Nghị định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

Tải về

Dự thảo Nghị định bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

Bộ Tài chính trình Chính phủ chấp thuận việc xây dựng Nghị định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thay thế Nghị định số 103/2008/NĐ-CP, Nghị định số 214/2013/NĐ-CP.

ĐỀ CƯƠNG NGHỊ ĐỊNH

VỀ BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; Cơ sở dữ liệu bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, doanh nghiệp bảo hiểm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.[1]

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Chủ xe cơ giới hoạt động [2] trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp bảo hiểm) được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định của pháp luật.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Điều 4. Áp dụng pháp luật kinh doanh bảo hiểm, pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1. ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM

Điều 5. Nguyên tắc tham gia bảo hiểm

1. Chủ xe cơ giới phải tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định tại Nghị định này, mức trách nhiệm bảo hiểm và biểu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới do Bộ Tài chính quy định.

2. Chủ xe cơ giới không được đồng thời tham gia hai hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới trở lên cho cùng một xe cơ giới. Trường hợp chủ xe cơ giới đồng thời tham gia nhiều hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới cho cùng một xe cơ giới do lỗi vô ý, trách nhiệm bảo hiểm chỉ phát sinh đối với hợp đồng bảo hiểm đầu tiên.[3]

3. Ngoài việc tham gia hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, chủ xe cơ giới có thể thoả thuận với doanh nghiệp bảo hiểm để tham gia hợp đồng bảo hiểm tự nguyện.

4. Doanh nghiệp bảo hiểm được quyền chủ động bán bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới dưới các hình thức sau:

a) Trực tiếp;

b) Thông qua đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm;

c) Thông qua đấu thầu;

d) Thông qua phương tiện điện tử có kết nối với mạng internet, mạng viễn thông di động và các mạng mở khác;[4]

đ) Các hình thức khác phù hợp với quy định pháp luật.

5. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, giám sát theo quy định pháp luật việc tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới khi xe cơ giới tham gia giao thông, thực hiện thủ tục đăng ký và thủ tục kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Điều 6. Phạm vi bồi thường thiệt hại

1. Thiệt hại về người (thân thể, tính mạng) và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra.

2. Thiệt hại về thân thể và tính mạng đối với hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách do xe cơ giới gây ra.

Điều 7. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới [5]

Điều 8. Tem bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới [6]

Điều 9. Phí bảo hiểm và thanh toán phí bảo hiểm[7]

Điều 10. Mức trách nhiệm bảo hiểm[8]

Điều 11. Thời hạn bảo hiểm

Điều 12. Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm[9]

Điều 13. Loại trừ bảo hiểm[10]

Điều 14. Nguyên tắc bồi thường[11]

1. Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho chủ xe cơ giới, lái xe[12] số tiền mà chủ xe cơ giới, lái xe đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Trường hợp chủ xe cơ giới, lái xe chết hoặc bị thương tật dẫn đến mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho người bị thiệt hại.[13]

2. Khi tai nạn xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng ngay những chi phí cần thiết và hợp lý trong phạm vi trách nhiệm bảo hiểm nhằm khắc phục hậu quả tai nạn.

3. Mức bồi thường bảo hiểm:

a) Bồi thường thiệt hại về người:

- Mức bồi thường cụ thể cho từng loại thương tật, thiệt hại về người được xác định theo Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về người ban hành kèm theo Nghị định này[14] (sau đây gọi tắt là Bảng bồi thường thiệt hại về người) hoặc theo thoả thuận (nếu có) giữa chủ xe cơ giới, lái xe và người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết) nhưng không vượt quá mức bồi thường theo quy định của Bộ Tài chính. Trường hợp có quyết định của toà án thì căn cứ vào quyết định của toà án nhưng không vượt quá mức bồi thường theo quy định của Bộ Tài chính.

- Đối với vụ tai nạn được cơ quan có thẩm quyền xác định nguyên nhân do lỗi hoàn toàn của bên thứ ba thì mức bồi thường bảo hiểm về người bằng 70%[15] mức bồi thường theo quy định tại Bảng bồi thường thiệt hại về người.

b) Bồi thường thiệt hại về tài sản: Mức bồi thường cụ thể đối với thiệt hại về tài sản/1 vụ tai nạn được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới nhưng không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm.

4. Trường hợp nhiều xe cơ giới cùng gây tai nạn, mức bồi thường được xác định theo mức độ lỗi của từng chủ xe cơ giới, nếu không xác định được mức độ lỗi thì mức bồi thường bằng nhau nhưng tổng mức bồi thường không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm.[16]

5. Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường phần vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm theo công bố của Bộ Tài chính quy định tại Điều 10 Nghị định này.

6. Trường hợp chủ xe cơ giới đồng thời tham gia nhiều hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự cho cùng một xe cơ giới thì số tiền bồi thường chỉ được tính theo hợp đồng bảo hiểm đầu tiên.

Điều 15. Hồ sơ bồi thường [17]

Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với bên mua bảo hiểm, người bị thiệt hại, cơ quan công an và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác để thu thập các tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn để lập hồ sơ bồi thường và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ bồi thường. Hồ sơ bồi thường bao gồm các tài liệu sau:

1. Tài liệu liên quan đến xe cơ giới, lái xe (Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính) do bên mua bảo hiểm cung cấp.

2. Tài liệu chứng minh thiệt hại về người (Bản sao của các cơ sở y tế hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm) do bên mua bảo hiểm cung cấp, tùy theo mức độ thiệt hại về người có thể bao gồm một hoặc một số các tài liệu sau.

3. Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản do bên mua bảo hiểm cung cấp.

4. Trường hợp thiệt hại xảy ra ước tính dưới 10 triệu đồng, doanh nghiệp bảo hiểm phối hợp với bên mua bảo hiểm để thu thập các tài liệu quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều này và các tài liệu sau[18]:

a) Biên bản xác minh vụ tai nạn giữa doanh nghiệp bảo hiểm và chủ xe cơ giới có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nơi xảy ra tai nạn. Biên bản xác minh vụ tai nạn phải có các nội dung sau:

- Thời gian, địa điểm xảy ra tai nạn;

- Thông tin do chủ xe cơ giới hoặc lái xe gây tai nạn, nạn nhân hoặc đại diện của nạn nhân, các nhân chứng tại địa Điểm xảy ra tai nạn (nếu có) cung cấp. Các đối tượng cung cấp thông tin phải ghi rõ họ tên, số chứng minh thư, địa chỉ;

- Mô tả hiện trường vụ tai nạn và thiệt hại của phương tiện bị tai nạn (kèm theo bản vẽ, bản ảnh).

b) Biên bản giám định xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền lập.

c) Các tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn (nếu có).

5. Trường hợp vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng trở lên, doanh nghiệp bảo hiểm phải phối hợp với bên mua bảo hiểm để thu thập bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan có thẩm quyền về vụ tai nạn[19]:

a) Biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn (nếu có).

b) Sơ đồ hiện trường, bản ảnh (nếu có).

c) Biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan đến tai nạn (nếu có).

d) Thông báo sơ bộ kết quả Điều tra ban đầu vụ tai nạn giao thông (nếu có).

đ) Các tài liệu khác có liên quan đến vụ tai nạn (nếu có).

Điều 16. Thời hạn yêu cầu, thanh toán và khiếu nại bồi thường

Điều 17. Quyền của bên mua bảo hiểm[20]

Điều 18. Nghĩa vụ của Bên mua bảo hiểm

Điều 19. Quyền của doanh nghiệp bảo hiểm

Điều 20. Nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm

Điều 21. Giải quyết tranh chấp[21]

Mục 2. BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI QUÁ CẢNH

Điều 22. Nguyên tắc tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới quá cảnh

1. Chủ xe cơ giới mang biển số nước ngoài khi hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định tại Nghị định này.

2. Khi nhập cảnh, hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xe cơ giới mang biển số nước ngoài phải có Giấy chứng nhận bảo hiểm, Tem bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm cấp theo quy định tại Nghị định này hoặc bằng chứng chứng minh chủ xe cơ giới đã tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên[22]

3. Cơ quan nhà nước có liên quan thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới mang biển số nước ngoài khi nhập cảnh, hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định tại Nghị định này và quy định pháp luật có liên quan.

Điều 23. Chương trình bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới ASEAN

Mục 3. PHÒNG, CHỐNG GIAN LẬN BẢO HIỂM

Điều 24. Phòng, chống gian lận bảo hiểm

1. Phòng, chống gian lận bảo hiểm trong bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là việc thực hiện các biện pháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế các hành vi gian lận trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới nhằm chiếm đoạt một số tiền từ doanh nghiệp bảo hiểm.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phòng ngừa, phát hiện, giảm thiểu các hành vi gian lận bảo hiểm; tổ chức công tác tuyên truyền phòng, chống gian lận bảo hiểm.

3. Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm chủ động tham gia vào công tác phòng, chống gian lận bảo hiểm. Trường hợp phát hiện các hành vi gian lận bảo hiểm, kịp thời thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm và các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

4. Các cơ quan chức năng có liên quan phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm tổ chức công tác phòng, chống gian lận bảo hiểm tại địa bàn, bảo đảm ổn định trật tự xã hội trong quá trình triển khai thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Chương III

QUẢN LÝ, SỬ DỤNG QUỸ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI

Điều 25. Nguyên tắc quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

Điều 26. Nguồn hình thành Quỹ xe cơ giới

Điều 27. Mức đóng góp của doanh nghiệp bảo hiểm vào Quỹ xe cơ giới

1. Mức đóng góp tối đa từ doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính là 2% tổng số phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thực tế thu được của các hợp đồng bảo hiểm gốc trong năm tài chính trước liền kề.

2. Trước ngày 30 tháng 4 hàng năm, căn cứ báo cáo quyết toán Quỹ xe cơ giới của năm tài chính trước liền kề, kế hoạch sử dụng Quỹ xe cơ giới trong năm tài chính đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt[23], Quỹ xe cơ giới công bố mức đóng góp Quỹ xe cơ giới áp dụng cho năm tài chính hiện tại[24].

3. Doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thực hiện nộp số tiền quy định tại khoản 1 Điều này vào tài khoản của Quỹ xe cơ giới do Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam mở theo thời hạn sau:

a) Trước ngày 30 tháng 6 hàng năm: Nộp 50% tổng số tiền quy định tại khoản 1 Điều này.

b) Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm: Nộp số tiền còn lại quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 28. Nội dung chi, mức chi hàng năm của Quỹ xe cơ giới

1. Chi đề phòng, hạn chế tổn thất, tai nạn giao thông đường bộ. Chi cho nội dung này không vượt quá ... số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính.

2. Chi tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông đường bộ và chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Chi cho nội dung này không vượt quá ... số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính.

3. Chi bồi thường nhân đạo cho các trường hợp thiệt hại tính mạng do xe cơ giới gây ra trong các trường hợp không xác định được xe gây tai nạn, xe không tham gia bảo hiểm và loại trừ bảo hiểm theo quy định tại Điều 13 Nghị định này trừ hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe hoặc của người bị thiệt hại. Mức chi bằng ... mức trách nhiệm bảo hiểm tối đa đối với thiệt hại về người. Chi cho nội dung này không thấp hơn … số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính.

4. Hỗ trợ khen thưởng thành tích cho lực lượng công an trong công tác kiểm soát phát hiện và xử lý vi phạm hành chính các chủ xe cơ giới trong việc thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Chi cho nội dung này không vượt quá ... số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính.

5. Chi hoàn thiện, duy trì hoạt động Cơ sở dữ liệu về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Chi cho nội dung này không vượt quá ... số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính.

6. Chi cho hoạt động của VINABAI như chi cho triển khai Nghị định thư số 5 về Chương trình bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới ASEAN (kết nối hệ thống cấp đơn bảo hiểm trực tuyến ASEAN - ACMI, triển khai các hoạt động của Hội đồng các Cơ quan quốc gia thực hiện Chương trình bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới ASEAN …), chi lương, phụ cấp, chi phí quản lý (mua sắm, sửa chữa tài sản, chi phí dịch vụ,…) và các khoản chi khác. Chi cho nội dung này không vượt quá …số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính.

7. Chi quản lý Quỹ xe cơ giới và chi khác. Chi cho nội dung này không vượt quá … số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính.

Điều 29. Quy trình, thủ tục và hồ sơ chi trả bồi thường nhân đạo

1. Trường hợp xe cơ giới gây thiệt hại về tính mạng, trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm nạn nhân tử vong, cơ quan có thẩm quyền thụ lý vụ tai nạn có trách nhiệm thông báo tai nạn cho Quỹ cơ giới.

2. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được thông báo tai nạn, Quỹ xe cơ giới trực tiếp hoặc ủy quyền cho chi nhánh các doanh nghiệp bảo hiểm tại địa phương nơi xảy ra tai nạn phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thụ lý vụ tai nạn thu thập các hồ sơ chi trả bồi thường nhân đạo theo quy định tại khoản 4 Điều này.

3. Trong thời hạn 5 ngày thu thập đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Quỹ xe cơ giới trực tiếp thực hiện hoặc chuyển khoản cho chi nhánh các doanh nghiệp bảo hiểm tại địa phương nơi xảy ra tai nạn cho đại diện hợp pháp của nạn nhân.

4. Hồ sơ chi trả bồi thường nhân đạo bao gồm:

a) Giấy chứng tử của nạn nhân (bản sao có công chứng),

b) Kết luận của cơ quan công an giải quyết vụ tai nạn (bản chính),

c) Giấy chứng nhận bảo hiểm nếu có (bản sao có công chứng),

d) Công văn từ chối bồi thường của DNBH nếu có (bản chính),

đ) Xác nhận của chính quyền địa phương người bị nạn về mối quan hệ giữa người đề nghị hỗ trợ nhân đạo với nạn nhân.

5. Trường hợp thiệt hại thuộc phạm vi bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm khấu trừ số tiền bồi thường nhân đạo đã được chi trả cho nạn nhân để hoàn lại cho Quỹ xe cơ giới. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm hoàn lại số tiền bồi thường nhân đạo trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày chủ xe cơ giới và doanh nghiệp bảo hiểm thống nhất về việc giải quyết bồi thường.

Điều 30. Hoạt động đầu tư của Quỹ xe cơ giới [25]

Điều 31. Cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành Quỹ xe cơ giới

Điều 32. Hội đồng quản lý Quỹ xe cơ giới

Điều 33. Ban điều hành Quỹ xe cơ giới

Điều 34. Ban kiểm soát Quỹ xe cơ giới

Điều 35. Dự toán, quyết toán Quỹ xe cơ giới

Chương IV

QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI

Điều 36. Nguyên tắc quản lý, vận hành và sử dụng Cơ sở dữ liệu

1. Quỹ xe cơ giới là đơn vị quản lý, quản trị, vận hành và duy trì hoạt động của Cơ sở dữ liệu. Các doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp, cập nhật thông tin, dữ liệu; đồng thời là đơn vị thụ hưởng, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu.

2. Cơ sở dữ liệu phải được bảo đảm kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu đăng ký xe cơ giới, vi phạm an toàn giao thông đường bộ và cơ sở dữ liệu có liên quan khác[26] và bảo đảm khả năng nâng cấp, tích hợp với hệ thống cơ sở dữ liệu chung của toàn thị trường bảo hiểm.

3. Bộ Tài chính quản lý, giám sát Quỹ xe cơ giới và các doanh nghiệp bảo hiểm trong việc quản lý, quản trị, vận hành, khai thác và phát triển Cơ sở dữ liệu bảo đảm phục vụ triển khai hiệu quả bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới và bảo mật thông tin theo quy định tại Nghị định này và quy định pháp luật có liên quan.

4. Cơ sở dữ liệu thống kê, cập nhật và hệ thống hoá toàn bộ thông tin liên quan đến xe cơ giới và chủ xe cơ giới tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và các thông tin liên quan khác nhưng phải bảo đảm không vi phạm quyền của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, không bao gồm phạm vi, danh mục bí mật của Nhà nước.

5. Thông tin, dữ liệu phải được lưu giữ an toàn, bảo mật, phòng tránh được những sự cố, thảm hoạ có thể xảy ra và ngăn chặn sự xâm nhập, truy cập bất hợp pháp từ bên ngoài.

Điều 37. Nhiệm vụ và quyền hạn của Quỹ xe cơ giới

Điều 38. Nhiệm vụ và quyền hạn của doanh nghiệp bảo hiểm

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 39. Trách nhiệm của Bộ Tài chính

Điều 40. Trách nhiệm của Bộ Công an

Điều 41. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải

Điều 42. Trách nhiệm của Bộ Y tế

Điều 43. Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông

Điều 44. Trách nhiệm của Bộ đội Biên phòng[27]

1. Phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn, tuyên truyền thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới quá cảnh.

2. Phối hợp với Bộ Tài chính và VINABAI trong tổ chức thực hiện Nghị định thư số 5 về Chương trình bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới ASEAN.

3. Chỉ đạo Bộ đội biên phòng cửa khẩu triển khai thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới quá cảnh và phối hợp với VINABAI trong việc cấp giấy chứng nhận bảo hiểm, thẻ xanh theo quy định tại Nghị định này.

Điều 45. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

Điều 46. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Điều 47. Trách nhiệm của Ủy ban Quốc gia về An toàn Giao thông

1. Phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn, tuyên truyền thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

2. Phối hợp với Quỹ xe cơ giới trong tổ chức thực hiện các nội dung hoạt động tuyên truyền, giáo dục; đề phòng, hạn chế tổn thất; bồi thường nhân đạo theo quy định tại Nghị định này.

Điều 48. Trách nhiệm của VINABAI

1. Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định này, quy chế hoạt động do Bộ Tài chính ban hành và quy định pháp luật có liên quan.

2. Nghiên cứu, đề xuất với Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền hoàn thiện quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện Nghị định thư số 5.

Điều 49. Trách nhiệm của Hiệp hội vận tải Việt Nam

1. Phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn, tuyên truyền thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

2. Chỉ đạo, hướng dẫn các Hiệp hội cơ sở cấp tỉnh và khu vực phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong công tác hướng dẫn, tuyên truyền thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Điều 50. Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm

Chương VII

XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 51-55. Quy định chi tiết các hành vi, hình thức và mức xử phạt

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 56. Điều khoản chuyển tiếp

Điều 57. Hiệu lực thi hành

[1] Bỏ xử phạt vi phạm hành chính, tránh việc có hai Nghị định quy định về nội dung này trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.

[2] Hoạt động thay cho tham gia giao thông để cân nhắc mở rộng phạm vi bồi thường.

[3] Làm rõ giải pháp trường hợp cấp trùng, cấp sai đối tượng.

[4] Bổ sung Phương thức bán hàng

[5] Chỉ quy định các nội dung cơ bản của GCNBH; không quy định mẫu; không quy định về quản lý ấn chỉ.

[6] Bổ sung Tem BH tạo thuận lợi cho cơ quan thực thi pháp luật thực hiện kiểm soát việc thực hiện chế độ BHBBTNDS và phù hợp với thông lệ quốc tế.

[7] Đưa từ TT22/2016/TT-BTC lên

[8] Cân nhắc hai phương án: Quy định cụ thể tại Nghị định và việc Bộ tài chính công bố mức trách nhiệm bảo hiểm.

[9] Sử dụng ngôn ngữ Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm cho phù hợp với quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm

[10] Hướng giảm bớt loại trừ bảo hiểm, đảm bảo tăng cường bồi thường cho nạn nhân.

[11] Chuyển lên và hoàn thiện các quy định tại TT22/2016/TT-BTC

[13] Bỏ thương tật toàn bộ vĩnh viễn vì vẫn có năng lực hành vi dân sự để thực hiện nghĩa vụ bồi thường. Điều 22 Bộ LDS về mất năng lực hành vi dân sự (không đủ khả năng thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự phải thông qua người đại diện hợp pháp).

[14] Bàng này ít điều chỉnh nên có thể đưa lên Nghị định.

[15] Tăng quyền lợi do thay đổi quy định về BTTH ngoài hợp đồng tại Điều 584 Bộ Luật dân sự, trách nhiệm bồi thường không còn căn cứ vào lỗi.

[16] TT 22 chỉ quy định nguyen tắc này đối với thiệt hại về người nhưng một số DNBH đề nghị quy định bổ sung cả đối với thiệt hại về tài sản; tham khảo Điều 587 Bộ Luật dân sự.

[17] Chuyển lên và hoàn thiện TT22/2016/TT-BTC

[18] Nghiên cứu thêm quy định này, nếu đưa mức cụ thể vào Nghị định thì chưa phù hợp

[19] Nghiên cứu bổ sung nếu có cho tất cả các tài liệu này. Quy tắc vật chất xe hiện nay đều để nếu có.

[21] Bổ sung quy định về giải quyết tranh chấp cho rõ (như quy định của Nghị định về bảo hiểm nông nghiệp).

[22] Các Hiệp định giao thông đường bộ giữa Việt Nam và các nước trong khu vực: ASEAN, VN-TQ, VN-Lao-CPC

[23] Kế hoạch sử dụng Quỹ bao gồm kế hoạch thu, chi

[24] Có cần phải Bộ Tài chính chấp thuận trước không?

[25] Reference: Điều 109 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP về quản lý Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm

[26] Hiện nay CSDL đang thực hiện kết nối với CSDL của CSGT

[27] Bổ sung trách nhiệm của Bộ đội biên phòng trong kiểm tra, giám sát xe cơ giới quá cảnh thực hiện tham gia bảo hiểm; kiểm tra thẻ xanh theo Nghị định thư số 5.

Đánh giá bài viết
1 120
Nghị định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm