình trong năm 2017

a) Khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 398/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2016 về ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội khóa XIII về phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020;

b) Hướng dẫn các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia cụ thể hóa các quy định về quản lý, điều hành các chương trình mục tiêu quốc gia thành cơ chế, chính sách và quy trình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tại phạm vi quản lý;

c) Tiếp tục rà soát, nghiên cứu và hoàn chỉnh các quy định liên quan đến việc quản lý, điều hành chung và của từng chương trình để trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền được giao;

d) Nghiên cứu, hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ xem xét các Đề án thí điểm ở cấp Trung ương phục vụ xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện từng chương trình mục tiêu quốc gia; tiếp tục nghiên cứu và đề xuất cơ chế hỗ trợ phù hợp cho các địa phương trong thực hiện các đề án xây dựng nông thôn mới, các chính sách giảm nghèo hiện hành và các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền của cả nước.

2. Chỉ đạo công tác kiện toàn Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và nâng cao năng lực bộ máy giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp

a) Thống nhất một Ban Chỉ đạo cấp tỉnh các chương trình mục tiêu quốc gia do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Trưởng Ban;

b) Kiện toàn bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp theo đúng quy định tại Quy chế quản lý điều hành, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2016; Quyết định số 1584/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia; Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế của văn phòng điều phối nông thôn mới các cấp.

3. Xây dựng và tổ chức giải pháp huy động nguồn lực thực hiện các chương trình

a) Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn thông qua hình thức lồng ghép các dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn; huy động nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp, hợp tác xã, vốn vay từ các đối tác phát triển quốc tế cho thực hiện các chương trình dự án đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; tăng cường các hình thức xã hội hóa để thu hút đầu tư vào phát triển, đổi mới hình thức tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, hợp tác xã trong các lĩnh vực bảo vệ và xử lý môi trường, giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, cung cấp nước sạch, dịch vụ văn hóa - thể thao; công khai các khoản đóng góp của dân, theo nguyên tắc tự nguyện và do hội đồng nhân dân cấp xã thông qua;

b) Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững: thực hiện cân đối phân bổ nguồn lực và lồng ghép các chương trình khác để giảm nghèo theo tiếp cận đa chiều:

  • Tạo hành lang pháp lý khuyến khích hợp tác xã, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn và giảm nghèo, huy động nguồn lực cho thực hiện chính sách giảm nghèo thông qua các ngân hàng (Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển, Ngân hàng Đầu tư, ...);
  • Tăng cường huy động từ nguồn vốn địa phương và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác trong nước và ngoài nước.

4. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai đồng bộ và có hiệu quả các chương trình, đề án, nội dung được lồng ghép, tích hợp vào thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

a) Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ: Tổ chức đánh giá kết quả các nhiệm vụ còn lại giai đoạn 2011-2015; triển khai các nhiệm vụ cấp bách theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2017-2020; xây dựng quy chế, tổ chức hoạt động của Chương trình giai đoạn 2016-2020 (như Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2013-2018 "Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc");

b) Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho các hộ nghèo vùng khó khăn tại Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 07 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ;

c) Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu tại các huyện nghèo, xã nghèo (xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu) và thôn, bản đặc biệt khó khăn; khuyến khích và mở rộng hoạt động tạo việc làm cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và người dân trên địa bàn; phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động tại các xã nghèo;

d) Phát triển sản xuất gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp; tiếp tục triển khai các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, trước hết tập trung vào các nhóm sản phẩm chủ lực (cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp huyện, xã) trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao vào sản xuất các sản phẩm chủ lực; củng cố và tổ chức lại sản xuất, phát triển các hợp tác xã kiểu mới, hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012; đẩy mạnh phát triển ngành nghề nông thôn thông qua triển khai phát triển mỗi xã một sản phẩm trong xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn;

đ) Thực hiện chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 thông qua các mô hình về xã hội hóa cung cấp nước sạch, thu gom và xử lý chất thải, nước thải theo quy định; tiếp tục thực hiện các giải pháp đẩy mạnh, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, y tế và xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới;

e) Tập trung xử lý các điểm nóng về trật tự xã hội nông thôn; đẩy mạnh đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn nông thôn; phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể và người có uy tín trong cộng đồng;

g) Thực hiện Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 577/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.

5. Xây dựng kế hoạch và giải pháp tổ chức quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia từng năm trong giai đoạn 2016-2020 theo hướng giao mục tiêu, nhiệm vụ và yêu cầu nội dung đến từng cấp thực hiện các chương trình. Ở từng cấp cơ sở, xây dựng và ban hành kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 theo quy định tại Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Đánh giá bài viết
1 467
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo