Nhập khẩu, tách khẩu, chuyển khẩu và những điều cần biết

Quy định nhập, tách, chuyển hộ khẩu

Vấn đề “Nhập, Tách, Chuyển” hộ khẩu rất quen thuộc trong đời sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Vậy quy trình, thủ tục của nhập, tách, chuyển hộ khẩu như thế nào không phải ai cũng nắm được. HoaTieu.vn sẽ giải đáp cho các bạn thông qua bài viết sau đây.

1. Nơi cư trú:

Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú:

+ Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.

+ Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.

Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định trên thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống.

- Cơ sở pháp lý: Điều 12 Luật cư trú 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2013.

2. Nhập hộ khẩu:

Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.

Đăng ký thường trú là việc công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu cho họ.

Lưu ý: Cụ thể về điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh hay tại thành phố trực thuộc trung ương thì các bạn có thể tham khảo thêm tại Điều 19, 20 Luật cư trú 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2013.

Công dân thay đổi nơi thường trú ngoài phạm vi xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh, ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, ngoài phạm vi thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì được cấp sổ hộ khẩu mới.

-> Nhập hộ khẩu có nghĩa là đăng ký thường trú.

- Cơ sở pháp lý: Điều 23, 24, 29 Luật cư trú 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2013.

3. Đăng ký tạm trú:

Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ:

+ Điều kiện: Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.

+ Xóa đăng ký tạm trú: Trường hợp người đã đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống, làm việc, lao động, học tập từ sáu tháng trở lên tại địa phương đã đăng ký tạm trú thì cơ quan đã cấp sổ tạm trú phải xoá tên người đó trong sổ đăng ký tạm trú.

- Cơ sở pháp lý: Điều 30 Luật cư trú 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2013.

4. Chuyển hộ khẩu (thay đổi nơi đăng ký thường trú):

Chuyển hộ khẩu là việc: Người đã đăng ký thường trú mà thay đổi chỗ ở hợp pháp, khi chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới nếu có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì trong thời hạn mười hai tháng có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú.

Lưu ý: Tùy vào mục đích và thời gian bạn sẽ ở nơi ở mới thì công dân có thể lựa chọn đăng ký tạm trú hoặc chuyển hộ khẩu. Tuy nhiên với chuyển hộ khẩu thì phải đáp ứng được các điều kiện để nhập hộ khẩu vào nơi ở mới.

- Cơ sở pháp lý: Điều 23 Luật cư trú 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2013.

5. Phân biệt Tách hộ khẩu với Chuyển hộ khẩu

- Tách hộ khẩu được quy định tại Điều 27 Luật cư trú 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2013, chúng ta có thể hiều: “Tách hộ khẩu là trường hợp những người có cùng một chỗ ở hợp pháp nhưng muốn tách thành 2 sổ hộ khẩu khác nhau và 2 sổ hộ khẩu này có cùng một địa chỉ.”

- Còn Chuyển hộ khẩu chỉ đơn giản là vẫn giữ chỉ 01 một sổ hộ khẩu nhưng có sự điều chỉnh, thay đổi nơi đăng ký thường trú so với sổ hộ khẩu cũ.

Đánh giá bài viết
1 157
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm