Quyết định 03/2016/QÐ-KTNN Quy định giải quyết khiếu nại của đơn vị được kiểm toán

Quyết định 03/2016/QÐ-KTNN - Quy định giải quyết khiếu nại của đơn vị được kiểm toán

Tổng Kiểm toán nhà nước vừa ký ban hành Quyết định 03/2016/QĐ-KTNN về Quy định giải quyết khiếu nại của đơn vị được kiểm toán. Theo đó, Quyết định căn cứ làm cơ sở khiếu nại kiểm toán được xác định, đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán trong báo cáo kiểm toán. Quyết định 03/2016/QĐ-KTNN có hiệu lực thi hành từ ngày 11/9/2016.

Quyết định 1278/QĐ-KTNN năm 2016 Quy chế làm việc của Kiểm toán nhà nước

Nghị định 84/2016/NĐ-CP về tiêu chuẩn kiểm toán viên kiểm toán đơn vị lợi ích công chúng

Quyết định 558/QĐ-KTNN Quy chế Kiểm soát chất lượng kiểm toán nhà nước 2016

KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 03/2016/QĐ-KTNNHà Nội, ngày 28 tháng 7 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI CỦA ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TOÁN

Căn cứ Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành Quyết định về Quy định giải quyết khiếu nại của đơn vị được kiểm toán,

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định giải quyết khiếu nại của đơn vị được kiểm toán.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, các Đoàn kiểm toán nhà nước, các thành viên của Đoàn kiểm toán nhà nước, các đơn vị được kiểm toán theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
  • Như Điều 3;
  • Ban Bí thư Trung ương Đảng;
  • Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
  • Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
  • Thủ tướng Chính phủ;
  • VP Chủ tịch nước; VP Quốc hội; VP Chính phủ;
  • Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội; các ban của
    Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
  • Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
  • HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
  • VKSND tối cao, TAND tối cao;
  • Các cơ quan TW của các đoàn thể;
  • Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 91;
  • Bộ Tư pháp;
  • Công báo;
  • Lãnh đạo KTNN;
  • Các đơn vị trực thuộc KTNN;
  • Lưu: VT, PC (03).
Hồ Đức Phớc

QUY ĐỊNH
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI CỦA ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TOÁN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 03 /2016/QĐ-KTNN ngày 28 tháng 7 năm 2016 của Tổng Kiểm toán nhà nước)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy định này quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với những đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán trong báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước thuộc thẩm quyền giải quyết của Tổng Kiểm toán nhà nước (sau đây gọi tắt là khiếu nại kiểm toán); quy định xử lý các trường hợp kiến nghị về báo cáo kiểm toán; xử lý theo pháp luật các trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết của Kiểm toán nhà nước.

2. Quy định này không điều chỉnh đối với:

a) Khiếu nại của đơn vị được kiểm toán về hành vi của Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán và các thành viên của Đoàn kiểm toán quy định tại điểm a khoản 2 Điều 69 Luật Kiểm toán nhà nước;

b) Khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong cơ quan Kiểm toán nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật Kiểm toán nhà nước.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Đơn vị được kiểm toán thực hiện việc khiếu nại.

2. Kiểm toán nhà nước, gồm:

a) Vụ Tổng hợp, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, Vụ Pháp chế với vai trò là đơn vị tham mưu giúp Tổng Kiểm toán nhà nước giải quyết các khiếu nại kiểm toán;

b) Đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán, Đoàn kiểm toán đã chủ trì lập báo cáo kiểm toán mà đơn vị được kiểm toán khiếu nại.
2. Các tổ chức, đơn vị, cá nhân khác có liên quan.

Điều 3. Nguyên tắc giải quyết khiếu nại kiểm toán

1. Việc giải quyết khiếu nại phải bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, kịp thời, đúng nội dung, đúng đối tượng, đúng thẩm quyền.

2. Tổ chức, cá nhân liên quan khi khiếu nại và giải quyết khiếu nại phải tuân thủ các quy định của pháp luật về khiếu nại, pháp luật về kiểm toán nhà nước, các quy định pháp luật liên quan và quy định tại văn bản này.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Người khiếu nại là đơn vị được kiểm toán thực hiện quyền khiếu nại.

2. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo Quy định này là Tổng Kiểm toán nhà nước, đơn vị, tổ chức, cá nhân được Tổng Kiểm toán nhà nước ủy quyền thực hiện.

3. Khiếu nại kiểm toán là việc đơn vị được kiểm toán thực hiện thủ tục do pháp luật quy định đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét lại những đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán trong báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước khi có căn cứ cho rằng các đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị đó là trái pháp luật gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đơn vị mình.

4. Giải quyết khiếu nại kiểm toán là việc Kiểm toán nhà nước thực hiện các trình tự, thủ tục thụ lý, xác minh và ra quyết định giải quyết khiếu nại kiểm toán.

5. Thời hiệu khiếu nại kiểm toán là khoảng thời gian quy định kể từ khi nhận được báo cáo kiểm toán để đơn vị được kiểm toán tự mình quyết định việc có hay không thực hiện quyền khiếu nại. Nếu quá thời hiệu quy định thì đơn vị được kiểm toán không còn quyền khiếu nại.

6. Kiến nghị kiểm toán là việc đơn vị được kiểm toán, đơn vị có liên quan đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét lại những đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán trong báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước đã phát hành.

7. Giải quyết kiến nghị kiểm toán là việc Kiểm toán nhà nước thực hiện các trình tự, thủ tục để trả lời đơn vị được kiểm toán, đơn vị có liên quan trong trường hợp các đơn vị này đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét lại những đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị trong báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước đã phát hành hoặc trường hợp xử lý đối với đơn không đủ điều kiện thụ lý giải quyết theo quy trình giải quyết khiếu nại kiểm toán nhưng nội dung kiến nghị, phản ánh trong đơn thuộc phạm vi Kiểm toán nhà nước phải xem xét, trả lời.

Điều 5. Các hành vi nghiêm cấm trong hoạt động khiếu nại kiểm toán

1. Cản trở, gây phiền hà cho người thực hiện quyền khiếu nại.

2. Thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại; không giải quyết khiếu nại.

3. Làm sai lệch các thông tin, tài liệu, hồ sơ vụ việc khiếu nại; cố ý giải quyết khiếu nại trái pháp luật.

4. Ra quyết định giải quyết khiếu nại không bằng hình thức quyết định.

5. Bao che, can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết khiếu nại.

6. Cố tình khiếu nại sai sự thật.

7. Kích động, xúi giục, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo khiếu nại.

8. Lợi dụng việc khiếu nại để tuyên truyền xuyên tạc, vu khống, đe dọa, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Điều 6. Trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp

Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thực hiện báo cáo kiểm toán sẽ gây hậu quả khó khắc phục hoặc theo đề nghị của đơn vị được kiểm toán thì Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét ra quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện báo cáo kiểm toán đó. Thời hạn tạm đình chỉ không vượt quá thời gian còn lại của thời hạn giải quyết. Quyết định tạm đình chỉ phải được gửi cho đơn vị được kiểm toán đã khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan (Mẫu số 15/KN). Khi xét thấy lý do của việc tạm đình chỉ không còn thì phải hủy bỏ ngay quyết định tạm đình chỉ đó (Mẫu số 16/KN).

Điều 7. Quy định trình tự chung trong hoạt động giải quyết khiếu nại kiểm toán

1. Bước 1: Tiếp nhận văn bản của đơn vị được kiểm toán gửi đến theo Điều 22 Quy định này.

2. Bước 2: Đơn vị chủ trì kiểm toán tổ chức phân loại, xử lý văn bản của đơn vị được kiểm toán theo Điều 23, Điều 24 Quy định này; tổ chức nghiên cứu, giải quyết theo các trường hợp sau:

a) Đối với trường hợp giữ nguyên kết quả kiểm toán thì ban hành ngay văn bản trả lời đơn vị được kiểm toán theo phân cấp.

b) Nếu xét thấy cần thay đổi kết quả kiểm toán thì tổ chức xử lý, xem xét thụ lý, xác minh và dự thảo quyết định giải quyết khiếu nại kiểm toán.

3. Bước 3: Tùy từng trường hợp theo phân cấp, đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán chuyển dự thảo quyết định giải quyết của mình quy định tại điểm b khoản 2 Điều này như sau:

a) Chuyển cho Vụ Tổng hợp, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng tham mưu phương án giải quyết đối với khiếu nại lần đầu;

b) Chuyển cho Vụ Tổng hợp, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán và Vụ Pháp chế tham mưu giải quyết đối với khiếu nại lần hai.

4. Bước 4: Vụ Tổng hợp tổ chức tổng hợp các phương án giải quyết tại Bước 2 và Bước 3 trình Tổng Kiểm toán nhà nước hoặc người được Tổng Kiểm toán nhà nước ủy quyền giải quyết xem xét, cho ý kiến.

5. Bước 5: Ký văn bản giải quyết theo phân cấp.

Điều 8. Xử lý văn bản của đơn vị được kiểm toán thuộc trường hợp trả lời các kiến nghị về báo cáo kiểm toán

1. Sau khi phân loại, xử lý văn bản của đơn vị được kiểm toán, nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 24 Quy định này, đơn vị được giao nhiệm vụ có trách nhiệm tham mưu văn bản thông báo nêu rõ trường hợp đó không đủ điều kiện thụ lý giải quyết theo quy trình giải quyết khiếu nại kiểm toán nhưng thuộc trách nhiệm của Kiểm toán nhà nước trả lời đơn vị được kiểm toán theo các nội dung đã kiến nghị, phản ánh trong văn bản gửi về Kiểm toán nhà nước.

2. Trình tự, thủ tục, thời hạn và trách nhiệm tham mưu giải quyết kiến nghị về báo cáo kiểm toán thực hiện tương tự như quy định về trình tự, thủ tục, thời hạn và trách nhiệm tham mưu giải quyết khiếu nại kiểm toán.

Đánh giá bài viết
1 132
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi