Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ

Tải về

Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ

Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ gồm 10 điều và 3 biểu mẫu đi kèm, có hiệu lực ngày 16/12/2015 do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành. Mời các bạn tham khảo.

Luật công chứng số 53/2014/QH13

Thông tư 01/2015/TT-CA về quy chế làm việc của Tổ thẩm phán trong vụ việc phá sản

Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự số 62/2015/NĐ-CP

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 03/2015/NQ-HĐTPHà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2015

NGHỊ QUYẾT
VỀ QUY TRÌNH LỰA CHỌN, CÔNG BỐ VÀ ÁP DỤNG ÁN LỆ

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ vào Luật tổ chức Tòa án nhân dân số 62/2014/QH13;

Căn cứ vào Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12;

Sau khi có ý kiến thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Án lệ và giá trị pháp lý của án lệ

Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Toà án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Toà án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.

Điều 2. Tiêu chí lựa chọn án lệ

Án lệ được lựa chọn phải đáp ứng được các tiêu chí sau đây:

1. Chứa đựng lập luận để làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau; phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể;

2. Có tính chuẩn mực;

3. Có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý như nhau thì phải được giải quyết như nhau.

Điều 3. Rà soát, phát hiện bản án, quyết định để đề xuất phát triển thành án lệ

1. Việc rà soát, phát hiện bản án, quyết định để đề xuất phát triển thành án lệ được thực hiện như sau:

a) Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương tổ chức tổng kết thực tiễn xét xử để đề xuất những vấn đề cần hướng dẫn; căn cứ vào các tiêu chí hướng dẫn tại Điều 2 của Nghị quyết này tổ chức rà soát, phát hiện các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án mình, các Tòa án thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ và đề nghị Ủy ban Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Uỷ ban Thẩm phán Toà án quân sự quân khu và tương đương xem xét, đánh giá.

Trường hợp bản án, quyết định đã đưa ra xem xét, đánh giá có nội dung đáp ứng các tiêu chí hướng dẫn tại Điều 2 của Nghị quyết này thì Chánh án Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chánh án Toà án quân sự quân khu và tương đương gửi báo cáo về Toà án nhân dân tối cao (thông qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học), trong đó đánh giá thực tiễn xét xử và pháp luật liên quan đến đề xuất lựa chọn án lệ; nêu rõ bản án, quyết định có chứa đựng nội dung đề xuất lựa chọn để phát triển thành án lệ; nội dung đề xuất lựa chọn làm án lệ; ý kiến đánh giá của Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Uỷ ban Thẩm phán Toà án quân sự quân khu và tương đương (kèm theo bản án, quyết định được đề xuất);

b) Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương tổ chức tổng kết thực tiễn xét xử để đề xuất những vấn đề cần hướng dẫn; căn cứ vào các tiêu chí hướng dẫn tại Điều 2 của Nghị quyết này tổ chức rà soát, phát hiện các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án mình và đề nghị Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương xem xét, đánh giá.

Trường hợp bản án, quyết định đã đưa ra xem xét, đánh giá có nội dung đáp ứng các tiêu chí hướng dẫn tại Điều 2 của Nghị quyết này thì Chánh án Toà án nhân dân cấp cao, Chánh án Toà án quân sự trung ương gửi báo cáo về Toà án nhân dân tối cao (thông qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học), trong đó đánh giá thực tiễn xét xử và pháp luật liên quan đến đề xuất lựa chọn án lệ; nêu rõ bản án, quyết định có chứa đựng nội dung đề xuất lựa chọn phát triển thành án lệ; nội dung đề xuất lựa chọn làm án lệ; ý kiến đánh giá của Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp cao, Uỷ ban Thẩm phán Toà án quân sự trung ương (kèm theo bản án, quyết định được đề xuất);

c) Vụ trưởng các Vụ Giám đốc kiểm tra Toà án nhân dân tối cao căn cứ vào các tiêu chí hướng dẫn tại Điều 2 của Nghị quyết này tổ chức rà soát, phát hiện các quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao và các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của các Toà án khác, gửi báo cáo về Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Toà án nhân dân tối cao, trong đó đánh giá thực tiễn xét xử và pháp luật liên quan đến đề xuất lựa chọn án lệ; nêu rõ bản án, quyết định có chứa đựng nội dung đề xuất lựa chọn phát triển thành án lệ; nội dung đề xuất lựa chọn làm án lệ (kèm theo bản án, quyết định được đề xuất);

d) Cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể gửi đề xuất lựa chọn các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án đáp ứng các tiêu chí hướng dẫn tại Điều 2 của Nghị quyết này cho Toà án nhân dân tối cao (thông qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học) để phát triển thành án lệ.

2. Việc tổ chức rà soát, phát hiện bản án, quyết định để đề xuất phát triển thành án lệ của các Toà án được tiến hành theo định kỳ 06 tháng.

Điều 4. Lấy ý kiến đối với bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển thành án lệ

1. Ngay sau khi nhận được báo cáo kèm theo các bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn để phát triển thành án lệ theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 3 của Nghị quyết này, Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Toà án nhân dân tối cao tiến hành đăng các bản án, quyết định được đề xuất, nội dung đề xuất lựa chọn làm án lệ trên Tạp chí Tòa án nhân dân, Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao để các cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia ý kiến trong thời hạn 02 tháng. Trường hợp cần thiết có thể tổ chức Hội thảo lấy ý kiến của các đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, nhà khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn, các cơ quan, tổ chức hữu quan.

2. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày hết thời hạn lấy ý kiến theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với các đơn vị chức năng của Toà án nhân dân tối cao tập hợp các ý kiến góp ý; tổ chức nghiên cứu, đánh giá những nội dung trong bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn làm án lệ, các ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân và báo cáo Chánh án Toà án nhân dân tối cao xem xét, quyết định việc lấy ý kiến của Hội đồng tư vấn án lệ.

Đánh giá bài viết
1 609
Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm