Nước ta có bao nhiêu tỉnh thành phố tiếp giáp với biển?

Nước ta có bao nhiêu tỉnh thành phố tiếp giáp với biển? Nước ta là một đất nước có bờ biển dài từ Bắc và Nam. Nhưng bạn đã biết nước ta có những tỉnh, thành phố nào giáp biển không? Hãy cùng hoatieu.vn tìm hiểu đáp án trong bài viết dưới đây nhé.

1. Nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố tiếp giáp với biển?

Hiện nay nước ta có 28 tỉnh, thành phố tiếp giáp với biển, cụ thể là 125 huyện ven biển và 12 huyện đảo.

Cụ thể các tỉnh, thành phố ven biển của nước ta là: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP.HCM, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang.

Nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố tiếp giáp với biển?
Nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố tiếp giáp với biển?

2. Đặc điểm vùng biển Việt Nam

Theo công ước năm 1982 về luật biển thì cùng biển Việt Nam cũng bao gồm các bộ phận là vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa. Cùng với đó là các quyền tài phán của Việt Nam với các vùng biển của nước ta.

Cụ thể là:

Nội thủy

Đây là vùng nước nằm phía bên trong đường cơ sở và giáp với bờ biển. Đường cơ sở là do quốc gia ven biển vạch ra. Theo Tuyên bố ngày 12-5-1977 của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì đường cơ sở của Việt Nam là đường gãy khúc nối liền 11 điểm, từ điểm A1 (Hòn Nhạn, quần đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang) đến điểm A11 (đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị).

Vùng nội thủy được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền, có chế độ pháp lí của đất liền, nghĩa là được đặt dưới chủ quyển toàn vẹn, đầy đủ và tuyệt đối của quốc gia ven biển. Tàu thuyền nước ngoài muốn vào ra vùng nội thủy phải xin phép nước ven biển và phải tuân theo luật lệ của nước đó. Nước ven biển có quyền không cho phép tàu thuyền nước ngoài vào vùng nội thủy của mình.

Trong vùng nội thủy, quốc gia ven biển sẽ thực hiện đầy đủ quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp giống như trên đất liền. Mọi luật lệ do quốc gia ven biển ban hành đều được áp dụng cho vùng nội thủy mà không có một ngoại lệ nào.

Lãnh hải

Là lãnh thổ biển, nằm ở phía ngoài nội thủy. Ranh giới ngoài của lãnh hải được coi là đường biên giới quốc gia trên biển. Công ước quốc tế về Luật Biển 1982 quy định chiều rộng của lãnh hải là 12 hải lí tính từ đường cơ sở. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng tuyên bố: “Lãnh hải của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng 12 hải lí, tính từ đường cơ sở”.

Vùng tiếp giáp lãnh hải

Là vùng biển nằm ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải. Công ước quốc tế về Luật Biển nêu rõ: “Vùng tiếp giáp lãnh hải không thể mở rộng quá 24 hải lí kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải”, nghĩa là chiều rộng của vùng tiếp giáp lãnh hải không vượt quá 12 hải lí tính từ đường ranh giới ngoài của lãnh hải.

Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố: “Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là vùng biển tiếp liền phía ngoài của lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng là 12 hải lí, hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 24 hải lí kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải Việt Nam”.

Vùng đặc quyền kinh tế

Là vùng biển nằm ở phía ngoài lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển, có chiều rộng không vượt quá 200 hải lí tình từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố: “Vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp liền lãnh hải Việt Nam và hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 200 hải lí kể từ đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam”.

Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng đặc thù, trong đó quốc gia ven biển thực hiện thẩm quyền riêng biệt của mình nhằm mục đích kinh tế được Công ước về Luật Biển 1982 quy định.

Thềm lục địa

Là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển, trên phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải là 200 hải lí, khi bờ ngoài của rìa lục địa ở khoảng cách gần hơn.

Trong trường hợp bờ ngoài của rìa lục địa kéo dài tự nhiên vượt quá khoảng cách 200 hải lí tính từ đường cơ sở thì quốc gia ven biển có thể xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa với một khoảng cách không vượt quá 350 hải lí tình từ đường cơ sở hoặc cách đường đẳng sâu 2500m một khoảng cách không vượt quá 100 hải lí.

3. Vai trò của biển đối với nước ta

Vùng biển Việt Nam là một phần của biển Đông và nằm trong khu vực trung tâm của Đông Nam Á. Việt Nam có đường bờ biển dài 3260km từ Quảng Ninh vào đến Kiên Giang. Với đường bờ biển dài và vị trí đắc địa như vậy thì biển Đông là một vùng biển quan trọng trong giao thông vận tải đối với Việt Nam và các nước trong khu vực, hơn nữa là các nước trên thế giới.

Nhờ có Biển Đông mà Việt Nam phát triển kinh tế biển như ngành đóng tàu, vận tải biển, phát triển cảng và công trình thuỷ lợi. Bên cạnh đó biển còn đem lại cho con người những nguồn tài nguyên thuỷ hải sản và tài nguyên khoáng sản vô cùng phong phú là dầu khí, cùng với đó là ngành du lịch biển đảo cũng phát triển mạnh mẽ.

Trong vùng biển Việt Nam còn có khoảng 4.000 đảo lớn nhỏ, gần hoặc xa bờ, trong đó có hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa. Hai quần đảo này không chủ đóng vai trò để khai thác tiềm năng của biển mà còn đóng vị trí quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam và hơn nữa là kiểm soát vùng biển nước ta.

Như vậy biển đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế, chính trị và quốc phòng của nước ta.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Nước ta có bao nhiêu tỉnh thành phố tiếp giáp với biển? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật liên quan.

Đánh giá bài viết
1 1.650
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi