Quyết định 1128/2013/QĐ-UBND

Quyết định 1128/2013/QĐ-UBND về kế hoạch thực hiện đề án nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh An Giang giai đoạn 2012-2015 và định hướng năm 2020.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------------

Số: 1128/QĐ-UBND

An Giang, ngày 03 tháng 6 năm 2013

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH NĂM 2013 THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2012-2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020”

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Chỉ thị số 10/2012/CT-UBND ngày 09/7/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tăng cường các biện pháp cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh An Giang;

Căn cứ Quyết định số 2072/QĐ-UBND ngày 21/11/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh An Giang giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2020”

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 303/TTr-SKHĐT ngày 30/5/2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch năm 2013 thực hiện Đề án Nâng cao chỉ số nâng lực cạnh tranh cấp của tỉnh An Giang giai đoạn 2012-2015 và định hướng năm 2020”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- BCĐ TNB (để báo cáo);
- TT TU, HĐND, UBND tỉnh (để báo cáo);
- VCCI Việt Nam, VCCI Chi nhánh Cần Thơ;
- Sở, Ban, ngành cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Website An Giang;
- TT. Công báo;
- Lưu: VT, các Phòng - TT

KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)


Huỳnh Thế Năng

KẾ HOẠCH NĂM 2013

ĐỀ ÁN “NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2012-2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1128/QĐ-UBND ngày 03/6 /2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

A. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ XẾP HẠNG CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH (PCI) CỦA TỈNH AN GIANG NĂM 2012

I. KẾT QUẢ CHUNG:

Trong năm 2012, theo công bố của Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), An Giang đạt 63,42 điểm (tăng 1,2 điểm), xếp thứ 02/63, tỉnh, thành phố, tăng 17 bậc so với năm 2011 thuộc nhóm nhóm điều hành “Tốt” và ổn định nhiều năm liền, đặc biệt năm 2012 không có tỉnh, thành phố nào đạt nhóm điều hành “Rất Tốt”. Kết quả đánh giá cho thấy đây thực sự là một sự nỗ lực rất lớn của lãnh đạo tỉnh, của các cấp, các ngành trong thời gian qua. So với 13 tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, chỉ số cạnh tranh PCI của tỉnh An Giang đứng thứ 2 chỉ sau tỉnh Đồng Tháp (63,79 điểm).

Trong 9 chỉ số thành phần của PCI, chỉ có 04 chỉ số thành phần đã cải thiện được vị trí đáng kể gồm:

- Chỉ số Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất đạt 7,78 điểm (tăng 1,53 điểm), xếp thứ 05/63 tỉnh, thành tăng 33 bậc so với năm 2011 và xếp thứ 03/13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tăng 06 bậc.

- Chỉ số Tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin đạt 6,13 điểm (tăng 0,51 điểm), xếp thứ 17/63 tỉnh, thành tăng 27 bậc so với năm 2011 và xếp thứ 06/13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tăng 03 bậc.

- Chỉ số Chi phí không chính thức đạt 7,02 điểm (tăng 0,26 điểm), xếp thứ 19/63 tỉnh, thành tăng 15 bậc so với năm 2011 và xếp thứ 07/13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tăng 03 bậc.

- Chỉ số Đào tạo lao động đạt 5,21 điểm (tăng 1,20 điểm), xếp thứ 22/63 tỉnh, thành tăng 36 bậc so với năm 2011 và xếp thứ 03/13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tăng 08 bậc.

Có 02 chỉ số thành phần giảm điểm nhưng tăng bậc vị trí xếp hạng,gồm:

- Chỉ số Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp đạt 4,91 điểm (giảm 0,23 điểm), xếp thứ 05/63 tỉnh, thành không tăng với năm 2011 và xếp thứ 01/13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tăng 01 bậc.

- Chỉ số Thiết chế pháp lý đạt 3,67 điểm (giảm 1,17 điểm), xếp thứ 30/63 tỉnh, thành tăng 23 bậc với năm 2011 và xếp thứ 10/13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long giảm 02 bậc.

Có 03 chỉ số thành phần giảm điểm và giảm bậc vị trí xếp hạng,gồm:

- Chỉ số Chi phí gia nhập thị trường đạt 9,00 điểm (giảm 0,13 điểm), xếp thứ 24/63 tỉnh, thành giảm 17 bậc so với năm 2011 và xếp thứ 05/13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long giảm 03 bậc.

- Chỉ số Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước đạt 6,75 điểm (giảm 1,11 điểm), xếp thứ 11/63 tỉnh, thành giảm 02 bậc so với năm 2011 và xếp thứ 07/13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long giảm 03 bậc.

- Chỉ số Tính năng động, tiên phong của lãnh đạo đạt 6,42 điểm (giảm 0,30 điểm), xếp thứ 10/63 tỉnh, thành giảm 04 bậc so với năm 2011 và xếp thứ 08/13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long giảm 05 bậc.

Bảng: VỊ TRÍ PCI CỦA TỈNH AN GIANG QUA CÁC NĂM

STT

Các chỉ số thành phần

So cả nước

(63 tỉnh/TP)

So Khu vưc ĐBSCL

So vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL

2010

2011

2012

2010

2011

2012

2010

2011

2012

PCI tổng hợp

14/63

19/63

02/63

6/13

5/13

2/13

2/4

2/4

1/4

1

Chi phí gia nhập thị trường

22

7

24

6

2

5

2

1

3

2

Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất

4

38

5

3

9

3

1

2

2

3

Tính minh bạch

11

44

17

2

9

6

1

3

2

4

Chi phí về thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước

33

9

11

7

4

7

2

2

3

5

Chi phí không chính thức

33

34

19

11

10

7

4

3

2

6

Tính năng động, tiên phong của lãnh đạo tỉnh

7

6

10

3

2

8

1

1

1

7

Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp

48

5

5

3

2

1

3

2

1

8

Đào tạo lao động

19

58

22

1

11

3

2

4

1

9

Thiết chế pháp lý

47

53

30

9

12

10

3

4

4

II. NHỮNG CHUYỂN BIẾN TÍCH CỰC CỦA CÁC CHỈ SỐ THÀNH PHẦN:

1. Chỉ số Đào tạo lao động, cải thiện nhanh, xếp thứ 22/63 tỉnh, thành tăng 36 bậc.

Trong đó, một số chỉ tiêu thành phần cải thiện đáng kể gồm:

- 27,27% doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ giới thiệu việc làm của nhà cung cấp dịch vụ tư nhân, trong khi năm 2011 chỉ có 10,87%.

- Doanh nghiệp cho rằng, “Số lao động tốt nghiệp THCS trên tổng lực lượng lao động của tỉnh” chỉ chiếm 4,61%, trong khi năm 2011 chỉ có 0,03%.

- Có 98,75% doanh nghiệp hài lòng với chất lượng lao động, trong khi năm 2011 chỉ có 52,50%.

- Có 78,65% doanh nghiệp đánh giá tốt dịch vụ do các cơ quan nhà nước tại địa phương cung cấp về giáo dục phổ thông, trong khi năm 2011 chỉ có 50,65%.

- Có 67,06% doanh nghiệp đánh giá tốt dịch vụ dạy nghề do các cơ quan nhà nước tại địa phương cung cấp, trong khi năm 2011 chỉ có 32,05%.

- Có 34,55% doanh nghiệp có ý định sẽ sử dụng lại các dịch vụ giới thiệu việc làm, trong khi năm 2011 chỉ có 26,09%.

- Doanh nghiệp cho rằng, “Số lượng học viên tốt nghiệp trường đào tạo nghề trên tổng lực lượng lao động chưa qua đào tạo của tỉnh” chỉ chiếm 2,42%, trong khi năm 2011 chỉ có 0,01%.

Một số chỉ tiêu thành phần chưa được cải thiện gồm:

- Chỉ có 37,35% doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tuyển dụng và giới thiệu việc làm, trong khi năm 2011 chỉ có 57,50% → Điều này chứng tỏ dịch vụ giới thiệu việc làm trên địa bàn tỉnh chưa đủ mạnh để hỗ trợ cho doanh nghiêp.

- Doanh nghiệp đã chi: 4,75% tổng chi phí kinh doanh cho đào tạo lao động và 5,96% tổng kinh phí kinh doanh cho tuyển dụng lao động, trong khi chỉ tiêu này ở năm 2011 là không có. Điều này chứng tỏ chất lượng lao động chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.

2. Chỉ số Tiếp cận đất đai và Sự ổn định trong sử dụng đất, cải thiện nhanh,xếp thứ 05/63 tỉnh, thành, tăng 33 bậc.

Trong đó một số chỉ tiêu thành phần xếp vị trí cao gồm:

- Có 91,14% doanh nghiệp có GCNQSD đất, tuy giảm so với năm 2011 là 92% nhưng Tỉnh tốt nhất có 93,46% doanh nghiệp có GCNQSDĐ.

- Có 36,45% doanh nghiệp cho rằng, không gặp cản trở về mặt bằng kinh doanh, tăng 10,20% so năm 2011, tỉnh tốt nhất có 52,88% doanh nghiệp không gặp cản trở về mặt bằng kinh doanh.

- Chỉ tiêu doanh nghiệp đánh giá rủi ro bị thu hồi đất tương đối thấp chiếm 3,13 điểm tăng 0,63 điểm (1: rất cao đến 5 là rất thấp).

- Mặc dù tỷ lệ diện tích đất trong tỉnh có GCNQSD đất chính thức đã tăng từ 95,41% (năm 2011) lên 95,93% (2012) nhưng vị thứ xếp hạng vẫn giảm 05 bậc, xếp thứ 7/63 (Tỉnh tốt nhất có 97,65% doanh nghiệp có GCNQSDĐ).

- Có 32,10% doanh nghiệp cho rằng, nếu bị thu hồi đất, doanh nghiệp sẽ được bồi thường thỏa đáng, tăng 6,39% năm 2011.

- Có 76,19% doanh nghiệp cho rằng, sự thay đổi khung giá đất của tỉnh phù hợp với sự thay đổi giá thị trường, tăng 9,18% năm 2011.

3. Chỉ số Tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin, cải thiện nhanh,xếp thứ 17/63 tỉnh, thành, tăng 27 bậc.

Một số chỉ tiêu thành phần được cải thiện rõ nét gồm:

- Độ mở của trang web của tỉnh tăng 1,5 điểm (16,5 điểm) xếp thứ 7/63 tỉnh, thành.

- Tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng cần phải có “mối quan hệ” để có được các tài liệu của tỉnh giảm từ 81,43% xuống 46,6% và khả năng luôn luôn dự đoán được trong thực thi pháp luật của tỉnh là 2,2% giảm 5,91%.

- Tỷ lệ doanh nghiệp thương lượng với cán bộ thuế là phần thiết yếu trong hoạt động kinh doanh cũng được cải thiện từ 50% năm 2011 còn 37,08% năm 2012.

- Tính minh bạch của các tài liệu, kế hoạch cũng được cải thiện từ 2,29 điểm năm 2011 tăng lên 2,62 điểm trong năm 2012.

Tuy nhiên, còn một số chỉ tiêu thành phần chưa được cải thiện gồm:

- Tính minh bạch của các tài liệu pháp lý như quyết định, nghị định... lại giảm từ 3,16 điểm xuống còn 2,96 điểm năm 2012. Vai trò của các Hiệp hội doanh nghiệp trong tư vấn và phản biện các chính sách của tỉnh giảm từ 36,11% xuống còn 21,95% → Do đó, cần tăng cường vai trò của các Hiệp hội doanh nghiệp trong tư vấn và phản biện các chính sách của tỉnh.

4. Chỉ số Chi phí không chính thức, cải thiện nhanh,xếp thứ 19/63 tỉnh, thành, tăng 15 bậc.

Một số chỉ tiêu thành phần được cải thiện rõ nét gồm:

- Chỉ có 2,60% doanh nghiệp cho rằng phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí không chính thức, giảm 2,96%, xếp thứ 04/63.

- 43,94% doanh nghiệp cho rằng phải trả hoa hồng để có được hợp đồng từ các cơ quan nhà nước, giảm 16,77%, xếp hạng 40/63.

- 38,47% doanh nghiệp chi trả chi phí không chính thức cho đăng ký doanh nghiệp, giảm 0,51%, xếp thứ 34/63 tỉnh có tỷ lệ thấp nhất là 0,31%.

Các chỉ tiêu thành phần chưa được cải thiện là:

- Có 56,82% doanh nghiệp cho rằng, các đơn vị cùng ngành trả chi phí không chính thức, tăng 10,67%, xếp thứ 38/63 tỉnh, thành.

- Có 32,97% doanh nghiệp cho rằng, cán bộ nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp là phổ biến, tăng 1,46%, xếp thứ 7/63 tỉnh, thành.

- Có 55,56% doanh nghiệp cho rằng phải chi trả chi phí không chính thức để công việc được giải quyết, tăng 13,56%, xếp thứ 40/63.

Đánh giá bài viết
1 128
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi