Người đi bộ vi phạm luật giao thông, bị phạt thế nào?

Quy định xử phạt người đi bộ vi phạm Luật giao thông

Từ ngày 1/8/2016, lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã tập trung kiểm tra, xử lý đối với người đi bộ vi phạm luật giao thông tại các nút giao thông trọng điểm có đèn tín hiệu giao thông, vạch sơn và cầu vượt cho người đi bộ, trên các tuyến cấm người đi bộ... Mời các bạn cùng tham khảo mức phạt mới nhất dành cho người đi bộ vi phạm giao thông.

Thu phí khí thải 16 triệu đồng với xe ô tô dưới 7 chỗ?

Mức phạt giao thông năm 2016, ai tham gia giao thông đều phải biết

Cảnh sát giao thông chỉ được dừng xe trong trường hợp nào?

Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử phạt từ 02/2016

Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt (PC67 - CATP Hà Nội) đã có thông báo về việc tăng cường công tác kiểm tra, xử lý người đi bộ và người điều khiển xe mô tô vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông. Theo Phòng PC67, trong thời gian qua, tình trạng người đi bộ tham gia giao thông vi phạm và không chấp hành các quy định về TTATGT như đi qua đường không đúng nơi quy định, vượt qua dải phân cách, đi vào đường cao tốc; người điều khiển xe mô tô đi vào đường cấm, đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, dừng đỗ sai quy định, chở 3-4 người tham gia giao thông gây nguy hiểm... là nguyên nhân gây cản trở giao thông và tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố.

Người đi bộ "quên" cầu vượt dành cho mình.

Thống kê của Phòng PC67 trong năm 2015 cho thấy, trên địa bàn thành phố Hà Nội xảy ra 1.696 vụ TNGT, trong đó TNGT liên quan đến người đi bộ xảy ra 112 vụ, TNGT do người đi bộ gây ra xảy ra 33 vụ, TNGT liên quan đến xe mô tô xảy ra 1.008 vụ, TNGT do xe mô tô gây ra xảy ra 916 vụ, chiếm 54%.

Tại khu vực bờ Hồ Gươm, riêng trong sáng 9/8/2016, tổ tuần tra kiểm soát của Đội CSGT số 1, Công an Hà Nội phát hiện 12 trường hợp đi xe mô tô, xe máy điện và người đi bộ vi phạm Luật giao thông đường bộ do mải mê săn Pokémon.

Theo đó, phạt 3 trường hợp vừa đi xe máy vừa săn Pokémon. Có 4 trường hợp đi bộ chơi Pokémon GO qua đường không đúng nơi quy định, gây mất an toàn giao thông. Các trường hợp còn lại, tổ công tác ghi sổ nhắc nhở.

Như vậy, những vi phạm trên theo Luật giao thông đường bộ sẽ bị xử lý thế nào?

Người đi bộ vi phạm luật giao thông

Luật Giao thông đường bộ đã qui định rõ người đi bộ khi tham gia giao thông phải thực hiện theo các quy định:

- Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.

- Nơi không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ thì khi qua đường người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới để qua đường an toàn, nhường đường cho các phương tiện giao thông đang đi trên đường và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.

- Nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ qua đường thì người đi bộ phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn và qua đường đúng các vị trí.

- Trên đường có dải phân cách, người đi bộ không được vượt qua dải phân cách.

- Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt.

Để đảm bảo điều kiện thuận lợi và an toàn cho người đi bộ, hiện nay ngành Giao thông vận tải đã lắp đặt các biển báo chỉ dẫn, đèn tín hiệu, sơn kẻ vạch hướng dẫn giao thông khá đầy đủ trên hầu hết các tuyến đường, các nút giao thông cho người đi bộ. Tại các thành phố, thị xã, quốc lộ có lưu lượng giao thông lớn đã xây dựng cầu vượt, hầm chui dành cho người đi bộ sang đường. Vỉa hè được sửa sang, lát gạch chống trơn, thuận tiện cho người đi bộ.

Căn cứ vào Điều 9 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định về việc xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không đi đúng phần đường quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;

b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường;

c) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông.

2. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;

b) Vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;

c) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.

3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

Người điều khiển ô tô, xe máy vi phạm

Luật Giao thông đường bộ quy định, người đang điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy và ô tô không được phép sử dụng điện thoại, vì vừa lái xe, vừa nghe điện thoại sẽ rất nguy hiểm và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.

Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP, đối với người đang điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng (mức phạt tại Nghị định 171/2013/NĐ-CP là 60.000 - 80.000 đồng).

Còn đối với trường hợp sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe ô tô được quy định mức phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng (bổ sung vào quy định xử phạt để phù hợp với Công ước quốc tế 1968 về giao thông đường bộ mà Việt Nam vừa mới gia nhập).

Đánh giá bài viết
1 485
0 Bình luận
Sắp xếp theo