Những điểm mới về chế độ tiền lương, phụ cấp đối với công nhân quốc phòng và viên chức quốc phòng

Những điểm mới về chế độ tiền lương, phụ cấp đối với công nhân quốc phòng và viên chức quốc phòng

Chế độ tiền lương, phụ cấp đối với công nhân quốc phòng và viên chức quốc phòng theo Nghị định số 19/2017/NĐ-CP có những điểm nổi bật gì hay không? HoaTieu.vn mời các bạn tham khảo những điểm mới về chế độ tiền lương, phụ cấp đối với công nhân quốc phòng và viên chức quốc phòng.

Mức phụ cấp thâm niên cho công nhân, viên chức quốc phòng

Bảng lương mới của công nhân quốc phòng

Thông tư 113/2016/TT-BQP về chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng

Ngày 24-2-2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 19/2017/NĐ-CP quy định chế độ tiền lương của công nhân quốc phòng (CNQP) và chế độ phụ cấp thâm niên đối với viên chức quốc phòng (VCQP), có hiệu lực thi hành từ ngày 15-4-2017, nhưng các chế độ quy định được thực hiện kể từ ngày 1-7-2016. Nghị định quy định nhiều nội dung nhưng trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập những điểm mới về chế độ tiền lương, chế độ phụ cấp đối với CNQP và VCQP.

Những điểm mới về chế độ tiền lương, phụ cấp đối với công nhân quốc phòng

Trước hết là về phạm vi và đối tượng áp dụng chế độ quy định của nghị định này không phân biệt CNQP và VCQP đang làm việc, công tác thuộc đơn vị dự toán hay doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập. Đối tượng áp dụng là CNQP và VCQP được quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 3 Luật Quân nhân chuyên nghiệp (QNCN), công nhân và VCQP. Hiện nay, tại các đơn vị, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, nhiều người vẫn đang là công nhân VCQP nên cần thiết phải được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển thành CNQP hoặc VCQP mới thực hiện được chế độ quy định của Nghị định số 19/2017/NĐ-CP (lưu ý: Đối với đối tượng là công chức quốc phòng thuộc cơ quan cán bộ quản lý không thuộc đối tượng áp dụng của nghị định này).

Từ trước đến ngày 1-7-2016, CNQP chưa có bảng lương riêng. Phần lớn bảng lương của CNQP được áp dụng theo bảng lương quy định tại Nghị định số 205 ngày 14-12-2004 của Chính phủ. Nay theo quy định tại Nghị định số 19/2017/NĐ-CP, CNQP có bảng lương riêng. Bảng lương của CNQP được thiết kế các mức lương cơ bản tương đồng như của QNCN nhưng thấp hơn QNCN khoảng 1 bậc lương cho tất cả các loại, nhóm lương CNQP.

Về chuyển xếp lương đối với CNQP từ mức lương cũ sang mức lương mới phải chờ thông tư hướng dẫn cụ thể của Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên, việc chuyển xếp lương phải tuân thủ theo nguyên tắc: Xếp lương đúng với vị trí việc làm và trình độ chuyên ngành theo yêu cầu của vị trí việc làm đó. Do vậy, đối với những trường hợp trước đây xếp lương chưa đúng theo nguyên tắc trên thì nay sẽ phải chuyển xếp lương mới bảo đảm đúng quy định và cách chuyển xếp lương theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội để xác định.

Trường hợp có hệ số lương mới được xếp cộng với phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) thấp hơn hệ số lương đang hưởng cộng với phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) và phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh thì được hưởng số chênh lệch bảo lưu cho bằng tổng hệ số lương đang hưởng, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) và phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh. Hệ số chênh lệch bảo lưu giảm dần khi được nâng bậc lương.

Trước đây, CNQP và VCQP chưa được hưởng phụ cấp thâm niên, thực hiện Nghị định số 19/2017/NĐ-CP, CNQP và VCQP được hưởng phụ cấp thâm niên (thâm niên nghề) kể từ khi là CNQP và VCQP. Chế độ phụ cấp thâm niên chỉ áp dụng đối với CNQP và VCQP đang làm việc, công tác từ ngày 1-7-2016 trở đi; đối với CNQP, VCQP đã thôi làm việc, công tác hoặc không còn là CNQP, VCQP trước ngày 1-7-2016 sẽ không được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên.

Phụ cấp thâm niên của CNQP, VCQP được thực hiện như sau: CNQP, VCQP có thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của quân đội đủ 5 năm (60 tháng) thì được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm (12 tháng) được tính thêm 1%. Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hằng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên, gồm: Thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của quân đội; thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành, nghề khác được cộng dồn với thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của quân đội để tính hưởng phụ cấp thâm niên.

Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên, gồm: Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên; thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.

Từ ngày 1-7-2016 trở đi, đối với CNQP khi thực hiện bảng lương riêng theo quy định tại Nghị định số 19/2017/NĐ-CP thì cũng đồng thời thôi không được thực hiện phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh (30% hoặc 50%) quy định tại Điểm đ, Khoản 8, Điều 6 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14-12-2004 của Chính phủ. Đối với VCQP vẫn thực hiện phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh như quy định hiện hành.

Nguồn kinh phí để thực hiện chế độ lương mới của CNQP và phụ cấp thâm niên của CNQP, VCQP đối với đơn vị dự toán do ngân sách quốc phòng bảo đảm trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của đơn vị; đối với các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập được tính vào các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập (doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập tự hạch toán).

Nghị định số 19/2017/NĐ-CP ngày 24-2-2017 của Chính phủ quy định rất nhiều điểm mới về chế độ tiền lương, chế độ phụ cấp đối với CNQP và VCQP kể từ ngày 1-7-2016. Những nội dung này đã làm thay đổi căn bản chế độ tiền lương của CNQP, đồng thời bổ sung thêm đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên là CNQP, VCQP; giải quyết quyền lợi cơ bản về chế độ tiền lương hưu đối với hai đối tượng này (lương mới của CNQP và phụ cấp thâm niên của CNQP và VCQP được tính vào tiền lương đóng bảo hiểm xã hội để xác định lương hưu). Đây là chế độ chính sách lớn và thiết thực đến quyền lợi của CNQP và VCQP trong giai đoạn cải cách chế độ tiền lương Nhà nước, quân đội hiện nay.

Mọi chế độ, quy định theo Nghị định số 19/2017/NĐ-CP sẽ được triển khai thực hiện sau khi có thông tư của Bộ Quốc phòng. Vì vậy, các cơ quan, đơn vị tổ chức quán triệt, thực hiện chặt chẽ theo đúng chỉ đạo của cấp trên.

Đánh giá bài viết
1 227
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi