Phân biệt quốc lộ và 5 loại đường bộ

Mạng lưới đường bộ của Việt Nam được chia thành sáu hệ thống trong đó Quốc lộ là đường lớn nhất nối liền thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh. Để hiểu rõ hơn về 6 hệ thống đường giao thông đi lại trong mạng lưới đường bộ, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Quốc lộ là đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ 3 địa phương trở lên; đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính... Phân biệt quốc lộ và 5 loại đường bộ như thế nào? Điểm khác nhau giữa quốc lộ là 5 loại đường bộ: đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị, đường xã, đường chuyên dùng ra sao? Mời các bạn theo dõi bài viết sau đây để hiểu hơn về các loại đường này nhé.

Sự khác biệt giữa quốc lộ và 5 loại đường bộ còn lại

1. Đường quốc lộ là gì?

Quốc lộ là đường nối liền thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh, đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ ba địa phương trở lên, đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ, đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng, khu vực.

2. Phân biệt quốc lộ và 5 loại đường bộ

Điều 39 Luật Giao thông đường bộ quy định mạng lưới đường bộ được chia thành 6 hệ thống gồm: Quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng.

Quốc lộ: Nối liền thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ 3 địa phương trở lên; đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ; đường có vị trí đặc biệt quan trọng với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, khu vực.

Phân biệt quốc lộ và 5 loại đường bộ

Đường tỉnh: Nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của huyện hoặc trung tâm hành chính của tỉnh lân cận; đường có vị trí quan trọng với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đường huyện: Nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Đường xã: Nối trung tâm hành chính của xã với các thôn, làng, ấp, bản và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với xã.

Đường đô thị: Trong phạm vi danh giới địa chính nội thành, nội thị.

Đường chuyên dùng: Chuyên phục vụ cho việc vận chuyển, đi lại của một hoặc một số cơ quan, tổ chức cá nhân.

Thẩm quyền phân loại và điều chỉnh các hệ thống đường bộ do cơ quan hành chính tương đương quyết định.

Cách đặt tên

Theo Điều 40, tên đường được đặt theo tên danh nhân, người có công hoặc tên di tích, sự kiện lịch sử, văn hóa, địa danh hoặc tên theo tập quán. Số hiệu đường được đặt theo số thứ tự kèm theo chữ cái cần thiết; trong trường hợp đường đô thị trùng với quốc lộ thì sử dụng cả tên đường đô thị và tên, số hiệu quốc lộ.

Đường bộ kết nối vào mạng lưới đường bộ trong khu vực, đường bộ quốc tế thì sử dụng cả tên, số hiệu đường trong nước và tên, số hiệu đường trong khu vực đường bộ quốc tế.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 2.367
0 Bình luận
Sắp xếp theo