Nghị định về tiêu chí thành lập Cục hải quan số 36/2015/NĐ-CP

Nghị định 36/2015/NĐ-CP Quy định tiêu chí thành lập Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động của Hải quan các cấp được ban hành ngày 17 tháng 04 năm 2015.

Quy định tiêu chí thành lập Cục hải quan

CHÍNH PHỦ
-------

Số: 36/2015/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 17 tháng 04 năm 2015

NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ THÀNH LẬP CỤC HẢI QUAN TỈNH, LIÊN TỈNH, THÀNH PHỐ
TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG; TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN CÁC CẤP

Căn cứ Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định tiêu chí thành lập Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động của Hải quan các cấp.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định tiêu chí thành lập Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Cục Hải quan); tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động của Hải quan các cấp.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan hải quan các cấp.

2. Cơ quan khác của Nhà nước trong việc phối hợp quản lý nhà nước về hải quan.

TIÊU CHÍ THÀNH LẬP CỤC HẢI QUAN

Điều 3. Nguyên tắc thành lập

Việc thành lập Cục Hải quan xuất phát từ yêu cầu hoạt động quản lý nhà nước về hải quan trên địa bàn tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tuân thủ các nguyên tắc sau:

1. Phù hợp với yêu cầu của chương trình cải cách hành chính, chương trình cải cách, hiện đại hóa hải quan được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2. Đáp ứng các tiêu chí thành lập Cục Hải quan theo quy định tại Nghị định này.

3. Đảm bảo đúng trình tự, thủ tục thành lập tổ chức hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Tiêu chí thành lập

1. Cục Hải quan thành lập khi địa bàn dự kiến quản lý phải đáp ứng hai trong ba tiêu chí sau:

a) Có số lượng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu lớn hơn 30% trung bình cộng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của cả nước hoặc trung bình cộng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của cả nước (không bao gồm địa bàn quản lý của Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh và Cục Hải quan thành phố Hải Phòng) trong năm trước năm đề nghị.

b) Có một trong các cửa khẩu quốc tế đường bộ, hàng không dân dụng hoặc cảng biển quan trọng của quốc gia.

c) Có Khu công nghiệp hoặc Khu kinh tế.

2. Trong trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh kinh tế - xã hội tại các địa bàn có đường biên giới dài, địa hình phức tạp hoặc tạo thuận lợi cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tại các khu vực trọng điểm của đất nước thì việc thành lập Cục Hải quan do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

3. Căn cứ các tiêu chí quy định tại Khoản 1 Điều này, Bộ trưởng Bộ Tài chính rà soát, xây dựng kế hoạch sắp xếp lại các Cục Hải quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Trong trường hợp thành lập mới Cục Hải quan thì địa bàn dự kiến quản lý phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.

4. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và tổ chức lại Cục Hải quan.

Điều 5. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan và địa phương

1. Tổng cục Hải quan

a) Đề nghị Bộ Tài chính việc thành lập Cục Hải quan.

b) Tổ chức triển khai hoạt động của Cục Hải quan theo quyết định thành lập.

2. Bộ Tài chính

a) Căn cứ các quy định tại Điều 3 và Điều 4 Nghị định này, xây dựng Đề án thành lập Cục Hải quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

b) Chỉ đạo và bảo đảm các điều kiện cần thiết triển khai hoạt động của Cục Hải quan.

3. Bộ Nội vụ

Thẩm định việc thành lập Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.

4. Ủy ban nhân dân tỉnh nơi dự kiến thành lập Cục Hải quan

Bảo đảm các điều kiện cần thiết triển khai hoạt động của Cục Hải quan.

TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN CÁC CẤP

Điều 6. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hải quan

1. Hải quan Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung, thống nhất.

2. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thống nhất quản lý, điều hành hoạt động của Hải quan các cấp; Hải quan cấp dưới chịu sự quản lý, chỉ đạo của Hải quan cấp trên.

Điều 7. Cơ cấu tổ chức của Hải quan

1. Tổng cục Hải quan:

a) Văn phòng, Vụ, Cục và các đơn vị sự nghiệp công lập.

b) Các Cục Hải quan.

Thủ tướng Chính phủ quy định cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan.

2. Cục Hải quan:

a) Văn phòng và các Phòng tham mưu giúp việc Cục trưởng Cục Hải quan.

b) Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương.

Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan; quyết định thành lập, tổ chức lại Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương.

3. Trường hợp cần thiết, để đáp ứng yêu cầu quản lý, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định thành lập, tổ chức lại các Đội, Tổ nghiệp vụ thuộc Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 11. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 6 năm 2015.

Điều 12. Trách nhiệm thi hành

Bộ trưởng Bộ Tài chính, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

Đánh giá bài viết
1 111
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi