Phân biệt công ty TNHH MTV của Nhà nước với công ty TNHH MTV của tư nhân

Sự khác nhau giữa công ty TNHH MTV của Nhà nước với công ty TNHH MTV của tư nhân

Cùng là công ty TNHH một thành viên nhưng công ty thuộc quyền sở hữu của nhà nước và tư nhân lại có những điểm khác nhau về cơ cấu tổ chức, vốn điều lệ, vốn góp... Mời các bạn tham khảo bài so sánh dưới đây.

Tiêu chí

Công ty TNHH MTV của Nhà nước

Công ty TNHH MTV của tư nhân

Về khái niệm

Là công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, được tổ chức quản lý và đăng ký hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Về tư cách pháp nhân

Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Về cơ cấu tổ chức

Có thể lựa chọn 01 trong 02 mô hình sau:

- Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;

- Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.

- Hội đồng thành viên bao gồm Chủ tịch và các thành viên khác, số lượng không quá 07 người. Thành viên Hội đồng thành viên làm việc theo chế độ chuyên trách và do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức hoặc khen thưởng, kỷ luật.

- Nhiệm kỳ của Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên không quá 05 năm. Thành viên Hội đồng thành viên có thể được bổ nhiệm lại nhưng chỉ được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng thành viên của một công ty không quá 02 nhiệm kỳ.

- Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu: Chủ sở hữu công ty có thể đồng thời là Chủ tịch Công ty có quyền cao nhất điều hành mọi hoạt động của Công ty.

Chủ sở hữu Công ty có thể thuê Giám đốc hoặc đồng thời là Giám đốc, người đại diện theo pháp luật của Công ty.

- Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty TNHH một thành viên do tổ chức là chủ sở hữu:

- Chủ sở hữu công ty bổ nhiệm một hoặc một số người đại diện theo uỷ quyền với nhiệm kỳ không quá năm năm để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan. Người đại diện theo uỷ quyền phải có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 48 của Luật này.

- Chủ sở hữu công ty có quyền thay thế người đại diện theo uỷ quyền bất cứ khi nào

Về vốn điều lệ

Vốn điều lệ của công ty là 100% vốn điều lệ do nhà nước nắm giữ

- Vốn điều lệ của công ty là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.

- Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Chủ sở hữu công ty phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của tư nhân tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Chủ sở hữu quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ.

Về phát hành chứng khóan

- Không được quyền phát hành chứng khoán

Về chế độ chịu trách nhiệm

Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Về chế độ sở hữu

Thuộc quyền sở hữu của Nhà nứớc

Thuộc quyền sở hữu của cá nhân/ tổ chức.

Về vốn góp

- Vốn của công ty bao gồm vốn do nhà nước đầu tư tại công ty, vốn do công ty tự huy động và các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.

- Vốn nhà nước đầu tư tại công ty bao gồm vốn ngân sách nhà nước và vốn tự tích luỹ được bổ sung vào vốn nhà nước.

- Công ty TNHH một thành viên của tư nhân được quyền thay đổi vốn điều lệ.

- Tài sản của chủ sở hữu và tài sản của công ty TNHH một thành viên của tư nhân tách biệt.

Đánh giá bài viết
1 209
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo