Nghị định quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục số 115/2010/NĐ-CP

Nghị định quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục số 115/2010/NĐ-CP được Chính phủ ban hành năm 2010 theo quy định của luật giáo dục năm năm 2005, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009.

Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục mới nhất

CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 115/2010/NĐ-CP Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2010

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,

NGHỊ ĐỊNH

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục năm 2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009.

Đối với trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề, tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 70/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng với các Bộ, cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Bộ), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là UBND cấp tỉnh), Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện), Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã).

Điều 3. Nguyên tắc quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục

1. Bảo đảm tính thống nhất, thông suốt và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục.

2. Bảo đảm tương ứng giữa nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm với nguồn lực tài chính, nhân sự và các điều kiện cần thiết khác để thực hiện nhiệm vụ được giao.

3. Phân công, phân cấp và xác định cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm về lĩnh vực giáo dục của các Bộ, UBND các cấp và các cơ quan có liên quan, đồng thời phát huy cao nhất tính chủ động, sáng tạo của cơ quan quản lý giáo dục các cấp trong việc thực hiện chức trách và nhiệm vụ được giao.

Điều 4. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý nhà nước về giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục năm 2005, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009 và Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Điều 5. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của các Bộ

Các Bộ có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước quy định tại Nghị định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ; đồng thời phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo bảo đảm thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục.

1. Các Bộ có cơ sở giáo dục trực thuộc có trách nhiệm:

a) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về đào tạo, phát triển nhân lực của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý, phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực quốc gia, đáp ứng yêu cầu nhân lực của ngành và của xã hội;

b) Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc quy định cụ thể việc đào tạo, quy định văn bằng công nhận trình độ kỹ năng thực hành, ứng dụng cho những người được đào tạo chuyên sâu sau khi tốt nghiệp đại học ở một số ngành chuyên môn đặc biệt; xây dựng chương trình khung đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp;

c) Chỉ đạo, kiểm tra các cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc Bộ trong việc bảo đảm các điều kiện về thành lập trường, hoạt động giáo dục, mở ngành đào tạo; thực hiện quy chế tuyển sinh, đào tạo, liên kết đào tạo; quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ; thu, chi học phí, công khai chất lượng giáo dục, công khai các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục; công khai tài chính; việc đào tạo gắn với nhu cầu xã hội; xây dựng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chính sách với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo quy định của pháp luật;

d) Quyết định mở ngành đào tạo đối với các trường trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc Bộ, các trường trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc các doanh nghiệp do Bộ thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp đó theo quy định của pháp luật;

đ) Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo theo định kỳ và hàng năm về tổ chức, hoạt động và các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục trực thuộc Bộ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

e) Quyết định công nhận hội đồng trường đối với các cơ sở giáo dục công lập; quyết định xếp hạng các cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật; quyết định thành lập, cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc Bộ, các trường trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc các doanh nghiệp do Bộ thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp đó, phù hợp quy hoạch mạng lưới trường trung cấp chuyên nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

g) Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu các cơ sở giáo dục trực thuộc Bộ hoặc trực thuộc các doanh nghiệp do Bộ thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp đó;

h) Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước và các khoản thu hợp pháp khác đối với các cơ sở giáo dục; thực hiện xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục; bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục trực thuộc theo quy định của pháp luật;

i) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về lĩnh vực giáo dục, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có liên quan tổng hợp quy hoạch, kế hoạch năm năm và hàng năm về phát triển giáo dục của cả nước và đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

Đánh giá bài viết
1 268
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo